Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

NHỨC NHỐI KỲ THỊ VÙNG MIỀN

Thiếu tướng Lê Văn Cương quả là không hổ danh: vừa hồ đồ, vừa áp đặt, nói lấy được, vừa thiếu suy nghĩ chín chắn, túm lại: nói bậy nhiều hơn nói trúng.

Trong phần này không nói đến vấn đề kỳ thị vùng miền, riêng mình có quan điểm ai tốt thì chơi, ai xấu cũng chơi luôn.Bản thân cũng có nhiều bạn ở 3 tỉnh trên, có người xấu, có người cực xấu, có người tốt và có người cực tốt.Họ có cái bản chất xấu, nhưng cũng có rất nhiều cái gọi là bản chất tốt, thậm chí rất dễ thương.Hơn nữa tốt hay xấu còn tùy quan niệm,hoàn cảnh và cái nhìn của mỗi người. Ở còm này chỉ nói về khía cạnh dở hơi của bài trả lời phỏng vấn dưới đây:

- Tôi cho rằng, những người ra quyết định không tuyển lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh có tư duy rất hạn chế. Anh muốn tuyển người làm việc thì quan trọng nhất là tay nghề, trình độ chuyên môn. Ai dám chắc là lao động các địa phương khác đều có tay nghề giỏi hơn lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh?

Người ta tuyển lao động thế nào là quyền của người ta. Cũng có những doanh nghiệp đăng báo tuyển người chỉ tuyển đồng hương, có doanh nghiệp đăng rõ chỉ tuyển người ở 1 tỉnh nào đó, tất cả còn lại đều miễn, thì sao? Hơn nữa khi tuyển CN, ai bảo tay nghề, trình độ chuyên môn là quan trọng nhất. Cái này là ông Thiếu tướng mới thực sự là có tư duy hạn chế, cái nhìn ngắn không qua cái ngón chân : trong việc quản lý CN thì ý thức,tư duy mới là quan trọng nhất. Không có trình độ,tay nghề thì doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo từ đầu, và có thể đào tạo được chứ còn ý thức kỷ luật,sự chăm chỉ chẳng thể nào dạy họ được.Trong việc quản lý CN, người ta không chú trọng tới tay nghề,mà là ý thức đối với công việc của anh như thế nào.Cty tôi làm việc cũng vậy,họ chấp nhận tuyển những CN chưa biết gì về nghề nghiệp,thậm chí chưa đi làm bao giờ. Nhưng đối với những CN có tay nghề cao nhưng ý thức chấp hành kỷ luật kém thì cũng bị sa thải không thương tiếc.Hơn nữa những CN có tay nghề cao nhưng lại có nguy cơ mang lại mất ổn dịnh cho guồng máy sản xuất thì thiệt hại còn nhiều hơn những gì họ mang lại.

Mặc dù không vi phạm pháp luật nhưng những ông chủ ra quyết định trên rõ ràng là nhân cách có vấn đề, tầm hiểu biết và ứng xử thấp kém. Thường thì khi người ta kém cỏi, không đủ trình độ quản lý thì mới đưa ra quyết định cấm.

-Gớm chưa, câu này nghe quen tai thế nhỉ. Tiền là của người ta, cái gì người ta thấy thiệt hại hoặc không có lợi thì người ta không làm. Hơi sức đâu mà người ta phải bỏ công giáo duc CN giùm xã hội, trong khi có nhiều việc khác cần làm hơn, trong khi có những CN khác tuân thủ kỷ luật lao động tốt hơn. Câu nói này mọi người đều biết rõ NÊN DÀNH CHO AI THÌ ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG HƠN.

Tuy nhiên, thực tế là có một số vùng đang manh nha hình thành những hoạt động bất hợp pháp với số lượng lớn và độ tập trung cao. Gần đây, khu vực phía Bắc nổi lên Hải Phòng và Vinh xuất hiện nhiều thanh niên chơi bời, phá phách, phạm tội và hình thành các băng nhóm xã hội đen. Nhưng số này chỉ là số ít so với tổng số thanh niên và cư dân của các vùng trên, đa số người dân vẫn cần cù, hiền lành.

- Câu này chỉ đúng 1/8, lại càng chứng minh cho thấy hiểu biết xã hội của ông Thiếu tướng cỡ nào.Ai nói gần đây HP/Vinh mới xuất hiện những băng nhóm tội phạm như vậy. Cả đống tài liệu có thể chứng minh cho ông thấy diều đó đã xảy ra từ khi ông chưa ra đời. Gần hơn thì ông có thể đọc Bỉ Vỏ. Ai nói đa số người dân cần cù hiền lành, cái cách nói của ông thì chữ cần cù hiền lành gần thành chữ Cù Lần, sai rồi, người ta chẳng xấu tí nào, chẳng cù lần tí nào đâu ông ơi.Lý do nào họ phải cắm mặt xuống thì ông hiểu rõ hơn mọi người. Với tính cách của người HP, ngang tàng và bộc trực, thì trong thời gian hơn 100 năm trở lại đây, hoàn cảnh đó, hoàn cảnh này thì chỉ tạo nên 2 dạng người đó thôi. Nói như vậy chắc cũng không phải khó đoán.

 Điều này thường xảy ra ở những cơ quan có những lãnh đạo, những đảng viên yếu kém về trình độ, văn hóa, nhận thức chính trị. Chỉ những lãnh đạo có khuyết tật về năng lực hay phẩm chất đạo đức thì mới chỉ đạo cho bộ phận nhân sự, tổ chức không tuyển dụng hay trọng dụng những người quê Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Đọc tới câu này thì đã thực sự mắc ói vì sự hàm hồ và nói liều của ông.

Chán không thể nói gì thêm nữa.

Mời các bạn đọc bài bên dưới

PMT.

NHỨC NHỐI KỲ THỊ VÙNG MIỀN



Truyển dụng lao động người gốc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh đã bị một số doanh nghiệp ở Phía Nam tẩy chay. Tôi cho rằng người viết bài đã dũng cảm nói lên thực trạng này.
Người sử dụng không phải là không biết khả năng lao động tốt của họ. Có đơn vị cảm thông nhưng vẫn dè dặt, sàng lọc người trong tuyển dụng, có đơn vị nói không: "quyết liệt - giết nhầm hơn bỏ sót".
Vì sao?
Nếu bạn đã từng làm công ty, tiếp xúc với dân TH, NA, HT bạn sẽ hiểu.
Tôi sống 40 năm với dân tứ xứ, từng làm quản đốc công ty, bạn bè lao động của tôi ở vùng miền nói trên, chúng tôi vẫn chơi với nhau đến bây giờ, nhưng tôi không thể tránh định kiến.
Nguyên nhân chung quy là lương bỗng, chính sách lao động. Khi không thỏa mãn, họ kết bè đình công, biểu tình, quậy gây áp lực lên tinh thần và thể xác cấp thừa hành như quản lý, tổ trưởng, công nhân yên phận. Điều oái ăm là nếu họ không làm thế, thì mấy khi doanh nghiệp hy sinh phần nào lợi nhuận của mình. nhưng lại đối tượng họ làm căng, đe dọa lại là người làm công như họ, chả thằng, con chủ nào "rụng cái lông chân", dám đụng đến chủ hả, phone một cái: công an, dân phòng có mặt, còng ngay!...


Mời bạn xem bài và bình luận về vấn nạn này:

Lao động Thanh Hóa, Nghệ An bị ngầm tẩy chay
Cập nhật lúc :9:38 AM, 27/02/2012ua
(Đất Việt) Dù thiếu lao động, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai vẫn kiên quyết không nhận người ở các tỉnh miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.


Sau Tết, khu chế xuất (KCX) Linh Trung 1 và Linh Trung 2 (quận Thủ Đức, TP HCM) xuất hiện nhan nhản bảng tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp thông báo tuyển hàng ngàn công nhân nhưng lại thẳng thừng từ chối những người có hộ khẩu miền Trung.

Thất nghiệp vì… hộ khẩu miền Trung

Hòa vào dòng người đi xin việc tại KCX Linh Trung 2, với giọng miền Trung đặc sệt, mang hồ sơ tới đâu chúng tôi cũng bắt gặp những cái nhìn ngờ vực của các bảo vệ. Dù biển tuyển dụng treo nhan nhản nhưng khi hỏi thì hầu hết bảo vệ đều cho biết đã tuyển đủ người. Nguyễn Văn Thành, quê ở Quảng Trường (Thanh Hóa), người đi cùng chúng tôi, nói nhỏ: “Họ vẫn cần người nhưng không nhận người Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đâu”. Thành vừa thi trượt đại học, vào TP HCM kiếm việc làm vừa để ôn thi lại, nhưng nhiều ngày qua dù đã đi ứng tuyển trên chục công ty vẫn chưa được nơi nào nhận. “Nhiều bảo vệ công ty nói thẳng, người Thanh Hóa thì có nhận hồ sơ rồi cũng bị thải ra, đừng cố làm gì, mất công tốn tiền làm giấy tờ”, Thành rầu rĩ nói. Không chỉ Thành, nhóm bạn đồng hương của cậu gần chục người cũng đang khốn khổ vì chưa tìm được việc làm.


Người lao động Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa chật vật xin việc tại KCX Linh Trung 2, TP HCM. Ảnh: T.Trang
Tại Công ty điện tử H.W (KCN Sóng Thần, Bình Dương) cũng có nhiều người mang hồ sơ đến xin việc nhưng đều thất vọng ra về. Anh Phan Đức Sơn, quê Nam Đàn (Nghệ An), bức xúc: “Công ty thông báo mức lương, đãi ngộ hấp dẫn, mình đến xin việc, nhưng nhìn hồ sơ thì họ nói thẳng người Nghệ An thì đi nơi khác mà xin việc!”. Chúng tôi còn gặp nhiều người quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa không xin được việc ngồi bần thần ở KCN. Anh Nguyễn Ngọc Diện, một CN làm việc lâu năm tại KCN Sóng Thần, cho biết chuyện các công ty khoanh vùng lao động các tỉnh miền Trung không mới. “Trước đây, nhiều công ty còn dán thông báo không nhận lao động các tỉnh đó, bị phản ứng nên mới gỡ xuống. Nhiều công nhân có năng lực, nhưng nếu nghỉ việc chỗ này đi xin chỗ khác cũng rất khó, vì lỡ mang hộ khẩu các tỉnh này”, anh Diện nói.

Vơ đũa cả nắm
Tiếp xúc với một số đơn vị tuyển dụng cũng như công nhân tại các KCN chúng tôi được biết sở dĩ doanh nghiệp “né” lao động Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa là do một số công nhân quê ở các tỉnh này thường quậy phá, trộm cắp, lôi kéo nhau nghỉ việc. “Dù không phải người nào ở các tỉnh đó cũng xấu, tuy nhiên doanh nghiệp đã ngán ngẩm nên vơ đũa cả nắm, không nhận tất cả”, anh N. nhân viên bảo vệ một doanh nghiệp tại KCX Linh Trung, chia sẻ. Một số công ty lớn như Freetrend có số lượng lao động hơn 20.000 người, trước đây tuyển lao động ồ ạt nay cũng bắt đầu dè chừng với lao động Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Chị H. công nhân Công ty Freetrend, cho biết công ty hiện đã ngưng tuyển lao động ở các tỉnh này dù vẫn đang cần người. Dẫu vậy, CN có hộ khẩu Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa trong công ty vẫn chiếm đa số. “Nhiều công nhân đồng hương kéo bè lập hội móc nối với bảo vệ để ăn cắp hàng, thỉnh thoảng còn quậy phá và đe dọa lãnh đạo. Trước tết, hàng trăm công nhân người Nghệ An đánh trọng thương bảo vệ rồi đập phá nhà ăn của công ty. Chuyện quậy phá xảy ra như cơm bữa nhưng lãnh đạo công ty không làm gì được vì sợ bị trả thù”, chị H. nói.

Chị N., công nhân một công ty sợi tại KCN Biên Hòa (Đồng Nai) cho hay công ty này vừa có một đợt ngừng việc tập thể. Công nhân không chỉ ngừng việc mà còn mang rượu trải trước cổng công ty ngồi uống, mặt đỏ lừ sẵn sàng gây hấn. Nhiều lần công ty phải cử người xuống năn nỉ nhẹ nhàng chứ nếu không sẽ lớn chuyện. “Những lần ngừng việc tập thể có sự tham gia của công nhân Nghệ An, Hà Tĩnh, chủ lao động nước ngoài không bao giờ dám ra mặt mà phải đi nơi khác vì bị dọa xử”, chị N. nói.

“Không chỉ DN mà người lao động các nơi chỉ cần nghe nói đến công nhân Nghệ An cũng phải né”, anh K., công nhân tại KCX Linh Trung, cho biết. Thông thường, CN quê Nghệ An rất đông và hay làm việc cùng nhau. Mỗi khi đụng chuyện là có hàng chục người đồng hương cùng sấn vào hăm dọa. Trước Tết, một CN ngoài tỉnh đánh một người khác ở Nghệ An, lập tức bị đánh hội đồng gần chết. Chưa hết, dù nạn nhân đã trọng thương, một số phần tử hung hãn vẫn còn truy sát đến BV gây náo loạn cả một vùng. “Nạn kéo bè kéo cánh ngày một lan rộng. Doanh nghiệp khắp nơi đều ngán nên ngày càng tẩy chay. Điều này chỉ gây thiệt cho những người chí thú làm ăn quê ở các địa phương này”, anh K. nói.
Thùy Trang-Kiến Giang


Nhức nhối kỳ thị vùng miền
Cập nhật lúc :9:00 AM, 23/03/2012
(ĐVO) “Người Nghệ An, Hà Tĩnh thì đi nơi khác mà xin việc”, “con không được yêu thằng ấy vì nó là dân Thanh Hóa”… những câu nói mang tính kỳ thị giữa chính người Việt với nhau này vẫn được thốt lên giữa thời Việt Nam đang hòa nhập với thế giới.

Từ đầu năm tới nay, hiện tượng phân biệt vùng miền - vốn không phải là mới- lại nóng lên lần nữa khi nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp phía nam, thẳng thừng hoặc khéo léo, từ chối nhận lao động là người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, dù họ đang rất thiếu công nhân và sẵn sàng trả thêm nhiều khoản “khuyến mãi”, phí hoa hồng để tuyển người. Nhiều công ty còn có lúc dán thông báo không nhận người các tỉnh đó, sau bị phản ứng nên mới gỡ xuống.

Người lao động Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa chật vật xin việc tại KCX Linh Trung 2, TP HCM. Ảnh: T.Trang

Lý do đưa ra là các doanh nghiệp đã “ngán tận cổ” những thói xấu của công nhân các tỉnh này, đặc biệt là thói kéo bè lập hội để quậy phá, gây hấn, lôi kéo nhau nghỉ việc, đe dọa lãnh đạo… Mức độ đúng đắn của kết luận trên đến đâu chưa rõ, nhưng điều chắc chắn là rất nhiều người dù có năng lực và đạo đức, kỷ luật lao động vẫn mắc vạ lây, chịu thất nghiệp và bị xúc phạm chỉ vì cái mác đen ngòm mà người ta đã dán cho quê hương họ. Không chỉ công nhân, điều này cũng xảy ra với việc tuyển dụng lao động trí thức, tuy tế nhị và ít phổ biến hơn. Nếu có năng lực, ngoại hình tương đương hoặc chỉ nhỉnh hơn một chút so với ứng cử viên khác, những người đến từ các tỉnh trên có nhiều nguy cơ bị loại. Thậm chí có ông chủ còn ra chỉ thị ngầm cho bộ phận nhân sự: người Nghệ An có thể nhận nhưng không được quá hai người, còn người Thanh Hóa thì đừng.
Trong đời sống, sự kỳ thị về gốc gác này cũng nhan nhản. Không ít bậc phụ huynh khi con đưa người yêu về ra mắt đã nở nang mặt mày vì hài lòng với hình thức, tính tình, học vấn của “đối tượng”, nhưng khi nghe nói đến “gốc gác” của nàng dâu/chàng rể tương lai thì quay ngoắt 180 độ: “Con đã nghĩ kỹ chưa? Nó là dân Thanh Hóa đấy”, hoặc hạ tối hậu thư: “Mày không được lấy nó”.
Ngay cả các tin rao vặt dán ở cột điện, trên đường phố hay đăng trên mạng cũng không ngần ngại bày tỏ sự tẩy chay này: “Cho thuê nhà, phòng đẹp, giá phải chăng, không nhận người Nghệ An, Hà Tĩnh”, hay: “Nam sinh viên tìm người ở ghép, dân Thanh Hóa đừng hỏi”…
Thái độ phân biệt đối xử công khai đó không chỉ khiến nhiều người Thanh – Nghệ - Tĩnh chạnh lòng mà ngay cả người ở nơi khác cũng thấy phản cảm, bởi với họ, đó là lối ứng xử kém văn minh, thể hiện tầm nhận thức và văn hóa thấp kém khi vơ đũa cả nắm và xúc phạm cả một cộng đồng người. Một người Hà Nội gốc bình luận về chuyện doanh nghiệp từ chối tuyển lao động từ ba tỉnh trên: “Cứ xét quê quán như thế thì chẳng lẽ những vĩ nhân gốc Nghệ đến chỗ họ xin việc cũng bị loại hay sao?”
Thật khó hiểu khi một người có thể coi chuyện người da trắng kỳ thị, phân biệt đối xử với người da đen là man rợ, có thể phẫn nộ khi biết lao động Việt Nam bị coi thường, bị tẩy chay hay “cho vào sổ đen” ở một số nước thì lại cũng chính người ấy thản nhiên xếp những người đồng bào của mình vào diện “không chơi được” chỉ vì họ sinh ra từ một tỉnh nào đó, điều mà họ không được phép chọn lựa. Trong khi Việt Nam đang muốn vươn ra hòa nhập với thế giới thì lại chính người Việt tự dựng hàng rào ngăn cách với những người cùng dân tộc mình.
Nhưng sự kỳ thị có lẽ không phải vô cơ xuất hiện. Các doanh nghiệp phải quay lưng với lao động ở một số tỉnh trong khi đang cần người như khát nước chắc chắn không phải chỉ vì ý thích đỏng đảnh của kẻ có tiền. Chính nhiều người ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng thừa nhận, một số thói xấu có tần suất xuất hiện cao ở các đồng hương của họ đã tạo nên và làm nặng thêm thành kiến đối với quê hương họ. Có điều, việc một số con người có những hành vi chưa đẹp có đủ để người ta kết tội cả một vùng quê? Và bao nhiêu con người tốt đẹp, đáng kính khác cũng bị xúc phạm chỉ vì một vài “con sâu” như vậy liệu có đáng không? Các bạn đọc muốn chia sẻ quan điểm, suy nghĩ về điều này, xin click vào 'Ý kiến của bạn' ở dưới.
Thanh Nhân
‘Lãnh đạo còn phân biệt vùng miền thì bảo sao…’
Cập nhật lúc :6:00 AM, 24/03/2012
(ĐVO) “Sự phân biệt vùng miền có xu hướng ngày càng nặng nề hơn và tồn tại ngay cả trong lãnh đạo cơ quan công quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương”, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết.




Trong xã hội văn minh ngày nay, sự phân biệt vùng miền còn nặng nề như trước? Có hay không “gene tội phạm” tạo nên băng nhóm tội phạm ở một khu vực nhất định? Đất Việt phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học - Bộ Công an, để làm rõ những vấn đề trên.

- Ông có suy nghĩ gì về việc một số doanh nghiệp từ chối tuyển lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh?

- Tôi cho rằng, những người ra quyết định không tuyển lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh có tư duy rất hạn chế. Anh muốn tuyển người làm việc thì quan trọng nhất là tay nghề, trình độ chuyên môn. Ai dám chắc là lao động các địa phương khác đều có tay nghề giỏi hơn lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh?

Thực tế cũng đã có những vụ gây rối, vi phạm liên quan đến lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh xảy ra tại các công ty, doanh nghiệp. Nhưng các công ty đã bao giờ điều tra xem bản chất là gì chưa? Nếu thực sự 100% các vụ lùm xùm là do lao động các địa phương này gây ra thì thực sự đáng lo ngại về vấn đề liên kết, tụ tập vùng miền để làm việc xấu. Nhưng tôi tin là không đến mức độ như vậy vì thực tế còn rất nhiều lao động đến từ các địa phương trên rất tốt, không vi phạm gì cả. Các doanh nghiệp không được “vơ đũa cả nắm”.

Việc các doanh nghiệp công khai hay ngấm ngầm tẩy chay, không tuyển lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh là hành động xúc phạm tới tình cảm quê hương của họ, xúc phạm cả một cộng đồng. Mặc dù không vi phạm pháp luật nhưng những ông chủ ra quyết định trên rõ ràng là nhân cách có vấn đề, tầm hiểu biết và ứng xử thấp kém. Thường thì khi người ta kém cỏi, không đủ trình độ quản lý thì mới đưa ra quyết định cấm.


Thiếu tướng Lê Văn Cương: "Chừng nào giới lãnh đạo vẫn còn phân biệt vùng miền thì không thể nào giải quyết được vấn đề này". Ảnh: Bá Mạnh.




- Như ông đã nói, các doanh nghiệp trên không vi phạm pháp luật khi tuyển dụng. Vậy thì phải chăng, lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh phải chấp nhận thất nghiệp trong trường hợp này?

- Quan điểm của tôi là UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh phải có ý kiến và hành động rõ ràng và mạnh mẽ về vụ việc này. Chuyện một số doanh nghiệp đề trên băng rôn là không tuyển lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh là hành động xúc phạm không thể chấp nhận được. Người dân các tỉnh miền Trung trên có quyền xé bỏ, đốt ngay những băng rôn đó. Ít ra, anh lấy lý do này kia đề ngầm từ chối hồ sơ của lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh thì còn có chút lịch sự. Đằng này ghi cả trên băng rôn như thế kia thì vô văn hóa quá. Xã hội văn minh không chấp nhận những hành động xúc phạm đến danh dự của cả một cộng đồng người như vậy.

- Là một người quê ở Nghệ An, theo ông, điều gì trong tính cách của người dân một số tỉnh khu 4 cũ khiến một số người dân địa phương khác “không ưa”?

- Nói đi thì cũng phải nói lại. Thực tế là đã có những trường hợp người dân Thanh - Nghệ - Tĩnh gây ra những vụ rắc rối, lùm xùm trong cả sinh hoạt và đời sống xã hội. Đây chỉ là những trường hợp cá biệt, nhưng trong các phạm vi nhất định, sự cá biệt ấy lại gây ảnh hưởng lớn. Tính cá biệt và tất yếu bị lẫn lộn khiến một số người có định kiến, ác cảm với người dân một số tỉnh miền Trung.

Một nét tính cách nổi bật của người Thanh - Nghệ - Tĩnh là bộc trực, nóng nảy, phản ứng quyết liệt nên dễ gây gổ, xung đột. Người dân các tỉnh này thường cấu kết với nhau rất chặt chẽ tạo nên tâm lý nhóm, tâm lý vùng. Những đặc tính đó được hình thành qua một quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất lâu dài và được truyền từ đời này sang đời khác. Những nét tính cách trên đôi khi khiến người dân các địa phương khác e ngại.

- Sự nóng nảy, tính cách vùng miền có phải là yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tội phạm có nguồn gốc Thanh Hóa, Nghệ An hay Hà Tĩnh không, thưa ông?

- Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử nên chịu sự chi phối của điều kiện chính trị - xã hội của từng địa phương. Nhiều người thấy tính cách người miền Trung hay tính toán, chi li là bởi điều kiện sống của cư dân ở đây khó khăn quá. Điều kiện sống trực tiếp hoặc gián tiếp quy định ý thức, cách ứng xử của con người với xã hội xung quanh. Nhưng những điều kiện này không có quan hệ trực tiếp và mang tính tất yếu với tội phạm.

Không có thống kê nào chỉ ra rằng tội phạm người Thanh - Nghệ - Tĩnh nhiều hơn và mang bản chất vùng miền hơn tội phạm các địa phương khác. Tuy nhiên, thực tế là có một số vùng đang manh nha hình thành những hoạt động bất hợp pháp với số lượng lớn và độ tập trung cao. Gần đây, khu vực phía Bắc nổi lên Hải Phòng và Vinh xuất hiện nhiều thanh niên chơi bời, phá phách, phạm tội và hình thành các băng nhóm xã hội đen. Nhưng số này chỉ là số ít so với tổng số thanh niên và cư dân của các vùng trên, đa số người dân vẫn cần cù, hiền lành. Vì vậy, không nên vì một số trường hợp cá biệt xấu mà quy cho cư dân cả địa phương đó xấu.

- Là người trong ngành công an, xin Thiếu tướng cho biết, có hay không cái gọi là “gene tội phạm” trong việc hình thành các băng nhóm tội phạm tập trung theo vùng miền?
Về mặt khoa học, yếu tố gene tội phạm là có thật. Nhưng tỉ lệ tội phạm có yếu tố gene trong tổng số tội phạm cướp của, giết người là bao nhiêu thì hiện nay chưa có thống kê, nghiên cứu. Tôi cho rằng chỉ không quá 5%. Vì vậy, không thể nói dân vùng này, vùng kia có gene tội phạm, côn đồ.

- Theo ông, sự phân biệt vùng miền ở nước ta hiện nay đang ở mức độ, biểu hiện như thế nào?

Sự phân biệt vùng miền trong xã hội ta hiện nay vẫn còn rất nhiều, rất rộng. Theo cảm nhận của tôi, sự phân biệt vùng miền hiện nay có xu hướng nặng nề hơn trước. Đây thực sự là một điều đáng buồn.

Sự phân biệt vùng miền không chỉ tồn tại trong đời sống mà còn tồn tại một cách khách quan ngay cả trong cơ quan công quyền các cấp từ trung ương tới địa phương, nhưng biểu hiện kín đáo, ít công khai hơn. Điều này thường xảy ra ở những cơ quan có những lãnh đạo, những đảng viên yếu kém về trình độ, văn hóa, nhận thức chính trị. Chỉ những lãnh đạo có khuyết tật về năng lực hay phẩm chất đạo đức thì mới chỉ đạo cho bộ phận nhân sự, tổ chức không tuyển dụng hay trọng dụng những người quê Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Để ngăn chặn xu hướng phân biệt vùng miền, cần thực hiện những giải pháp gì, thưa ông?
- Về lâu về dài, cần có những biện pháp giải quyết thực trạng này. Tất nhiên, chắc chắn là không thể nào xóa bỏ triệt để sự phân biệt vùng miền, nhưng phải làm sao để điều này không ảnh hưởng tới việc công, tới sự phát triển của đất nước, xã hội. Muốn làm được điều này thì phải khắc phục trước tiên từ cấp lãnh đạo. Đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để hạn chế sự phân biệt vùng miền. Chừng nào giới lãnh đạo vẫn còn phân biệt vùng miền thì không thể nào giải quyết được vấn đề này. Thời kỳ nào có minh quân thì sự phân biệt vùng miền rất ít, và ngược lại.


Bá Mạnh (thực hiện)

Trịnh Đức
bảo thủ.
Nhiều bạn khoái ngộ nhận quá nhỉ? Người ta chỉ ra cho mình những thói hư tật xấu để biết mà sửa lại nóilà người ta ghen tị vì người TNT tài giỏi, đoàn kết? Ai dám nói người TNT tài giỏi hơn những vùng khác hay toàn ngộ nhận? Người ta không khinh người nghèo mà là người ta đánh giá ý thức thái độ bè cánh, luôn đặt cái tôi của mình lên quá cao của một bộ phận không nhỏ lao động- sinh viên đến từ các vùng này và dần dà nó đã trở thành định kiến.
Tôi không cỗ vũ cái gọi là địa phương chủ nghĩa nhưng các bạn đến từ vùng quê đó hãy tự xem tại sao họ lại kỳ thị mình.

Hoang Ha
Tự mình nhìn lại ...

Sự thật cũng đã rõ qua nhiều bài báo trên, tôi cũng đã từng chứng kiến CĐV Thanh Hóa quậy tưng bừng trên SVĐ Quân khu 7. Cũng do đặc thù địa lý, con người sinh ra phải đối phó và sẵn sàng xung trận khi... "chưa" cần thiết. Nói chung "không có lửa làm sao có khói",qua những bài báo này tôi cũng mong tiếng xấu thu hẹp.

THÁI
gửi bạn LÊ MINH
Có thể bạn LÊ MNH đang bức xúc điều gì đó.Tôi cũng là người NGHỆ AN, nhưng tôi thấy hình như có rất nhiều người quê tôi chỉ biết "ăn mày quá khứ".dẫn chứng là rất nhiều anh vỗ ngực tự tin:"quê tao có BÁC HỒ" hoặc :"quê tao lắm nhân tài".Nhưng đó là thời trước thôi,với lại diên tích lớn nhất như NGHỆ AN ,dân số đông nhất như THANH HÓA thì tỉ lệ nhân tài chưa phải là cao đâu.
Bạn còn nói học sinh ở THANH - NGHỆ có tỉ lệ đỗ đại học cao nhất thì bạn lại càng nhầm,bạn thử về xem lại thống kê của bộ GDĐT đi. Nói chung dù cha ông mình có tài đến mấy mà mình chỉ biết đem ra khoe là không nên.Tôi đang làm việc ở TPHCM,đã có lần nghe mấy người bắt được trộm ở gần nhà chửi:"dân NA-HT chỉ kéo bè kéo lũ,dân TH chỉ ăn cắp vặt".nếu bạn là tôi ở trong tình huống đó bạn sẽ làm gì?

mr cuong
việt nam 54 tỉnh. sao không ai lấy bình thuận, cao bằng, cà mau, bắc giang ra kỳ thị mà ở đâu cũng là Thanh nghệ tĩnh.

nguyen duc
vụ rải đinh ở Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai do người Thanh Hóa làm.

Huế thương
Kỳ thị quá!

Thực tế thì người dân rất sợ những địa phương trên, đã kỳ thị rồi. Nhưng sao không viết tắt hay nói địa phương X, Y hay Z chứ sao lại nếu rõ như vậy. Địa phương nào chả có người này người nọ.

xuan toan
DOAN KET LA TOT NHUNG KET BE KET PHAI QUAY PHA LA KHONG NEN

nam
Hay!

Bài báo hay, "chuẩn không cần chỉnh". Cảm ơn tác giả đã phản ánh đúng thực trạng. Bởi sự thật đúng là như vậy.
Không ai phủ nhận, trong lịch sử và cả hiện tại, 3 địa phương này đều có người hiền tài, danh nhân. Nhưng có phải chăng, vì quá tự hào về quá khứ, đến nỗi người dân những địa phương này đã đi ngược với truyền thống hòa hiếu, luyện đức luyện tài của cha ông?
Bản thân tôi không ủng hộ việc kỳ thị này, cũng như biết rằng, đâu đâu cũng có người xấu người tốt. Nhưng rõ ràng, qua thực trạng được tác giả phản ánh ở trên, người dân 3 địa phương này, đặc biệt là những người trẻ, cần xem lại mình, khuyên răn nhau để được thiện cảm của người dân các tỉnh khác.

TQT
Quy luật đào thải sẽ là đưa ra quyết định cuối cùng

Đọc bài báo này thật sự tôi thấy buồn. Không phải buồn vì tôi là người Thanh Hóa, mà buồn về cách nhìn nhận, đánh giá theo một phía.
Ở đâu cũng có tốt xấu, trắng đen lẫn lộn cả. Có chăng là so sánh tỉ lệ có sự chênh lệch nhiều ít để rồi chúng ta đưa ra cách hành xử như vậy. Cách hành xử như vậy phải chăng không văn hóa? Các bạn theo dõi chương trình giao lưu văn hòa Việt - Hàn mới đây, Bi Rain mặc áo lính nói lên điều gì? Đó là tinh thần dân tộc của họ. Hay các bạn đã có dịp làm cho các cty nước ngoài Hàn Quốc, Nhật... số lượng đồ dùng họ mang từ nước họ sang sử dụng là rất nhiều, dù so sanh về chất lượng họ có thể mua tại nước mình cũng không kém, chứ chưa nói đến giá thành. Đó là những điều chúng ta đáng suy ngẫm, và hành động hợp lý hơn... Ở thời buổi kinh tế kho khăn, kiếm việc làm là một điều không dễ, nhất là những người lao động không có tay nghề. Nên cách hành xử như vậy sẽ thật khắc nghiệt cho những lao động vùng miền này. Bước đầu hãy cho nhau một cơ hội, con sau đó, quy luật đào thải sẽ là đưa ra quyết định cuối cùng.

khoa
Phải rất thật lòng để nói lên 1 sự thật là Việtnam ta có 54 tỉnh thành nhưng chưa bao giờ tôi nghe nói đến chuyện kỳ thì người : TPHCM,Cà Mau,Kiên Giang,Tiền Giang, Hà NỘi,Đà Nẵng,Quảng Nam,Huế... Các bạn ở 3 tỉnh này giải thích dùm tôi được không?

Văn Dũng
Yêu quê hương.

"... Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ! Sẽ không lớn nỗi thành người!" Là một người con sinh ra và lớn lên ở dải đất Thanh_Nghệ_Tĩnh tôi thực chạnh lòng khi đọc bài viết. Phải công nhận rằng người T-N-T có những tật xấu trên. Nhưng thử hỏi một người nước ngoài xem, họ nói gì về con người việt nam mình nè " Rất chăm chỉ, rất tốt,thân thiện,..."nhưng cũng có rất nhiều bad habit nó khiến cho họ, rất nhiều người có cái nhìn rất thành kiến, cũng như mọi người nhìn về con người 3 tỉnh T-N-H vậy.
T_N_T là 3 tỉnh chịu nhiều khó khăn nhất về thiên nhiên so với cả nước " Gió Lào, Nắng Nóng, Bão Lũ, đất sỏi đá..." Dân số đông, con người chăm chỉ,chịu khó,gan dạ kiên cường,rất thân thiện (Chị Dâu tôi quê HD đã rất ngạc nhiên khi lần đầu về nhà,làng xóm láng giềng đến hỏi thăm,nói chuyện rất vui,...không chỉ chị dâu tôi mà còn rất nhiều,rất nhiều ví dụ khác tôi có thể kể ...).
Các bạn đi đâu mà không nghe người T-N_T rất ham học và học rất giỏi chưa? Và sự thật có rất nhiều vĩ nhân, người xuất chúng,tài giỏi xuất thân từ 3 tỉnh trên,(chắc trong đầu bạn đã xuất hiện những cái tên). Mọi người thấy không khi ta kể những cái tốt thì không thiếu,đúng không? Và cũng có rất nhiều cái bad habits như trên đặc biệt trong lớp thanh thiếu niên mới lớn ngày nay ( không chỉ T_N_T đâu nha).
Thực sự hi vọng mọi người có cái nhìn rộng hơn. Công nhân 3 tỉnh trên đang làm trong các công ty tỉnh miền đông chiếm số lượng không quá một nửa mới lạ đó. Với số lượng đó thì phải có người tốt kẻ xấu,người chăm chỉ kẻ lười nhác,...(Tôi tin người tốt trên dất nước này nhiều hơn với người chưa tốt).mà họ còn mang đặc trưng vùng miền nên xảy ra các tình huống như trên.
Nói đi rồi cũng phải nói lại. Có người lao động nào lại phản ứng hay chống đối đối với công ty có chế độ đãi ngộ tốt hay môi trường làm việc tốt hay chưa? Nói ra đây không phải biện minh cho những bad habits trên. Nhưng hi vong người con VN đoàn kết hơn,giúp đỡ nhau cùng tiến lên. Người T_N_T sớm thay đổi những thói quen xấu trên. "Tôi yêu quê tôi"

Lưu Nguyên
Chúng ta nên thay đổi

Người Thanh Hóa, Nghệ An nên nhắc nhở anh em, bạn bè để mọi người khỏi bị ác cảm về dân Thanh Hóa, Nghệ An

Mai Duy Đức
Tất cả cũng chỉ là ngụy biện của tác giả bài báo.Viết một bài mà không chịu lấy thông tin thực tế,chỉ ngồi nghe đồn thổi ở các khu công nghiệp rồi cầm bút phán luôn?
Thử hỏi,tác giả quê ở đâu?Từ nhỏ chắc được sống sung sướng rồi nên đâu biết được cảnh khó khăn nghèo khổ mà người dân Miền Trung chúng tôi quanh năm phải gánh chịu không?
Ở đâu cũng có cái tốt và cái xấu,con người cũng vậy,theo tôi những người vơ đũa cả nắm thì họ là những người thiếu suy nghĩ,thiếu hiểu biết.
Đúng hơn là loại người bị xã hội bỏ đi.Vì sao ư?Bây giờ là thế kỷ nào rồi mà còn ngồi đấy phân biệt vùng miền,quan trọng nhất để đánh giá con người của vùng miền là những gì họ làm được,cống hiến được cho xã hội.Giá trị mà họ tao ra chứ đừng có ngồi tao lao mà phán xét người khác trong khi bản thân mình chưa chắc đã hơn họ

mot nguoi viet nam
tôi nói thật chứ tôi thất vọng về nhà báo quá, họ toàn đưa ra nhưng thông tin làm rối loạn tình hình văn hóa xã hội nước nhà, cây bút trong tay họ không có ý nghĩa phân tích, đưa xã hội phấn đấu đi lên mà chỉ thấy chỉ chích, rồi tha hóa hủ bại

Nguyễn Hữu Bảo
Lời đầu tiên cảm ơn tác giả đã đăng bài viết trên cho mọi người cùng biết về thực trạng lao động hiện nay. Tôi xin nói tôi là người thanh hóa hiện đang làm việc ở sài gòn. Dù mọi người có kì thị người thanh hóa cỡ nào nào đi nữa thì tôi vẫn tự hào là người con của xứ thanh. tôi thấy các vị nói người thanh hóa vô tô chức kỉ luật, vậy tôi hỏi các vị thế các vị đã đáp ứng đầy đủ các chính sách xã hội cho người lao động chưa? hay các vị chỉ biết bòn rút sức lao động thôi, ngoan ngoãn nghe lời thì là tốt, đứng lên đòi quyền lợi thì các vị bảo là xấu. Thử hỏi quyền lợi của những người công nhân ở các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loàn... nếu không có những người công nhân 3 tỉnh trên đứng lên đình công biểu tình thì các ngài có được hưởng quyền lợi đi kèm không, nhà nước có biết để tham gia đòi quyền lợi cho các ngài không?. Các ngài bảo làm việc có tổ chức, có công đoàn thử hỏi công đoàn có dám tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bạn hay không? Khi mà tổ chức này ăn lương của mấy ông chủ, ngo ngeo một tý là nó đuổi thẳng cổ, hỏi anh nào dám đổ bát cơm con cá của gia đình để dứng lên bảo vệ quyền lợi cho các bạn. Các bạn làm đến quản lý thì các ngài cũng phải hiểu tâm lý đám đông chứ, sao lại dán cho người ta cái nhãn ghê hồn giữa chứ. các vị không tuyển năm nay, năm sao các vị cũng phải tuyển tất, xã hội phân công công việc hết rồi, Các ngài không tuyển thì các ngài cũng tỉm đường đóng cửa sớm. rõ là góc nhìn hẹp.

quang trung
Thật nhiều ý kiến. Nhưng phần lớn đều nhầm lẫn và hiểu sang vấn đề nội bộ các vùng miền của Việt Nam. Do vậy nhiều comment đã đẩy nội dung đi quá xa. Thực chất là việc không tuyển dụng lao động các tỉnh trên thuộc về các Doanh nghiệp nước ngoài tại khu vực Bình dương và Đồng nai. Còn nguyên nhân tại sao thì chỉ những người thuộc khu vực đó và đã từng làm việc cho các Doanh nghiệp nước ngoài mới hiểu hết.

Thanh Hương
Đây mới là khu vực doanh nghiệp, còn các khu vực khác thì tư tưởng cục bộ còn mạnh hơn. Ở tỉnh Gia lai hay Đăk Lăk... người gốc Quảng Ngãi, Bình định còn cục bộ hơn.

Trần Tuấn
Tự cô lập mình
Không ai cô lập các bạn Thanh, Nghệ mà chính vì tư tưởng địa phương các bạn đã tự cô lập mình.

Hà Ngọc Huy
Tại sao mọi người lại nghĩ như vậy được nhỉ?Tất nhiên cũng có một số ít ngườicó tính vô kỷ luật như vậy. Nhưng chúng ta không được nghĩ như vậy. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta cũng là người Nghệ an mà. Bác chẳng dạy chúng ta:" Người trong một nước phảithương nhau cùng" sao.

Đồng Bào
Suy ngẫm

Tôi đã và đang làm việc và chơi với rất nhiều người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đa số những người tôi biết đều là những người tốt, sống chân tình, luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác. Điểm nổi bật ở đa số những người quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà tôi gặp là sự cần cù, hiếu học và ý chí vươn lên trong cuộc sống và trong công việc. Họ rất đoàn kết, rất nặng lòng với quê hương. Qủa thật, cũng có một số ít thường lợi dụng sự đoàn kết, tình cảm đồng hương để lôi bè kéo cánh, tạo quan hệ, kết phe phái,...để thực hiện mục đích cá nhân. Người TH, NA, HT khi đã tốt với ai thì họ rất tốt nhưng khi đã "đểu" với ai thì họ cũng chẳng từ thủ đoạn nào để người đó phải thân bại danh liệt. Toi có một cậu học trò người HT, từng cưu mang, giúp đỡ và giữ lại cơ quan làm việc, tin tưởng gần như tuyệt đối. Một ngày kia, vì một chức danh nhỏ trong cơ quan cậu ta đã viết thư nặc danh bôi xấu một người đồng nghiệp vốn là bạn cùng lớp trước đây. 10 người gặp cậu ta chí phải 9 người có thiện cảm, chẳng ai ngờ cậu ta lại "lừa thày, phản bạn" như thế. Nhưng đó chỉ là một vài con sâu nhỏ đáng thương hơn đáng trách. Tôi thấy đa số những người TH, NA, HT là những người tuyệt vời, họ có nhiều cái đáng để tôi phải học tập. Miền quê nào cũng vậy, cũng có người thế này người thế khác, không nên vơ đũa cả nắm để rồi kì thị vùng miền. Người VN sang Hàn Quốc làm thuê cũng có nhiều người không tuân thủ luật pháp của nước họ, chẳng lẽ vì lẽ đó họ cũng kì thị, không thèm tuyển người LĐ Việt Nam nữa hay sao?

x
.Tôi có bà chị dâu người TH.Lúc yêu ông anh mình thì cả nhà ép ông í lấy. Lúc lấy rồi mới kinh khủng. Kéo cả nhà ra. Mình sống cùng mới thấy cuộc sống thật khủng khiếp.

Bạch Văn Kiên
Nói chung là: Cùng dan tộc Việt Nam sống sao cho tốt đẹp với nhau! Nói xấu nhau, chê nhau không tốt và có thói xấu không sửa đổi cũng không tốt! Đoàn kết thôi các bạn ơi.

bienluu
Ấy vậy mà chỉ nghe: Chém giết, cướp tiệm vàng .v.v.lại chủ yếu xẩy ra từ bàn tay những ác nhân ở các tỉnh khác mà không phải là Thanh-Nghệ-Tĩnh...

Nguyễn Văn Hùng
Tôi không phải là người chấp nhặt và phân biệt vùng miền nhưng từ khi lớn lên được học tập, làm việc, tiếp xúc với những người đã để lại cho tôi một ấn tượng rất XẤU và giờ thì đã trở thành ÁC CẢM. Hãy trả lời câu hỏi này bằng chính HÀNH ĐỘNG của các bạn thì tôt hơn là thanh minh!

le hong
muốn được tuyển chọn vào làm việc thì ai có tính bè phái phải từ bỏ ngay.

Tôn Gia 0983.0000.89
Tự hào xứ Thanh.

Người xứ Thanh làm vì kế sinh nhai mà ra đi làm ăn khắp mọi miền Tổ quốc. Từ Cà Mau tới Móng Cái từ Trường Sa, Hoàng Sa tới Hà Nội, Sài Gòn đâu đâu cũng chen chật bước chân đồng hương. Từ chốn quan trường đến những nẻo đường kiếm ăn lam lũ. Người làm thuê làm mướn, kẻ phú quý vinh hoa gấm vóc lụa là. Nhưng dù đi tới đâu dù làm việc gì chỉ mở miệng ra, nói một lời thôi là nhận ra ngay tình nghĩa đồng hương. Lâu lắm rồi kể từ ngày Đức Thái Tổ Hoàng Đế đánh tan giặc nhà Minh đem lại nền độc lập cho nước nhà. Đất, dân, quân xứ ta được gọi là Thang Mộc. Mấy nghìn năm nay mỗi khi giặc xâm lấn giang sơn gấm vóc lâm nguy, nền thái bình xã tắc lung lay, rường cột nước nhà rệu rã các bậc minh quân đều tạm lui về xứ ta. Thành cao hào sâu cũng không ngăn được bước quân thù nhưng khi về xứ ta, triệu người trung quân ái quốc, không quân thù nào tiến nổi. Hô một tiếng trăm vạn tráng đinh, Hô một tiếng sóng gầm thác đổ Quét sách giặc thù như loài sâu kiến. Mấy nghìn năm lịch sử đã khắc ghi lòng trung nghĩa của dân ta. Đất nước thái bình ta cử người trị quốc an dân ra đi tự lớp lớp người văn nhân hiếu học. Tổ quốc lâm nguy ta cử ra muôn vạn binh hùng tướng mạnh, khí giới lương thảo cuộn cuộn tuôn ra chốn xa trường. Trong lịch sử xứ ta bảng vàng Văn miếu khắc ghi tên biết bao người hiếu học thành danh Tiến Sỹ. Trong Võ miếu nước nhà hằng triệu anh hùng xứ ta nằm xuống dẫu chưa một lần đoạt tước hiệu Nguyên Nhung. Sông Mã Anh Hùng. Chí làm trai vạn dặm xông pha chốn sa trường sá chi mũi tên hòn đạn. Ấy là bản sắc anh hùng của dân ta. Kể từ ngày đội bóng đá Tỉnh Nhà lên hạng., ta lại mới thấy bầu nhiệt huyết của mỗi người con Thanh Hoá. Bước chân đi vạn dặm bôn ba mà lòng vẫn ngóng về chốn quê hương. Hạnh phúc thay khi thấy những người con tự hào về quê mẹ dẫu quê mẹ kia nghèo khó. Mừng vui thay khi nghe tiếng ĐỒNG HƯƠNG vang lên dù cho ở nơi đâu trên mọi miền Tổ Quốc này. Hỡi những người con xứ Thanh xa xứ. Ngày thường, mong anh chị em chăm chỉ lo toan việc làm ăn, đèn sách. Để dân xứ ta đi đến đâu là dầu, là mạnh. Anh chị em ra đường thấy đồng hương mình thì tiền hô hậu ủng, giúp đỡ lẫn nhau, chớ để thiên hạ kinh nhờn. Dẫu nghèo dẫu khó cũng đừng nên làm những việc thị phi, bất nhân, thất đức mà ô danh các bậc LIỆT TỔ LIỆT TÔNG. Còn khi có đội bóng đá QUÊ NHÀ đến nơi giao đấu mong anh chị em bớt chút thời gian, kinh phí đến sân. Trước là cổ vũ cho đội bóng quê hương sau là tranh thủ thời cơ thắt chặt tình đồng hương nơi xa xứ. Để cho thiên hạ thấy cái MẠNH TỰ TÔN của dân ta. Việc dấy binh lúc thành lúc bại. Đức Thái Tổ Hoàng Đế khi xưa khởi binh ở núi Lam Sơn mười năm nếm mật nằm gai. Lúc tiến thoái âu cũng là lẽ thường. Nhưng sức mạnh ta là sức mạnh mấy triệu trái tim cùng chung một hướng QUÊ NHÀ. Sức mạnh ấy, ý chí ấy khó khăn nào ngăn nổi.

Dan Quảng
Hãy cùng suy nghĩ và hành động cho phù hợp

Chính những hành động không tốt của nhiều bạn như thế đã làm mất uy tín cho những người sử dụng lao động. Nên loại trừ không kết hội với những người không tốt đó, họ là những người lười lao động, thiếu suy nghĩ vậy mà các bạn cứ theo, cứ bè phái theo họ để rồi có kết cục như hôm nay là các doanh nghiệp quay lưng.
Sao không tận dụng lợi thế của mình là có hội đồng hương, có tình đoàn kết phấn đấu thi đua sản xuất , làm lợi cho doanh nghiệp để tăng hình ảnh tốt đẹp. Họ là những chủ doanh nghiệp, họ bỏ ra hết tài sản của họ để đầu tư sản xuất để sinh lời cho họ và giúp người lao động như chúng ta có công ăn việc làm, chứ họ ko bỏ tiền ra để mua rắc rối đâu. Hãy suy nghĩ và hành động. "Lòng tin được xây dựng bằng sự kiên trìvà phấn đấu, chứ không phải là sự đấu tranh để dành giật đâu!"

Anh Tuấn
Tôi cũng từng đi làm thuê từ Nam ra Bắc, nhưng chưa chơi được với ai quê TH, NA, HT, đến nay tôi có mở DN riêng và tuyển dụng CN nên tôi thấy bài báo trên rất đúng. Tôi không phân biệt quê quán nhưng phân biệt tốt xấu. Mong các bạn thông cảm.

nguyễn văn sơn
nói thật trường tôi là một trường QĐ nên học viên phần lớn là dân thanh-nghệ-tĩnh. Họ có đặc điểm chung mà ai cũng thừa nhận là sống rất tình cảm nhưng cũng rất địa phương rất lớn,cục bộ,che dấu cho nhau dù đúng hay sai. tôi từng chứng kiến môt nhóm Hà Tĩnh đánh một người quê chỉ vì thù hăn cá nhân của một người trong quê của họ với bản thân là các học viên sỹ quan.

Dân Quảng
Hãy bình tĩnh suy ngẫm và hành động để hòa nhập

Tôi là sống ở miền đất mà người miền Nam hay nói: "Quảng Nam hay cải, Quảng Ngãi hay lo". Tôi cũng có vài dòng suy nghĩ qua vấn đề bàn luận của các bạn. Tôi vinh hạnh được sống, học tập và làm việc ở Tp HCM gần 10 năm. Tôi đồng ý với các bạn là ở nơi đâu cũng có người nọ người kia, ở đâu cũng có người bản xứ này bản xứ kia cùng sinh sống và ở Khu vựa phía Nam (Đòng Nai, Binh Dương và TP HCM) thì càng có nhiều ngươi như thế. Vì nơi đây kinh tế phát triển so với các tỉnh trên cả nước, tập trung nhiều lao động trên cả nước về đây (Miền trung chiếm tỷ lệ khá cao). Tôi thấy từ trước đến nay mọi người vẫn hòa thuận, hòa đồng cùng sinh sống và làm việc với nhau vẫn không có chuyện gì là khác biệt và phân biệt cả.
Nhưng từ vấn đề như các bạn nói trên thì rõ ràng vấn đề xã hội đã nảy sinh. Chúng ta cũng đừng nên thổi phồng câu chuyện đó ra mà hãy bình tĩnh suy nghĩ, xem xét và hành động để cũng chung sống "dù ban là ai, sống ở đâu, đã là con người thì hãy yêu thương lẫn nhau đó mới là văn minh".
Tuy nhiên tôi cũng có đôi lời gởi các bên:
1. Đối với các bạn có nhìn nhận chưa tốt về người Hà Tĩnh, Nghệ AN và Thanh Hóa: các bạn ah, tôi biết là các bạn cũng có những va chạm với những người lao động ở các tỉnh này, thậm chí là có những nơi va chạm gay gét. Tôi cũng biết những người lao động ở các tỉnh này thường lập hội đồng hương,hay đồng xóm làng gì đó để khi có chuyện là hội đồng phản đối chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, cán bạn có đòng ý với tôi là người lao động các tỉnh này là cần cù, chịu khó học hỏi và lao động có hiệu quả (ngoại trừ một số người). Họ lập Hội đồng hương là ý nguyện tốt với mục đích là cùng cảnh xa nhà, xa ngươi thân, đoàn kết lại để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy có những lúc, những nơi họ hành động không có nguyên tắc, không đúng với đạo lý và hơi chút giang hồ. Nhưng cũng đừng vì những con sâu nhỏ mà bỏ cả ruộng rau. Các bạn hãy thể hiện mình là người quản lý tốt, hiểu được tâm lý đám đông, hiểu được bản chất tốt đẹp của người yêu lao động để từ đó có cách để quản lý và hạn chế những mâu thuẩn trong quan hệ sản xuất. Tôi nghĩ các bạn là những người có bản lĩnh trong kinh doanh, trong quản lý; các bạn cũng rất ghét vấn đề trong xã hội là: không quản lý được là cấm, là quay lưng với nhau (Đó không phải là hành động của những người chuyên về quản lý).
2. Đối với những bạn là lao động của 3 tỉnh trên và những tỉnh khác: Khi tôi còn học tập và công tác ở Tp HCM, tôi thấy các bạn hay lập hội đồng hương với nhau. tôi biết đó là hành động và ý nguyện tốt, nhưng tôi thấy rất nhiều bạn không có ý tốt là hễ có chuyện mâu thuẩn với người khác là rủ cả hôi, bè phái để uy hiếp người khác (nhất là mấy bạn con trai). Chính hành động đó của các bạn đã tạo ra hình ảnh không tôt cho mọi người xung quanh.

Minh
Thương hiệu do mình tạo ra

Biết rằng có người này người kia nhưng tiếc rằng số có năng lực, tính kỷ luật và biết cư xử quá ít. Chính các bạn đang tự huỷ hoại tương lai của mình qua những hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật, nếp sống tuỳ tiện. Thay vì khăng khăng bảo vệ đồng hương xấu của mình thì các bạn nên khuyên nhủ nhau, làm sao để thương hiệu 'người Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá' trở thành mục tiêu tuyển dụng đầu tiên của các cty, xí nghiệp...

Ngô Đen
Đúng là con sâu làm rầu nồi canh. Một con đã rầu rồi huống chi sâu nhiều quá, quá nhiều. Thành ngữ có câu: Tiên trách kỹ, hậu trách nhân. Vậy các bạn TH, NA, HT hãy xem lại mình trưuớc đi đã rồi hãy trách người.

Lê Minh
Ghen tỵ chăng?

Đọc bài báo này và những lời commen của bạn đọc, tôi thấy bài viết này rất tào lao. Thử hỏi nhà báo này đã ra Nghệ An - Hà Tỉnh lần nào chưa? Thử thống kê xem những nhân tài của đất nước VIệt Nam này ở vùng miền nào sản sinh ra nhiều nhất? Quang Trung tuyển quân ở đâu để đánh quân Thanh? Xin nói rằng TH- NA - HT là 3 tỉnh có tỷ lệ đậu đại học, Học sinh giỏi QG nhiều nhất. Vậy những người này sau này họ làm gì? Là người có học vấn, họ sẽ làm quản lý người khác? Chắc chắn vậy. MÌnh nghĩ chắc các bạn sống ở những tỉnh mà sự đoàn kết cộng đồng không cao nên có sự ghen tỵ chăng? Chắc chắn là vậy!

viet
Nơi tôi ở trước đây rất an ninh, tuy nhiên từ khi nhà hàng sớm xây dãy nhà trọ và cho thuê thì phức tạp thêm, vừa rồi có cho 1 nhóm công nhân quê TH thuê thì xảy ra chuyện: họ tụ tập và gây sự với thanh niên ở đây! khi xảy ra đánh nhau thì họ huy đồng đồng hương của họ vài chục người huy hiếp ...thật khiếp.

Nhat Toan
Nhìn nhận phiến diện
- Trước hết phải nói người dân Hà Tĩnh Nghệ An khác hẳn với người Thanh Hóa về tính cách. Nếu người Thanh Hóa mềm mỏng trong ứng xử thì người Nghệ Tĩnh rất nóng nảy và cục bộ. - Tác giả chỉ lấy cái nhìn nhận ở phần đông công nhân các KCN để đánh giá chung toàn vùng là không chính xác. Thử hỏi tác giả ở các KCN, KCX hiện nay có mấy doanh nghiệp trong nước, mấy doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bạn tin rằng tất cả các công ty này đối xử với nhân công một cách tôn trọng? Tôi không nghĩ thế, BLĐ các công ty TQ-ĐL-HQ có thể chỉ xem nhân công như một công cụ kiếm tiền. Môi trường độc hại, thiếu an toàn, thiếu công bằng... Những công ty này cần người biết nghe lời, mất sức chiến đấu bảo vệ quyền lợi bản thân. Đó là lý do chính họ ghét người Nghệ Tĩnh...

Ngô Hoàng Nguyên
Không có lửa thì không có khói. Là người con xứ nghệ tôi vẫn thấy tự hào về phẩm chất, nhân cách cũng như năng lực của các bạn trẻ. Tính xấu hay tiếng xấu thì phải sửa mà tỉnh nào, hay thành phố nào cũng có người ta vẫn coi là bản sắc từng vùng miền. Người Thanh - Nghệ Tĩnh chịu khó học hành làm quan nhiều nhiều người là kinh tế giỏi,Trong BCT cũng toàn Thanh Nghệ tĩnh đó thôi. Theo tôi về phía người Tuyển dụng ko nên thành kiến quá đâu cũng có người xấu người tốt còn người Lao động "Chính nhiều người ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng thừa nhận, một số thói xấu có tần suất xuất hiện cao ở các đồng hương của họ đã tạo nên và làm nặng thêm thành kiến đối với quê hương họ" với truyền thống đoàn kết phải bảo nhau thôi. Cơ quan tôi đầy người Thanh nghệ Tĩnh có sao đâu tốt hơn là chính.

thacmac
tôi là người miễn bắc, đã đi qua nhiều tỉnh miền tây, thấy đời sống nhiều bà con ở đó còn khó khăn nhưng họ rất chất phác,thật thà và nói chung là không có đi ăn mày; các doanh nghiệp họ đưa ra chính sách của họ đôi khi cũng có sự tổng kết, kinh nghiệm của riêng họ. Cổ động viên nghệ-thanh cũng không chú ý đến việc làm đại sứ để đem lại hình ảnh tốt cho tỉnh nhà thì ..sẽ có dư luận thôi..!!

Thảo Nguyên
uống rượu nhiều và nóng nảy

Có một điểm khá giới hạn trong tính cách của một số người Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá là quá nóng nảy. Có phải do thời tiết vùng này "nóng" nhất hay không? Cái thư hai là nam thanh niên uống quá nhiều rượu, rượu vào lời ra, cãi nhau rồi gây gổ. Tinh thần đoàn kết của họ khá cao, nhưng đoàn kết trong bênh vực bất kể đúng sai, thiếu lý trí thì lại rất đáng trách. Tôi nghĩ hạn chế được điều này thì sẽ ổn ngay thôi.

Ngochoa
Các bác trên này cũng chỉ ném đá hội đồng chứ chưa nhin thẳng vào sự thật đâu. Mọi cái đều bắt đầu từ những nguyên nhân sâu xa của nó cả. Và nếu như các bác làm giám đốc 1 công ty bỏ hàng tỷ vốn ra để thu về 1 đám công nhân quậy phá, làm mất đoàn kết dẫn đến suốt ngày công ty phải giải quyết những chuyện không đâu trong khi còn nhiều việc khác quan trọng hơn. Em cũng nói thật là em ớn các đồng chí này đến tận cổ khi không đáp ứng được yêu cầu bắt đầu tụ tập quậy phá và tấn công dằn mặt cả lãnh đạo công ty (hình ảnh đoàn kết là sức mạnh) này khiến nhiều công ty khốn khổ ơ các khu chế xuất phía Nam - Hình ảnh này các bác thử làm 1 chuyến vào khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM sẽ thấy rõ nét.

phucocer
mình ở Bình Dương, khu nhà trọ mình cũng có khá nhiều cậu TH,bình thường họ làm chăm chỉ,dễ chịu. Nhưng hay tập trung nhậu nhẹt,có khi đánh nhau thì tập trung lại đông như đi xem hát,đặc biệt mấy bà nữ cũng rất hăng máu mới ghê.dân phòng có lại cũng chỉ dám đậu xe ngồi nhìn,.hix.

lê ba Búa
Vì sao

Nói đi: mấy người ở tỉnh đó chịu khó và chăm chỉ; nói lại: cục bộ địa phương, khi co vị trí hay có tiền là bè cánh.

khoa
Việtnam ta có tổng cộng 54 tỉnh thành sao không thấy ai nói dị ứng với người Cà Mau,Kiên Giang, Cần Thơ, Nam Định,Hà Nội... mà chỉ "gè đầu" người 3 vùng này mà kỳ thị nhỉ???

Phạm Tuấn Anh
Do địa phương chủ nghĩa

Ở đâu cũng có người tốt, người xấu. Nhưng thật lòng mà nói thì những bạn xuất xứ từ Thanh Hóa, Nghệ An có tinh thần địa phương rất cao. Ở một tổ chức, nếu có 1 người Thanh Hóa, Nghệ An thì kg sao, nhưng nếu có từ 2 người trở lên thì 99% sẽ xuất hiện bè phái. Không cần biết đúng sai, cứ là đồng hương với nhau thì họ bảo vệ nhau. Ai đối đầu với 1 người Thanh Hóa, Nghệ An là có nghĩa phải đối đầu với cả một tập thể người Thanh Hóa, Nghệ An. Việc vơ đũa cả nắm là kg nên, nhưng tôi nghĩ các bạn Thanh Hóa, Nghệ An cũng nên thừa nhận những hạn chế của mình. Cùng quê hương đi làm ăn xa, giúp đỡ nhau là đáng trân trọng, nhưng kéo bè phái mang tính địa phương thì sẽ phá hỏng cả một tổ chức, không thể chấp nhận. Chỉ khi nào bỏ bớt được tính cục bộ, địa phương thì mới có thể dễ dàng hòa nhập.

Dquy
Nhớ nguồn

Không có Bác Hồ thì giờ không biết thế nào?

Martin
thực ra mà nói Người Thanh Hóa cũng có người nọ người kia tôi đã từng tiếp xúc với một số người và thấy họ khá là tốt tính như quan tâm đến người khác hiếu khách nhưng đó chỉ là một số rất ít còn lại tôi thấy dường như đa số họ đúng như những gì mà bài viết đã nêu.
Theo ý kiến của tôi các bạn vẫn hay đem cách các bạn sống ở quê hương đến với các vùng miền khác chính vì thế nên mới bị mọi người kì thị như thế.

Nguyễn Việt Trung
Tôi học ở miền trung, làm việc ở miền trung, con người tôi tiếp xúc hàng ngày phần nhiều là dân Nghệ An, hà Tỉnh ngoài dân bản xứ. Phải nói, người miền trung chân thật, hiền hòa tuy chất giọng một số vùng hơi khó nghe. Họ rất sáng tạo trong công việc cũng như chịu khó, họ có một chổ đứng khá tốt tong công việc cũng như trong công ty. Để trả lời cho câu hỏi vì sao có sự kỳ thị vùng miền, bài báo đã nói rõ, riêng tôi, để trả lời cho việc bạn có thích dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh Thanh Hoa không, tôi sẽ trả lời là KHÔNG, dẫu họ làm việc tốt, vì tôi rất ghét sự cục bộ, đoàn kết kiểu phe cánh, chỉ vậy!

Người quê miền Trung
Gửi các bạn gốc miền Trung.
Tôi nghĩ không ai khinh các bạn nghèo,kỳ thị các bạn vì nguồn gốc quê hương đâu. Nếu ở vị trí người tuyển dụng, họ chỉ quan tâm đến năng lực và đạo đức làm việc của bạn. Nhưng, các bạn đã làm mất lòng tin ở họ, có thể bạn không phải là một trong số đó. Nhưng nếu trong tập thể,có những người cùng quê quán với bạn kiểu như vậy, bạn làm gì để thay đổi hay thuyết phục họ đừng như vậy? Bạn có làm được không?hay chỉ im lặng? Nếu bạn đã không làm gì được họ, thì chỉ còn cách là từ bản thân bạn phải cố gắng sống và lao động tốt để làm gương. Như vậy mới là tốt,tự bản thân bạn sẽ là câu trả lời. Chứ đừng có giảy nảy lên khi có người nói đụng chạm đến gốc gác của các bạn.

PQ
5 ngón tay có ngón ngắn ngón dài

Tôi không đồng tình lắm, nhưng thú thật là các anh Thanh - Nghệ - Tĩnh rất nóng tính. Tuy nhiên cần phải xem xét kĩ lưỡng con người rồi nhận bạn à.

Lê Bình
Đừng quá nặng nề

Trong quá trình học hành và làm việc cho đến tận bây giờ tôi cũng hiểu phần nào về những con người Thanh Nghệ Tĩnh. Là dân Hà Tĩnh đi xa học hành làm việc chúng tôi rất quý tình đồng hương, nghe tiếng Hà Tĩnh là và nhìn xe biển số 38 là có thể dễ làm quen nhau. Điều này thật đáng trân trọng,các bạn có biết chúng tôi ghét và thích người ở tỉnh nào không? Đừng vơ đũa cả nắm mà tội cho những người có đạo đức, có ý chí tiến thân vì gia đình và quê hương đang mong ngóng họ thành tai trên đất khách quê người nhé.

Cám ơn tác giả
Cám ơn tác giả

Cám ơn tác giả bài viết đã đánh động một hiện tượng mới trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên,mọi việc đều có quy luật "nhân quả",nếu các công ty họ cần nhân sự,mà còn làm như vậy thì phải hiểu họ đã suy nghĩ thế nào mới quyết định như vậy. Tác giả có đứng ở vị trí người chủ,người tuyển dụng không?

nguyen den
- Doc bao nhieu lan, nhung minh it khi neu y kien. Nhung lan nay doc bai bao nay minh cam thay rat la dung. Hoi sv cung song cung voi 1 nguoi Thanh Hoa. Ban dau thi thay ho hien lanh, it noi nhung khong ngo sau mot lan muon tien la lan mat tieu luon.

Tungvivu
Thời thế đã thay đổi. Bây giờ là thời bình, sao còn giữ đoàn kết "đấm đá" ?!?. Thêm nữa, trước đây ngân sách hạn hẹp chưa có điều kiện đầu tư. Nay đã có nhiều dự án cũng như công trình đã xây dựng xong đi vào hoạt động. Ví dụ ở Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh có rất nhiều các nhà máy xi măng, nhiệt điện, cảng biển ...Tóm lại chính câu "Các NGÀI mới có một ít kinh tế vì sống trong điều kiện tự nhiên tốt hơn, được đầu tư tốt hơn, Chưa gì đã mà đã TỰ CAO." của Nguyễn Bá Tụ đã trả lời thực tại của vấn đề này. Rất mong những ai liên quan đến vấn đề này hãy dành thời gian suy nghĩ về bản thân để cộng đồng quê hương T-N-H nói riêng cũng như Dân tộc Việt Nam nói chung được phát triển bền vững. Trân trọng !

TRẦN NGỌC
Trong cuộc sống thì đâu chẳng có người tốt kẻ xấu .tôi thật buồn khi đọc bài báo này và buồn hơn nữa khi đọc những dòng bình luận của mọi người.
Quê hương tôi là một vùng quê nghèo ,không được sự ưu đãi của thiên nhiên ,làm nông năm nào được mùa thì đủ ăn và dư ra một chút đủ để mua sách vở cho con cái học hành những năm mất mùa thì sao ? trong làng chỉ còn các cụ già ,trẻ em và phụ nữ thanh niên đi lam để kiếm tiền gửi về. Nhưng chỉ vì sự kỳ thị của các bạn mà những người lao động chân chính một lòng lo làm ăn kiếm tiền gửi về quê đã phải rơi nước mắt , khốn đốn vì không có việc làm hay không ?
"Con sâu làm rầu nồi canh " là một nhà tuyển dụng phải có con mắt nhìn xa trông rộng không nên suy nghĩ như thế và tôi cũng mong rằng những người quê mình ra đi làm hãy thay đổi những thói hư tật xấu ấy đi hãy suy nghĩ cho quê hương mình chút đừng ích kỹ và cá nhân như vậy nữa . HÃY SUY NGHĨ BẰNG TRÁI TIM VÀ SỰ BAO DUNG ĐI CÁC BẠN CHÚNG TA ĐỀU LÀ CON LẠC CHÁU HỒNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐÓ !!!!!!!!!!!!!!!!!!

Hoàng Chí Công
Một vùng quê nhiều tật xấu có thể sinh ra những vĩ nhân tâm hồn cao đẹp không? Liệu những con người đã từng gánh hậu quả được cho là vô cùng nặng nề và hi sinh vô cùng lớn lao để cùng cả dân tộc chiến thắng trong vinh dự và luôn tự hào về tình yêu nước và tinh thần đoàn kết không xứng để các vị tuyển dụng hay sao?
Chưa nói tới nhân lực có trình độ của xứ Nghệ cũng có tư chất không phải là kém cỏi thậm chí vượt trội trong học tập và sáng tạo. Điều quan trọng là nhà tuyển dụng có đủ khả năng để hướng họ- những đồng hương thân yêu của chúng tôi vào những quy củ để tiếp tục sử dụng họ?
Các vị đã tổ chức các hoạt động xã hội vui chơi lành mạnh bổ ích cho Công nhân đầy đủ chưa? Đã là dân lao động ai không muốn làm ăn yên ổn và nhân ái hòa đồng cùng cộng đồng? Thật nực cười cho thực tế này. Thật sự nghe mà xót xa, thậm chí tổn thương.
Lại còn việc " Mày không được lấy dân Thanh Hóa Nghệ An nữa chứ?" Đúng, tỉnh chúng tôi nghèo nên nhân lực của chúng tôi mới phải đi tha hương kiếm miếng cơm để nuôi con em chúng tôi, chúng tôi đổ mồ hôi trên đất của chúng tôi vì gió Lào. Rơi nước mắt vì bão lụt. Nhỏ máu xuống đất đai đầy sỏi và mảnh bom chưa đủ chúng tôi còn phải vất vả đi xa để làm ăn nuôi gia đình, nuôi những thủ khoa Ngoại Thương, thủ khoa của các trường đại học mà báo đài vẫn thường ca ngợi.
Người Nghệ An đoàn kết vì vốn dĩ đoàn kết để tồn tại giữa mảnh đất khắc nghiệt mà chúng tôi gọi là quê hương. Đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Thật nực cười ngạo nghễ thay cho những "ngài tuyển dụng" khi đưa ra quan điểm như quá tam ba bận.

Người Hà Tĩnh
Người con Hà Tĩnh
Tôi là một người con Hà Tĩnh. Trước đây ai hỏi tôi ở đâu, tôi cũng có thể tự hào mà nói là người Hà Tĩnh, nơi vùng đất hiếu học, chăm chỉ và chịu khó. Nhưng giờ đây khi ra đường tôi thường che dấu quê mình, không phải vì tôi không yêu quê hương, không phải vì tôi muốn che dấu bản thân mà chỉ vì ánh mắt của người ta nhìn tôi khi tôi nói về quê hương mình.
Tôi cũng thừa nhận là một bộ phận không nhỏ thanh niên quê tôi không tốt, quậy phá không chỉ ở các khu công nghiệp như quý báo đã nói ở trên, mà ngay ở quê nhà họ cũng vậy. Song đó không phải là tất cả, ở quê tôi cũng có rất nhiều thanh niên chịu khó, hiền lành và rất chất phát. Mong rằng một ngày nào đó mọi người sẻ nhìn chúng tôi với con mắt khác.
Tôi biết muốn có được điều đó là tùi thuộc rất nhiều vào chúng tôi, tôi mong mọi người sẻ tạo cho chúng tôi cơ hội, để chúng tôi làm được điều đó. Thân chào và chúc mọi người nhiều sức khỏe !

trần quốc tuấn
Dân tộc VN là một, đất nước VN là một

Ngay trong nội tại chúng ta phải đoàn kết mới xây dựng đất nước tươi đẹp hơn được. Nhưng ở một số nơi,đối với một số người (hơi đông) đã thực sự gây tiếng xấu với quê hương các bạn. Là người dân nơi đó, các bạn nên chủ động hơn nữa làm việc tốt, kỷ luật cao, tuyên truyền, khuyên nhủ đồng hương ứng xử tốt, ... để cải thiện cái nhìn của xã hội thì nên làm hơn. Không nên bi quan phản ứng xấu để tiếng "dữ" đồn xa hơn nữa.
Mình ủng hộ đại đoàn kết, không phân biệt. Nhưng "vạn sự tại nhân" các bạn phải tốt trước đã. Lúc nào nhân dân VN cũng yêu mến các bạn, chỉ có một số người thực sự là chưa được tốt làm ảnh hưởng tới quê hương các bạn thôi. Hãy tự tin nhé. Chúc may mắn.

Văn Phúc
Dân quê

Đọc bài bào trên tôi thấy tác giả viết hơi quá. Tôi sinh ra và lớn lên ở quê, may mắn hơn những người công nhân là được ăn học và làm việc ổn định. Xin hỏi việc đánh giá cho người lao động như thế đúng hay sai? Đừng vì những con sâu nhỏ nhoi đấy mà đánh giá toàn bộ.
Xin thưa sao không nhìn nhận đến những lãnh đạo đang điều hành đất nước này? Từ trước đến nay người Hà tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá là người ngã xuống nhiều nhất trong công cuộc giải phóng đất nước. Sao không nghĩ đến việc lớn mà cứ để ý lặt vặt thế.
Riêng tôi luôn tôn trọng người dân Hà Tĩnh, nghệ An và Thanh Hoá vì ý chí chịu khó chịu khổ để vươn lên

Nguyễn Trung Nam
Quá tam 3 bận

Tôi cũng là người làm công tác tuyển dụng, ban đầu tôi cũng nghe nói nhiều về việc tẩy chay lao động, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là Thanh Hóa. Lúc đầu tôi không hoàn toàn tin vào điều này, tôi nghĩ tỉnh nào cũng có người tốt người xấu. Tôi đã áp dụng quan điểm của mình vào tuyển dụng, tuy nhiên, tôi phải 2 lần trả giá cho sự lựa chọn của mình. Lần thứ nhất tôi nhận một người Thanh Hóa vào làm tại bộ phận Kho, nhưng vừa hết thời gian thử việc cậu ta bắt đầu có những dấu hiệu lười công việc, trốn đi ngủ hoặc hút thuốc trong khu vực cấm. Mặc dù tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng cậu ta không những không cải thiện mà còn có dấu hiệu chống đối, hù dọa, cuối cùng cậu ta bị đuổi việc vì hút thuốc trong khu vực cấm.
Lần thứ hai, tôi vẫn tin vào quan điểm của mình và nghĩ rằng chắc mình chưa gặp được người tốt. Tôi tiếp tục nhận một người Thanh Hóa nữa với hy vọng mình sẽ đúng. Nhưng không, tôi tiếp tục phạm sai lầm, vào làm việc chưa được bao lâu, cậu ta bắt đầu có những hành vi chống đối, tự làm việc theo ý mình mà không theo sự hướng dẫn của cấp trên. Tệ hại hơn cả là cậu ta còn thường xuyên ăn cắp vặt, hút thuốc trong khu vực cấm, đánh nhau với người trong tổ khi nhắc nhở cậu ta không được hút thuốc. Vô tổ chức vô kỹ luật, thích thì đi làm không thích thì nghĩ mà chẳng cần xin phép ai. Nối gót người trước, cậu ta bị đuổi việc vì quá nhiều lần vi phạm kỹ luật. Thử hỏi mọi người, sau hai lần như vậy, liệu tôi có còn đủ niềm tin vào người Thanh Hóa hay không??

nguyên thanh lâm
Nghe đến công nhân Thanh- Nghê- Tỉnh là ai cũng phải phát thiếp.Đụng một cái là chơi hội đồng, đập phá, đe doạ, vào công ty thì cứ như ông "trời".Thái độ thì nghênh ngang vô ý thức ,vô kỷ luật.Không phải là quy định ngầm đâu.Công ty minh ra quy định rồi không nhân công nhân thanh hoá đâu, và nhiều công ty khác nũa, ở bình dưong mình nghe đến công nhân thanh hoá ai cũng ngán ngẫm

Thanh Tuấn
nhửng người vùng miền nói trên kết bè kết phái. Vì vậy không phải ngạc nhiên khi nhửng công ty không thuê mướn họ.

Nguyễn Bá Tụ
Trong đánh giặc, chúng tôi đã chứng minh được rằng sự đoàn kết dân tộc, quê hương sẽ tạo thêm sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, vì vị trí địa lý và một số chính sách chưa hợp lý nên Vùng quê chúng tôi quá vất vả, khó khăn, kinh tế nghèo nàn. Do vậy chúng tôi mới ra đi tìm cuộc sống mới. Các NGÀI mới có một ít kinh tế vì sống trong điều kiện tự nhiên tốt hơn, được đầu tư tốt hơn, Chưa gì đã mà đã TỰ CAO.

Nguồn Tranhung09

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Vạn Xuân Lý Nam Đế



“Linh quốc sử từ” tại Giang Xá
Làng Giang là một làng cổ nằm cạnh thị trấn Trôi của huyện Hoài Đức, Hà Nội. Làng này có điều đáng chú ý là nơi có ngôi đền thờ Lý Nam Đế gọi là Quán Giang. Theo thần tích của đền do Nguyễn Bính soạn thì Giang Xá là nơi Lý Nam Đế lớn lên (tại chùa Linh Bảo) và tế trời đất khi khởi nghĩa. Khởi nghĩa thành công, Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế, lập kỷ nguyên Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân. Giang Xá cùng một số nơi khác được phong là Thang mộc ấp. Khi Lý Nam Đế rút về động Khuất Liêu, dân Giang Xá đã lập sinh từ để cúng tế về sau. Từ Lý Phật Tử lên tập vị bao năm đều có xuân thu quốc tế (do các quan trên về tế xuân). Sau này, tới thời Lê Thần Tông (1622) dân làng mới xin và được cho qui tế.

Đôi câu đối ghi lại được từ Quán Giang:



Bên trên vế đối thứ nhất có hai chữ “Thành Thái” cho biết thời gian sáng tác câu đối này là dưới thời Nguyễn (vua Thành Thái).

Câu đối có phần vế sau chụp không rõ với những chữ Nho cổ khá hiểm hóc. Sau khi thảo luận (cảm ơn các bạn fanzung và minh2mum tại diễn đàn Việt học) đã phiên âm như sau:
洪惟南越肇基貉雄吳蜀以前赫濯殾靈天德紀元初一綂
歷考帝王世祀丁趙陳黎而後焜煌彞典萬春建國閌千秋

Hồng duy Nam Việt triệu cơ, Lạc Hùng Ngô Thục dĩ tiền, hách trạc tuấn linh, Thiên Đức kỷ nguyên sơ nhất thống
Lịch khảo đế vương thế tự, Đinh Triệu Trần Lê nhi hậu, hỗn hoàng di điển, Vạn Xuân kiến quốc kháng thiên thu.


Câu đối này có những thông tin thật khó hiểu:
- Vế đối đầu nói tới “Nam Việt” mở nền móng nhưng cùng với Lạc Hùng lại còn kể cả Ngô Thục. Ngô, Thục nào của nước Nam Việt đây?
- Vế thứ hai sau khi đã tra cứu “lịch đế vương thế tự” một cách đầy đủ, thay vì kể “Triệu, Đinh, Lý, Trần” như trong Bình Ngô đại cáo, thì ở đây lại nêu một trật tự khác: “Đinh, Triệu, Trần, Lê”. Nhà Đinh nào trước nhà Triệu đây?
- Cuối cùng, Lý Nam Đế theo câu đối này là triều đại mà trước đó (“dĩ tiền”) là Ngô Thục, còn sau đó (“nhi hậu”) là Đinh Triệu. Theo kiến thức lịch sử thông thường Lý Nam Đế chống giặc Lương vào thế kỷ thứ 6 thì không thể nào sắp xếp cho ổn thỏa thứ tự trong câu đối trên.

Để hiểu câu đối này cần đọc từng chữ, từ đầu:
- “Hồng duy”, dễ bị hiểu là “riêng xét”. Nhưng so vào câu đối, vì đối lại với chữ “lịch khảo” ở vế dưới nên chữ “duy” ở đây phải là động từ, trong từ “tư duy”, chứ không phải là “duy nhất”. “Hồng duy” nghĩa là phải tư duy cho rộng. Một câu mở đầu rất hay. Muốn hiểu lịch sử các đế vương Nam Việt xưa trước hết phải biết nghĩ cho rộng, cho sâu.

- “Sơ nhất thống”, có người đọc thành “thống nhất sơ sơ”, thật buồn cười. Nghĩa ở đây phải là kỷ nguyên Thiên Đức của Lý Nam Đế đã thống nhất đất nước Nam Việt thủa sơ khai ban đầu. Vì là thời quốc sơ, thông tin chưa thực rõ ràng nên những triều đại này mới “hóa thần hóa thánh” (“tuấn linh”). Cụm từ “sơ nhất thống” cho thấy rõ khởi nghĩa của Lý Bôn đã diễn ra vào thời điểm rất sớm và đã lập được kỳ tích, thống nhất được giang sơn.

Với cách “hồng duy” nghĩ rộng như vậy thì có thể lý giải được câu đối trên:
- Nhà Thục thời lập quốc của Nam Việt là Thục An Dương Vương. Điều này còn ghi trong chính sử phần “ngoại kỷ” = quốc sơ.

- Nhà Ngô: Ca dao Việt có câu:

Vua Ngô ba sáu tấn vàng

Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.
Vua Ngô hay vua phương Bắc mà giàu có mà lại chết “bất đắc kỳ tử” thì có thể có mấy vị:
- Hạ Kiệt: ông này từ thời đồ đá, chắc là sẽ không có nhiều vàng như vậy.
- Trụ Vương: vị vua nổi tiếng xa xỉ, chết trong ngọn lửa thiêu chính cung điện của mình.
- Tần Thủy Hoàng: đại đế thống nhất Trung Hoa, chết dọc đường đi "công tác", bị bỏ chung với cá muối mà mang về.
- Tùy Dạng Đế: cũng cực kỳ xa xỉ, nhưng cái chết tương đối nhẹ nhàng.

Trong số trên có Ân Trụ Vương và Tần Thủy Hoàng là có thể hợp với nhà Ngô trong câu đối. Nhiều khả năng nhất là nhà Tần đã được sử Việt gọi là Ngô, là thời kỳ trước khi Thục An Dương Vương bị diệt.

Một dẫn chứng khác từ Thiên Nam ngữ lục, khi nói về âm mưu của Triệu Đà:
Bắc Nam hai nước thư giao

Sức nào chống Thục, sức nào chống Ngô.
Khi Triệu Đà còn chưa tiếp vị của Nhâm Hiêu thì rõ ràng “Ngô” ở đây là nhà Tần, “Thục” là Âu Lạc của An Dương Vương.

Như vậy nghĩa của vế đầu câu đối đã sáng tỏ: thời mở nước của Nam Việt trước kia từ Lạc Hùng tới Tần Thục, tiếp là kỷ nguyên Thiên Đức đã thống nhất quốc sơ. Với sử quan "hồng duy" rộng lớn, tác giả câu đối ở đây đã coi nhà Tần cũng là một triều đại lập quốc của người Việt.

- Nhà Đinh: trước nhà Triệu thì chỉ có thể là … Trưng Vương, chứ không phải Đinh Bộ Lĩnh. Hoàng Đinh là tên nước của Hai Bà Trưng. Xin xem thêm các câu liên quan.

- Xác định như vậy thì nhà Triệu ở đây có thể là của Bà Triệu hoặc Triệu Quang Phục.

Thông tin của vế đối thứ hai rõ ràng hơn, có thể “khảo cứu lịch các triều đại” và vẫn còn được chép trong sử sách (“di điển”).


Một khoảnh khắc hiếm khi đền Giang Xá mở cửa
Chỗ khó giải nhất của câu đối là Lý Nam Đế ở vào thời điểm: trước Trưng nữ vương, sau Tần Thục. Vậy khởi nghĩa Lý Nam Đế không thể gì khác chính là khởi nghĩa chống Tần của … Bái công Lưu Bang, hồi “quốc sơ” và đã thống nhất đất Việt, mở nên triều Hiếu huy hoàng, rộng lớn. Đúng là “Thiên Đức” và “Vạn Xuân”.

Dịch câu đối:
Rộng suy Nam Việt mở nền, Lạc Hùng Ngô Thục thủa đầu, loáng bóng trúc thần, Thiên Đức kỷ nguyên ban sơ thống nhất.
Xét lịch Đế Vương thứ tự, Đinh Triệu Trần Lê sau đó, chói vàng sách miếu, Vạn Xuân dựng nước sừng sững ngàn thu.



Trống hội Vạn Xuân ở Giang Xá

Chữ “hồng duy” vẫn còn. Lời nhắc nhở của người xưa, muốn biết sử cũ không thể hạn chế tư duy, tầm nhìn của mình. Mở mắt mới thấy sử Việt bao la. Cái ước muốn đất nước “vạn xuân” của Lý Bôn – Lưu Bang có được vững vàng hay không cũng từ nhận thức “hồng duy” này.
 

Khu Linh người nước Nam ta .



Thiên Nam ngữ lục đoạn nói về khởi nghĩa của Khu Liên như sau:



Khu Linh người nước Nam ta
Bình sinh tập dụng can qua một mình
Bèn vào Tượng quận dấy binh
Toan làm sự cả công danh ở đời.

Trong phần chú dẫn viết: Việt sử cương mục chép:
"Tháng tư mùa hạ (137), người Man ở Tượng Lâm (Nhật Nam) là Khu Liên làm phản."

Thiên Nam ngữ lục cho thông tin rất rõ ràng:
- Khu Linh hay Khu Liên là "người nước Nam ta". Khu Liên chẳng phải người Chăm ở tận đâu kéo về.
- Nơi Khu Liên khởi nghĩa là "Tượng quận". Quận chứ không phải huyện Tượng Lâm.

Câu chú của Việt sử cương mục cũng cho thấy, chẳng hề có chữ "huyện" nào hết. Tượng Lâm (Nhật Nam) nghĩa là: Tượng Lâm là quận Nhật Nam.

Như vậy Tượng Lâm gồm phần Tượng là Tượng Quận và phần Lâm là Nhật Nam. Tượng Quận thời Tần ở khoảng Quí Châu - Quảng Tây - Vân Nam. Nhật Nam như vậy ắt hẳn là vùng Quảng Tây. Thời Tam quốc vùng này là phạm vi của nhà Thục. Điều này cho thấy khởi nghĩa Khu Liên cuối thời Đông Hán chính là khởi nghĩa của anh em Lưu Bị - Lưu Biểu. Lâm Ấp chỉ là tên gọi khác của nhà Thục khi Lưu Bị chưa tiến lên phía Bắc.

Nguồn Laclong

Điểu , Cầm , Chim .


Sử viết : Tần chiếm đất Lục Lương hay Lục Dương chia thành 3 quận : Nam hải Quế lâm và Tượng , Sử thuyết Hùng việt chỉnh sửa thành : Tần chiếm đất Văn lang hay Văn vương tức đất của thiên tử Châu chia thành 3 quận : Tam xuyên hay Long xuyên – Quế lâm và Tượng trong đó Tam xuyên hay Long xuyên cũng gọi là Long Xoang là đất đế đô của nhà Đông Châu .




Theo Dịch học thì Tam = Long chỉ phương Đông .

Xuyên thực ra là Xoang – Choang đồng nghĩa với Châu là sáng láng .

Tam xuyên hay Long Xoang là cách gọi thay thế cho tên Đông Châu mà thôi .

Nam hải không nằm trong đất của thiên tử nhà Châu đó là lãnh thổ nước Tống đất vua Châu ban cho ông Cơ tử dành thờ phụng các vua nhà Thương và Thương Ân .

Để lừa thiên hạ Hán sử đem Nam hải thế chỗ Tam xuyên ...biến Tam xuyên thành huyện Long xuyên của quận Nam hải , xóa đi dấu tích kinh đô Lạc ấp ở phía đông của nhà Châu . (để tránh dẫn chứng rườm rà cho bài viết mời các bạn xem những bài viết khác trên cùng web-blog)




Sang thời Hiếu của Lý Bôn – Lưu Bang đất Văn Lang của nhà Châu cũ được chia thành các quận : Giao chỉ – Nhất nam – Cửu chân và Ích châu .

Khi đất nước chịu sự thống trị của Đông hãn quốc thì vùng đất giữa quận Cửu chân – (Qúy châu) và Nhất nam – (Quảng tây) là đất Tượng – Lâm .

Phải rạch ròi như thế vì đang có âm mưu ...dựa vào những thông tin tư liệu về đất Tượng – Lâm cố gán ghép Tượng quận thời Tần là đất Quảng tây và bắc Việt nam ngày nay cốt củng cố cho việc phi tang quận Tam xuyên hay Long xuyên ở Bắc Việt và nam Quảng Tây vì Sử ký của Tư mã Thiên ghi rõ ...Tần lấy đất nhà Châu lập quận Tam Xuyên ...

Lý thiên Bảo – Lưu Biểu lập nước Dạ lang hay Đoài lang ở Cửu chân , người kế vị là Lý Bí – Lưu Bị mở rộng đất nước về Vân nam - Ích châu xưa , Sử Trung quốc gọi nước của Lưu Bị là Thục nghĩa là nước phía tây , đối chiếu với dòng tư liệu lịch sử khác khám phá Lý Bí – Lưu Bị chính là Khu Liên – Lý khu Kiên vua nước Lâm Ấp ở Tượng Lâm – Nhất nam ... thực ra không có nước nào tên là Lâm ấp , Lâm ấp tức đại ấp Lâm tức kinh đô nước Nam ,lâm↔lam↔nam , tên nước do Lý khu Kiên lập là nước NAM hay Nam quốc có kinh đô là Lâm ấp .

Lý Bôn – Lưu Bang người đất Phong ( Phong châu – bắc Việt nam ?), nổi lên ở đất Bái (đất người Bạch -Vân nam ?) lên ngôi hoàng đế ở Tràng An sử Việt gọi là Lý Nam đế ; Lý Bí - Lý Phật tử của cuộc nổi dậy Tượng lâm được gọi là hậu Lý nam đế theo nghĩa là sự nối tiếp , sự việc này cũng đúng như sử Trung hoa : Lý Bí – Lưu Bị là dòng dõi vua Tây Hán (Hiếu ?) nên còn gọi là Lưu hoàng thúc và nước Thục được giới sử học xem như là triều tiếp nối nhà Tây Hán (Hiếu) thường gọi là Thục – Hán .

Thiên Nam ngữ lục đoạn nói về khởi nghĩa của Khu Liên như sau:




Khu Linh người nước Nam ta
Bình sinh tập dụng can qua một mình
Bèn vào Tượng quận dấy binh
Toan làm sự cả công danh ở đời.
Trong phần chú dẫn viết: Việt sử cương mục chép:
"Tháng tư mùa hạ (137
?), người Man ở Tượng Lâm (Nhật Nam) là Khu Liên làm phản.".
Đoạn trích bài viết của tác gỉa Bách Việt trùng cửu trên cho thấy sự lúng túng của giới sử học Việt , không phân biệt và định vị được đâu là Tượng quận đâu là Tượng Lâm khiến sự việc trở nên rối rắm , chính sự rối rắm này đã dẫn đến cái nhìn sai lầm về nước ...Lâm ấp , ...Khu Linh người nước NAM ta ...rõ như ban ngày vậy mà lâu nay cứ coi ...Lâm ấp và người Chăm là ‘ngoại quốc’ có người còn vô tình tiếp tay cho kẻ ác tâm khoác lên đầu lên cổ dân tộc mình cái gông tội lỗi nặng nề vì đã ...chiếm nước và hủy diệt 1 nền văn minh sáng chói của người khác bằng những trường ca bi ai thống thiết ...khóc giống Hời .

Khi Tấn quốc đánh diệt nước Thục năm 263 dòng dõi Lý khu Kiên tức Lý Bí lui về vùng Bình Trị Thiên ngày nay , cùng thời này vùng đất đông bắc Việt do Sĩ Huy cai quản , sử Việt lầm lẫn gọi là Sĩ Nhiếp (Sử thuyết HÙNG Việt cho Sĩ Nhiếp chỉ là ‘chức hiệu’ do người đời đặt là viết tắt của ‘kẻ sĩ nhiếp chính’ dùng chỉ những nhân vật thời Hiếu (Tây Hán) mạt và Vương Mãng là Đặng Nhượng – Tích quang ). Ngô chủ Tôn Quyền đã đánh diệt anh em Sĩ Huy và sáp nhập đất Đông bắc Việt vào nước Ngô .

Năm 260 khi nước Thục đô ở Tứ Xuyên (gọi theo sử Trung quốc) suy yếu lắm rồi Tướng Lục Dận của nước Ngô đã đánh chiếm đất Tượng Lâm ở Qúy châu – Quảng tây mở rộng lãnh thổ nước Ngô sang phía tây .

Năm 263 nước Tấn chiếm được kinh đô nước Thục , Tây Thục tiêu vong trong con mắt của sử gia Trung quốc nhưng với sử Việt thì nước NAM – Lâm ấp vẫn còn .

Năm 270 Phạm Hùng cháu ngoại của Khu Liên lên kế vị thì lãnh thổ nước Nam ( thường gọi lầm là Lâm ấp) chỉ còn vùng Bình trị Thiên và duyên hải miền trung Việt nam ngày nay .

Phạm Hùng , dùng phép phiên thiết thì thấy rất có thể không có vua nào họ Phạm tên Hùng :

Phạm Hùng thiết Phùng phải chăng là chỉ 1 ông vua tộc Việt họ Phùng ? .

Phải chăng Vua Lâm ấp ... Họ Phùng này chính là tiền nhân của Phùng Hưng Bố cái đại vương thời sau ?

Dưới thời Phạm Hùng, lãnh thổ Lâm Ấp được trải từ thành Khu Túc cạnh sông Gianh (Quảng bình) ở phía bắc tới Khánh Hòa (Kauthara) phía nam. (Rất có thể Gianh chỉ là biến âm của Ranh chỉ ranh giới ?)

Phạm Hùng mất con là Phạm Dật kế vị , Năm 284 Phạm Dật gởi một sứ bộ sang nước Tấn cầu hòa và nước Nam – Lâm ấp được tạm sống yên ổn vài chục năm trong đời vua Phạm Dật .

Phạm Dật qua đời năm 336, một tể tướng cướp ngôi vua tự xưng Phạm Văn (Fan Wen). Phạm Văn không phải là người Chăm mà là một người gốc Hoa quê ở Dương Châu,

Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt (rèn kiếm, đúc lao) đạt đến tột đỉnh. Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ và xa rời ‘thế giới’ Trung hoa , bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm cũng có vào thời này . (Trung quốc gọi là Hồ tự người Việt gọi là Hoả tự ?)

Phạm Văn đánh thắng hai nước Đại Kỳ Giới và Tiểu Kỳ Giới mở rộng sang phía tây đem vùng tây nguyên Việt nam ngày nay nhập vào bản đồ nước NAM - Lâm ấp. (cũng có ý kiến cho đây là hai vương quốc trên đất Lào ngày nay),

Năm 340, Phạm Văn xin nhà Đông Tấn cho sát nhập một phần Thanh Hóa vào lãnh thổ Lâm Ấp nhưng không được . Phạm Văn liền xua quân tiến công giết thứ sử Hạ Hầu Lâm, , cho xây lại thành Khu Túc (cạnh sông Gianh) phòng giữ và lấy mũi Hoành Sơn (nam Thanh Hóa) làm biên giới phía bắc nước NAM - Lâm ấp .

Năm 433, đời Tống Văn Đế, niên hiệu Nguyên Gia thứ 10, vua Lâm Ấp kế tiếp là Phạm Dương Mại II cử sứ bộ sang đòi lại đất Giao châu , nhà Lưu Tống không thuận quân Lâm ấp hợp với quân Phù nam tiến đánh Giao Châu mở ra cuộc chiến kéo dài , năm 446 niên hiệu Nguyên Gia thứ 23, Tống Văn Đế cử đại binh đánh Lâm Ấp, hạ được thành Khu Túc rồi tiến vào kinh đô Trà Kiệu đốt phá chém giết, thu vét vàng bạc châu báu không kể xiết . Vì thất bại này Lâm Ấp suy yếu phải nhận làm phiên thuộc của Tống (Lưu).
Nhà Tề thay nhà Lưu Tống, năm 492, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ 10, phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước vị An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương như thế Tên An Nam đã xuất hiện từ thời này không phải đợi đến đời Đường mới có trong sử sách
(An nam đô hộ phủ) .

Năm 559 nhà Bắc Châu phục hưng Trung hoa chấm dứt ách thống trị của nòi Hung - Hãn .

Để thu giang sơn về 1 mối , Năm 605, Tùy Dượng Đế nhà Việt Tủy – Sở sai Lưu Phương hợp binh thủy bộ tiến chiếm Lâm ấp , quân Tùy hạ thành Khu Túc rồi vào quốc đô Trà Kiệu đánh đuổi vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chí chạy vào Panduranga – Phan rang .
Nhà Tùy chia đất mới bình định làm 3 quận là Tỵ Cảnh (Quảng Bình), Hải Âm (Quảng Trị, Thừa Thiên), và Lâm Ấp (Quảng Nam, Bình Định).


Nhà Đường lên thay, Lâm ấp trở thành nước phiên thuộc của Đại Đường – Việt Thường .
Từ năm 758, đời Đường Túc Tông, niên hiệu Càn Nguyên năm đầu, sử Trung quốc gọi Lâm Ấp là Hoàn Vương.


Năm 875, Lâm Ấp thiên đô về Đồng Dương (Indrapura)- Quảng Nam. Bắt đầu từ đây, danh xưng Chiêm Thành (Campapura) thay thế cho Lâm Ấp .

Nhà Đường gọi người Di lão ở Qúy châu – Quảng Tây – Vân nam là Điểu Man , người Choang là Điểu Hử .

Thực ra Điểu Man là Điểu Mun – đen chỉ hướng nam xưa nay là Bắc .

Điểu Hử chính xác là Điểu Hoả nghĩa là người Điểu hướng Xích đạo .

Qúy châu –Quảng tây tức vùng đất gốc Tượng Lâm của nước NAM - Lâm ấp được nhà Đường gọi là đất Kiềm , Kiềm chỉ là biến âm của Cầm tiếng Việt là loài chim .

Tộc Người thì gọi là Điểu , đất thì gọi là Cầm...

Phải chăng ĐIỂU thông nghĩa với CẦM – KIỀM đã đẻ ra quốc hiệu CHIM _ CHĂM ở thời nhà Đường .

Nhìn hình khắc trên mặt Trống đồng ...phải chăng Chim và Nai là tôtem của 2 cộng đồng bắc và nam dòng họ Hùng ? .

Di lão còn gọi là LA hay Liêu tử nay gọi chung là KADAI chính là con cháu của Hữu Hổ thị đã bị ông Khải đánh đuổi phải di cư từ miền bắc Trung Việt ngày nay đến lập quốc ở vùng Kỳ sơn –Kỳ Chu – Cùi Chu – Qúy Châu ? .

Bản đồ Việt thời cận đại đất đai Chiêm quốc cũ gọi là đất CAM trải từ Cam môn thuộc Quảng bình tới Cam ranh tỉnh Khánh hòa ngày nay , phải chăng Cam là biến âm của Cầm – Kiềm và người Chiêm - Chăm chính là người CHIM tiếng Việt ? .

Xét như thế Trong con mắt vua quan nhà Đường – Việt Thường rõ ràng người Chăm – Chim và người La – Liêu tử ở quý châu – Vân nam là 1dòng giống và nước Chiêm thành chính là hậu thân của Tây Thục – nước NAM ở thời Tam quốc hay Lưỡng quốc kháng Ngụy (giặc dã - giả) xa xưa .

Sự thực đang lộ dần trong khi chờ sự thật lịch sử phơi bày toàn bộ người họ Hùng không được quên câu... Khu Linh người nước NAM ta ...
 

Lịch sử Champa .Thời kỳ xác định bản thể

Vương quốc Chiêm Thành (Champa) cổ cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với người Việt Nam. Vương quốc này ở đâu, xuất hiện từ thời nào, phát triển ra sao và tại sao biến mất ? Không sử sách Việt Nam nào nhắc đến. Đọc lại sử xưa, những nhân vật lịch sử Chiêm Thành, với những tên phiên âm Hán hóa, thường được nhắc tới một cách mơ hồ, đôi khi với những lời lẽ xúc phạm, từ đó sinh ra hiểu lầm rồi hiểu sai dẫn đến tâm lý phân biệt đối xử hay khinh thường, không thông cảm lẫn nhau.

Đây là thiếu sót lớn trong quan hệ giữa người Việt và người Việt với nhau. Tình trạng này cần sớm chấm dứt vì cộng đồng người Chăm ngày nay là thành tố bất khả phân của dân tộc Việt Nam. Quá khứ của người Chăm cũng là quá khứ chung của người Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử vương quốc Chiêm Thành xưa, chính vì thế, không những là một bắt buộc lịch sử mà còn là một biểu lộ tình cảm để hàn gắn những tai họa mà cộng đồng người Việt Nam nói chung đã gây ra cho những dân tộc anh em trước khi cùng nhau bắt tay xây dựng lại một đất nước chung.

Quan niệm về đất đai, lãnh thổ và tổ chức chính trị


Trước khi đi sâu vào phần tìm hiểu lịch sử vương quốc Chiêm Thành xưa, tưởng cũng nên duyệt lại một số quan niệm về đất đai và lãnh thổ của người Kinh và người Chăm. Có nắm vững yếu tố này, chúng ta sẽ dễ dàng theo dõi những chuyển biến lịch sử tiếp theo và kết quả tất yếu của nó. Khuyết điểm của những nhà viết sử hay nghiên cứu dân tộc học là thường dựa trên những quan điểm văn hóa và tình cảm của mình để phê phán các dân tộc khác, hiểu lầm và ngộ nhận là không tránh khỏi.

Đất đai và lãnh thổ tuy là những giá trị cụ thể nhưng quan điểm của người Kinh và người Chăm rất khác nhau. Đối với người Kinh, đất đai và lãnh thổ vừa là một giá trị vật chất vừa là một biểu tượng tình cảm, trong khi đối với người Chăm đó là một giá trị tâm linh và là một biểu tượng thần quyền.

Qua những đợt di dân liên tục từ hơn một ngàn năm qua, lãnh thổ của người Kinh không ngừng mở rộng theo thời gian và cộng đồng người Kinh ngày nay đã có mặt tại khắp nơi trên thế giới. Người Kinh tuy rất quí đất đai nhưng đó chỉ là một tài sản cần phải bảo vệ, một kỷ niệm cần phải giữ gìn. Rất ít ai chịu giam mình nơi chôn nhau cắt rốn nếu điều kiện sinh sống nơi đó khó khăn. Nơi nào có thể an cư lạc nghiệp được, nơi đó trở thành quê hương, nơi nào sinh sống khó khăn thì bỏ đi tìm nơi khác. Và khi ra đi, người Kinh mang theo cả bàn thờ tổ tiên, gia phả và tín ngưỡng đi theo, do đó không có vấn đề mất gốc hay mất cội nguồn.

Suy cho cùng, người Kinh vừa là một dân tộc du mục vừa là một dân tộc phù sa, bởi vì, một mặt, lịch sử dân tộc Kinh là một lịch sử di dân thường trực và cuộc di dân này đến nay chưa chấm dứt, mặt khác, người Kinh chỉ gắn bó với những vùng đất thấp, đất đồng bằng cạnh những dòng sông hay trục lộ giao thông, ít ai chịu gắn bó đời mình với rừng núi hay biển cả bao la.

Trên phạm vi lớn hơn là lãnh thổ. Lãnh thổ bao gồm cả đất đai, bầu trời và vùng nước, có lằn ranh nhất định và thuộc chủ quyền một quốc gia. Đối với người Kinh, lãnh thổ là một phạm trù ảo, không cụ thể, cha chung không ai tiếc. Lãnh thổ rộng hẹp ra sao là vấn đề trách nhiệm của những người lãnh đạo quốc gia, không ảnh hưởng gì đến đời sống thường ngày của người dân.

Người Chăm thì ngược lại, đất đai là một vật thể thiêng liêng không thể sang nhượng và chối bỏ. Từ ngàn xưa cha ông đã ở đây thì con cháu đời sau phải ở đó, không ai tự quyền rời bỏ quê cha đất tổ định cư nơi khác. Rời bỏ quê cha đất tổ là từ bỏ dòng tộc, từ bỏ thần linh. Chính vì thế, trong suốt dòng lịch sử đương đầu với người Kinh, cộng đồng người Chăm chấp nhận mọi hy sinh và gian khổ để giữ đất và bám đất, cho dù quê hương không còn hay bị tước mất. Tất cả những lễ lạc trong triều chính và ngoài dân gian đều nhằm vinh danh các vị thần cai quản đất đai, vì đất là nguồn sống và cũng là nơi ngự trị của các vị thần bảo vệ đất, che chở gia đình và đồng tộc. Nếu vì một lý do nào đó ngoài ý muốn một người Chăm phải rời bỏ quê hương đi nơi khác lập nghiệp, sinh hoạt tâm linh của người đó luôn gắn liền với nơi sinh quán cũ, vì không ai được quyền mang bàn thờ tổ tiên và thần linh đi theo, con người lệ thuộc thần linh chứ không ngược lại. Hơn nữa nếu phải ly hương, người đó cũng không thể đi ra ngoài lãnh thổ đã được thần linh che chỡ, nghĩa là chỉ giới hạn trong vùng đất của đồng tộc mà thôi. Đó là lý do giải thích tại sao tại người Chăm không di cư ra khỏi địa bàn cư trú của họ và tại nhiều nơi, nhất là ở Bình Thuận, người Chăm định cư tại một làng cách xa nơi sinh quán cũ cả trăm cây số nhưng vẫn muốn lệ thuộc về hành chánh và nghi lễ tại làng cũ. Đạo Hồi khi du nhập vào đây cũng phải thích nghi với tâm lý tôn thờ thần linh của người Chăm để được chấp nhận và đã biến cải thành đạo Bani. Tất cả chỉ vì người phụ trách lễ nghi và sổ bạ hành chánh địa phương là các thầy Paseh, Tapah (nếu là giáo dân đạo Bà La Môn) và các thầy Char, Po Adhya, Po Bac (nếu là giáo dân đạo Bani). Đây là một khó khăn về quản trị hành chánh mà các chính quyền người Kinh không hiểu nổi và muốn xóa bỏ, nhiều tranh chấp đáng tiếc đã xảy ra.

Nhiều người sẽ hỏi dân số vương quốc Chiêm Thành xưa bây giờ ở đâu ? Không lẽ đã bị tiêu diệt hết sao ? Con số 100.000 người Chăm tại Bình Thuận và Châu Đốc có phản ánh đúng sự thật không ?

Câu trả lời là không và dân chúng gốc Chăm vẫn còn nguyên vẹn. Người Chăm đồng bằng không đi đâu cả, họ đã ở lại trên lãnh thổ cũ tại miền Trung và với thời gian đã trở thành công dân Việt Nam một cách trọn vẹn. Có thể nói không một người Việt Nam nào sinh sống từ lâu đời tại miền Trung nào mà không mang ít nhiều dòng máu Champa trong người. Điều này cũng rất dễ khám phá, ít nhất là về hình dáng : da ngăm đen, vai ngang, mặt vuông, tóc dợn sóng, vòm mắt sâu, mắt bầu dục hai mí, mũi cao, môi dầy, miệng kín. Cũng không phải vô tình mà cách phát âm của người miền Trung khác hẳn phần còn lại của đất nước, với nhiều âm sắc thấp của người Champa. Đó là chưa kể những danh từ có nguồn gốc Champa. Cũng không phải tình cờ mà các điệu múa hát của người Chăm trở thành những điệu múa hát trong cung đình và ngoài dân gian thời Nguyễn. Nêu ra một vài trường hợp cụ thể trên chỉ để chứng minh một điều : dân cư vương quốc Champa cũ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam. Nhắc lại quá khứ của người Chăm cũng là nhắc lại quá khứ của cộng đồng người Việt tại miền Trung nói chung.

Về chính trị, vương quốc Champa được tổ chức theo định chế liên bang. Trước khi bị xóa tên, vương quốc Chiêm Thành là một kết hợp của nhiều tiểu vương quốc, từ đèo Ngang (Quảng Bình) đến mũi Kê Gà (Bình Thuận). Mỗi tiểu vương cai trị một lãnh thổ riêng, với một dân số nhất định, sinh hoạt độc lập với các tiểu vương khác và không can thiệp vào nội bộ của nhau. Một cách không chính xác, vương quốc Chiêm Thành cũ (Campapura) có ít nhất năm tiểu vương quốc : Indrapura (Bình Trị Thiên), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Nghĩa Bình), Kauthara (Phú Khánh) và Panduranga (Bình Thuận). Có thể thêm tiểu vương quốc Aryaru (Phú Yên) là sáu, nhưng sự hiện diện của tiểu vương quốc này trong lịch sử Chiêm Thành không rõ ràng.

Trong mỗi tiểu vương quốc cũng có sự phân chia quyền hành giữa các lãnh chúa địa phương. Chính sách địa phương tản quyền này đã được triều đình Việt Nam công nhận năm 1471, khi thành Đồ Bàn, kinh đô vương quốc Chiêm Thành, vừa bị đánh chiếm : đất Quảng Nam được chia thành nhiều lãnh địa khác nhau và giao cho những lãnh chúa Champa địa phương cai quản. Vương quyền trung ương Chiêm Thành chỉ giữ vai trò thần quyền, gìn giữ sự thống nhất và sự vẹn toàn lãnh thổ mà thôi, những sinh hoạt khác đều do các tiểu vương quốc địa phương đảm nhiệm. Khi có nhu cầu hay gặp nguy biến, triều đình trung ương nhân danh thần linh bảo vệ vương quốc kêu gọi các tiểu vương địa phương đóng góp nhân tài, vật lực xây dựng đền đài, chuẩn bị chinh chiến hay triều cống các thế lực lớn mạnh hơn. Vị thần bao vệ vương quốc Chiêm Thành được biết đến nhiều nhất là nữ thần Yan Po Nagar (Bà Mẹ Đất Nước hay Thiên Y Thánh Mẫu), đền thờ đặt tại Xóm Bóng, Nha Trang.

Về biên giới, lằn ranh phân chia giữa các tiểu vương quốc và vương quốc Chiêm Thành cũ với các thế lực chính trị đương thời là một biên giới thần quyền, không ai được quyền vượt qua và cũng không ai có quyền xâm phạm. Vương triều Chiêm Thành không có tham vọng đất đai, họ chỉ tập trung phát triển và bảo vệ những đất đai thuộc quyền sở hữu mà thôi. Những chuyển biến lịch sử sau đây chứng minh điều đó.

Tượng Lâm : địa bàn xác định bản thể

Rất khó xác định mốc thời gian để biết vương quốc cổ Chiêm Thành đã được hình thành từ hồi nào. Phần lớn những nhà khảo cổ và sử học đều đồng ý là vương quốc này xuất hiện vào đầu công nguyên, tức là thời gian người Chăm bắt đầu có chữ viết, chữ Phạn cổ. Nói như vậy không có nghĩa là trước đó người Chăm không có lãnh thổ, không có tổ chức chính quyền và không có lịch sử riêng. Bản thể Chiêm Thành có trước danh xưng. Tổ chức chính quyền của họ có thể đã thành hình cùng lúc với sự xuất hiện của các Lạc hầu, Lạc tướng trên địa bàn lưu vực sông Hồng và sông Mã của nước Văn Lang, thời Hùng Vương.

Những tài liệu có dấu vết thời gian rõ ràng (sử liệu cổ Trung Hoa và các bia ký) ghi nhận vương quốc cổ Chiêm Thành chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 2, năm 192 khi quốc gia Lâm Ấp ra đời. Thật ra vương quốc này trước đó có rất nhiều tên : Hồ Tôn Tinh, Tượng Lâm. Sau này được đồng hóa với các tên Lâm Ấp, Hoàn Vương Quốc, Chiêm Thành (Campapura), Phan Rang (Panduranga), cuối cùng là trấn Thuận Thành (Pradara). Những tên gốc Phạn vừa kể đều do người Trung Hoa hay người Việt đặt ra, dựa theo cách phát âm của người địa phương mà gọi.

Về nước Hồ Tôn Tinh, sách Lĩnh Nam Chích Quái viết: "Xưa kia bên ngoài lãnh thổ Âu Lạc có một vương quốc mang tên Diệu Nghiêm [có thể là Phù Nam]. Vị vua của vương quốc này có tên là Tràng Minh, hiệu Quỷ Vương [Dasanana] có mười đầu. Phía bắc vương quốc này có một vương quốc khác tên Hồ Tôn Tinh [quốc gia của người khỉ] do vua Dasaratha cai trị. Hoàng tử Chung Tư [Rama], người kế vị vua Dasaratha, có một người vợ là công chúa Bạch Tinh [Sita]. Công chúa Bạch Tinh có một sắc đẹp tuyệt trần không giống người phàm. Quỷ Vương, mê hồn trước sắc đẹp của Bạch Tinh, mang binh sang đánh nước Hồ Tôn Tinh cướp công chúa về nước. Hoàng tử Chung Tư, quá căm giận, dẫn đầu một đoàn hầu binh xe núi băng biển tiến vào vương quốc Diệu Nghiêm, giết Quỷ Vương, đưa công chúa Bạch Tinh về".

Theo nhận xét của học giả Huber (La Légende du Ramayana en Annam, Etudes indochinoises), Hồ Tôn Tinh có thể là vương quốc Champa cổ. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ thời đó đều có sự tích giống nhau, tại Indonésia trong các đền thờ Bà La Môn lớn đều khắc chuyện thần thoại này trên tường đá. Chuyện Quỷ Vương có mười đầu chỉ là cách mô tả thô thiển ngai vàng của các vị vua trong thần thoại Ấn Độ và Phù Nam thường có hình con rắn hổ mang [naja] mười đầu.

Về đất Tượng Lâm, các sử liệu Trung Hoa xác quyết đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam xưa kia, trực thuộc quyền quan trị hành chánh của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu ghi đến cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Những nhà khảo cổ phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, gọi chung là Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Một số học giả người Chăm xác nhận lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm : Indrapura (Bình Trị Thiên), Amavarati (Quảng Nam) và Vijaya (Nghĩa Bình), sau này gọi chung là Bắc Chiêm Thành.

Như vậy, về văn hóa, Tượng Lâm là nơi tập cư của nhiều nhóm người xuất thân từ nhiều nền văn hóa khác nhau, một sự pha trộn văn hóa tự nhiên giữa các giống người vào thời hoang sơ. Đầu tiên là sự pha trộn văn hóa giữa các nhóm Indonésien di cư (văn hóa Indus) và cổ Mã Lai (văn hóa Sa Huỳnh), kế là với nhóm Việt tộc sơ sử (văn hóa Đông Sơn), sau có thêm người Hán (văn hóa Khổng Mạnh) từ phương bắc di cư xuống và người Môn Khmer (văn hóa Óc Eo-Phù Nam) từ tây-nam đi lên. Cuối cùng là những nhóm Malayo-Polynésien (văn hóa Mã Lai - Đa Đảo hay Nam Đảo) từ biển cả tràn vào hồi đầu công nguyên. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài (thế kỷ 1 trước và sau công nguyên). Một số cư dân bản địa, không chấp nhận hay không chịu nổi sự cai trị của nhóm di dân mới tới, đã di tản lên vùng rừng núi sinh sống và trở thành những nhóm sắc tộc thiểu số ngày nay, nhưng không vì vậy mà quan hệ giữa đồng bằng và miền núi bị cắt đứt, dân cư hai vùng đã nương tựa nhau để tồn tại trong suốt thời gian qua.

Sang thế kỷ thứ 2, một số thương nhân Ấn Độ đến vùng đất này buôn bán và luôn tiện phổ biến nền văn minh và văn hóa mà họ thừa hưởng cho thành phần cầm quyền địa phương và một số cơ chế tổ chức quốc giả đã được thành hình từ miền Nam lên miền Bắc. Một tấm bia đá tìm được ở làng Võ Cảnh (Nha Trang) cho biết vị vương cai trị vùng đất phía nam vào thế kỷ thứ 2 tên là Sri Mara, không có phần kế tiếp. Nhiều học giả cho rằng vị vương đó là Khu Liên, người thành lập vương quốc Lâm Ấp ở phía bắc, là sai. Sri Mara chỉ là một tiểu vương Champa ở phía nam (Kauthara), trong khi Khu Liên là một tiểu vương khác ở phía bắc (Indrapura).

Do nằm cạnh lãnh thổ với Trung Quốc, sự hình thành vương quốc Champa phía bắc được biết đến nhiều nhất bởi các nguồn sử liệu Trung Hoa để lại và cũng nhờ đó người ta biết thêm quan hệ giữa người Việt (các Lạc hầu và Lạc tướng) và người Chăm trong thời Bắc thuộc đã rất gắn bó.

Cũng nên biết đất Giao Châu, tức nước Văn Lang cũ là thuộc địa của nhà Đông Hán (-202 đến + 220) từ năm 111 trước công nguyên. Sau khi diệt xong nhà Triệu (Triệu Đà), Hán Vũ Đế chia đất Âu Lạc (Văn Lang cũ) ra làm ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Theo Tiền Hán thư, quận Giao Chỉ có 92.440 hộ gồm 746.237 dân, quận Cửu Chân có 35.743 hộ gồm 166.013 dân và quận Nhật Nam có 15.460 hộ gồm 69.485 dân. Quận Nhật Nam có năm huyện : Tây Quyển (Hà Tĩnh), Ty Cảnh hay Ty Ảnh (Quảng Bình), Châu Ngô (Quảng Trị), Lô Dung (Thừa Thiên) và Tượng Lâm (từ Quảng Nam trở xuống).

Không chấp nhận sự cai trị của người Hán, một số dân cư (các nhóm Lạc hầu, Lạc tướng) từ các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam đã hoặc trốn lên các vùng rừng núi phía tây ẩn náu, hoặc chạy xuống các vùng cực nam (huyện Tượng Lâm) hợp lực với những nhóm dân cư bản địa chống lại quân Hán. Huyện Tượng Lâm trở thành địa bàn tranh chấp quyền lực giữa quan quân nhà Hán với các nhóm cư dân bản địa trong suốt thời kỳ Bắc thuộc.

Trương Tôn, thái thú quận Cửu Chân (25-56 trước công nguyên), mô tả dân chúng huyện Tượng Lâm là "những giống người còn man di, chỉ biết bắt cá và săn thú rừng, không biết cày cấy. Bọn người này rất bất trị, thường hay nổi lên chống lại thiên triều, đốt nhà, giết người, cướp của, rồi rút vào rừng sâu mỗi khi quân tiếp viện đến".

Tại Giao Chỉ, năm 42, một Lạc tướng tên Thi Sách nổi lên chống lại sự cai trị hà khắc của quân Hán nhưng thất bại, ông bị quân đô hộ giết chết. Vợ là Trưng Trắc, cùng em là Trưng Nhị, tiếp nối cuộc kháng chiến chống lại nhà Hán. Hai Bà chiêu mộ nghĩa binh gốc Nam Đảo phía nam và Lạc Việt phía bắc, đánh đuổi quân đô hộ ra khỏi xứ sở. Binh lực của Hai Bà chiếm 65 thành trì trong các quận Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ. Hán vương (Quang Vũ Đế) phải cử Phục Ba tướng quân Mã Viện mang đại quân sang đánh dẹp và chiếm lại những phần đất đã mất. Để xác nhận uy quyền của nhà Hán, Mã Viện cho dựng cột đồng khắc sáu chữ : "Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt" [Trụ đồng ngã xuống, Giao Chỉ không còn]. Thông điệp này thật ra là một lời nhắn nhũ đám quan quân địa phương : muốn giữ yên đất Giao Chỉ phải ngăn chặn phiến quân từ phía nam tràn lên, nếu không đất Giao Chỉ sẽ mất. Quan quân địa phương ở đây phải hiểu là quan quân nhà Hán và quan quân Lạc Việt hợp tác với nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ (gọi chung là người Kinh, tức người định cư trên đồng bằng).

Lệnh của Phục Ba tướng quân Mã Viện có lẽ đã được đông đảo dân chúng địa phương nghe theo nên, theo truyền thuyết, khi đi ngang trụ đồng mỗi người phải ném một cục đá vào chân trụ đồng để nó luôn được đứng vững. Sự kiện này giải thích sự qua lại ở khu vực biên giới phía nam quận Giao Chỉ của các thương nhân phía bắc rất là tấp nập. Lâu dần trụ đồng bị lấp, ngày nay không còn dấu vết do đó không biết ở đâu. Cũng có thể Mã Viện, sau khi diệt xong hai Bà Trưng, đã thi hành một chính sách cai trị mềm dẽo hơn để lấy lòng dân chúng địa phương, vì không có sử sách nào nhắc đến những cuộc bạo động của người Giao Chỉ chống lại thiên triều trong suốt hơn 50 năm sau đó.

Trụ đồng này là mốc ranh giới đầu tiên giữa nhà Hán và dân cư gốc Nam Đảo. Sự kiện này chứng minh các nhóm dân cư gốc Kinh theo nhà Hán sinh sống trên phần đất phía nam quận Nhật Nam rất sợ những cuộc tiến công của người Nam Đảo phía dưới.
Về địa điểm của trụ đồng, sử cổ Trung Hoa (Hậu Hán Thư và Thuy Kinh chú) ghi chép rằng nó nằm ở phần lãnh thổ cực nam của nhà Hán (quận Nhật Nam) ở huyện Cửu Phong (còn gọi là Cự Phong, tỉnh Quảng Trị ngày nay). Những nguồn sử khác (Tấn thư, Nam Tề thư và Lương thư) cũng xác nhận trụ đồng được dựng lên ở phía nam huyện Tượng Lâm (phía bắc Thừa Thiên). Có sách (Tân Đường thư) ghi trụ đồng được dựng lên ở phía nam Quảng Châu.
Dấu ngoặc về hai Bà Trưng

Nguồn gốc của hai Bà Trưng cũng cần được nghiên cứu lại, vì trong thời kỳ này đất Giao Chỉ chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Sau gần hai thế kỷ bị đô hộ (từ –111 đến +42) chế độ mẫu hệ của người Lạc Việt bị chế độ phụ hệ do người Hán mang tới lấn át, mất dần ảnh hưởng rồi biến mất trong xã hội thượng lưu và giới quí tộc. Người phụ nữ bản địa tuy mất đi vai trò lãnh đạo xã hội, nhường chỗ cho phái nam, nhưng uy quyền của họ vẫn được tôn trọng trong giới dân gian (gia tộc và gia đình).

Trong thời Bắc thuộc, nhà Đông Hán muốn xóa bỏ nền văn hóa Đông Sơn của các nhóm Lạc Việt để chỉ còn văn hóa Trung Hoa, các quan cai trị đã thay thế chế độ mẫu hệ bằng chế độ phụ hệ, khuyên khích định cư, cải đổi lối ăn mặc và canh tác nông nghiệp. Chế độ mẫu hệ của các dòng Lạc hầu, Lạc tướng bị xóa bỏ dần theo từng chính sách cai trị của các quan thái thú từ Bắc triều gởi xuống. Có lẽ phần lớn các nhóm Lạc Việt sinh sống trên lưu vực sông Hồng chấp nhận sự cai trị của người Hán, chỉ một số ít còn lại từ chối sự hội nhập này đã rút lên miền núi sinh sống và trở thành những nhóm người Mường ngày nay (gia đình hai Bà Trưng có lẽ là một trong những nhóm này), hay chạy xuống phía nam kết hợp với các nhóm Nam Đảo, vẫn còn mang nặng yếu tố mẫu hệ.

Sử sách Trung Hoa nói rằng hai Bà Trưng, thuộc dòng "man di", là chị em sinh đôi, quê tại xã Cổ Lai, huyện Châu Diên, quận Phong Châu (làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên ngày nay). Trưng Trắc lấy chồng là Thi Sách, người huyện Châu Diên (Vĩnh Yên) và định cư tại quê chồng. Sử sách Việt Nam cho rằng hai Bà thuộc dòng Lạc hầu, Lạc tướng (văn hóa Đông Sơn), quê ở huyện Mê Linh (ngoại thành Hà Nội), từ Ba Vì đến Tam Đảo, đất bản bộ cũ của các vua Hùng, sinh sống bằng nghề nuôi tằm, do đó mới có tên Trứng Chắc (kén dầy) và Trứng Nhị (kén mỏng), sau này đọc trại thành Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Thi Sách là một quan lại bản địa thuộc dòng Lạc tướng, hợp tác với quan quân nhà Hán cai trị Châu Diên. Sau khi cưới Trưng Trắc, có thể đã bị ảnh hưởng bởi ý chí độc lập của gia tộc bên vợ, đã chống lại sự cai trị của quan quân nhà Hán. Trong giai đoạn này, có lẽ yếu tố mẫu hệ còn mạnh nên Thi Sách đã không được sự hưởng ứng mạnh mẽ của dân chúng địa phương nên thất bại. Khi Thi Sách bị sát hại, Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị nổi lên chống lại quân Hán thì không những đã được dân chúng Giao Chỉ ủng hộ mà cả dân chúng phía nam (Cửu Chân, Nhật Nam, đặc biệt là huyện Tượng Lâm) hưởng ứng và tôn lên làm lãnh tụ. Yếu tố mẫu hệ nổi bật trong đạo quân kháng chiến, trong năm tộc lớn thời đó hai Bà đã kén chọn được 62 vị tướng, trong đó hơn phân nửa (32 người) là phụ nữ như Thánh Thiên công chúa, Man Thiện, Diệu Tiên, bà Lê Chân, Bát Nàn, Hoàng Thiều Hoa, Đào Kỳ, Xuân Nương, Liễu Giáp, Việt Huy, Ả Di, Ả Lã, Ả Tắc, Nàng Đê, v.v... và 21 tì tướng, trong đó gần phân nửa là phụ nữ.

Cũng nên biết chữ "ả, nương, nàng, đào, liễu" là những từ Hán để chỉ người phái nữ. Yếu tố Phật giáo cũng nổi bật trong cách đặt tên người : Man Thiện, Diệu Tiên, Bát Nàn là những pháp danh Phật giáo. Yếu tố vương quyền cũng bắt đầu xuất hiện với những tước vị như người Hán : công chúa Thánh Thiên được phong binh hàm Bình Tây đại nguyên soái, bà Lê Chân giữ chức Tiên Phong nữ tướng quân... Nhưng sự kiện nổi bật nhất là đạo binh của hai Bà Trưng đã biết dùng voi xung trận, một loại quân dụng hoàn toàn xa lạ với người Hán. Đây là bằng chứng cho thấy sự hợp tác giữa các nhóm dân cư sông Hồng và dân cư phía bắc miền Trung rất là mật thiết, vì thuần phục voi là nghề của những người miền núi phía tây-nam Bắc phần.

Những cuộc nổi dậy của người Chăm ở Tượng Lâm

Sau biến cố hai bà Trưng, có lẽ chính sách cai trị của quan quân Đông Hán đã cởi mở hơn nên đất Giao Chỉ trở nên yên bình trong hơn năm thế kỷ. Ngược lại, tình hình chính trị phía nam, huyện Tượng Lâm, luôn giao động.

Mùa hè năm 100, hơn 2.000 dân Tượng Lâm nổi lên phá đồn, đốt thành, giết một số quan quân cai trị. Chính quyền đô hộ phải huy động quân của các quận huyện khác đến dẹp, giết được chủ tướng, cuộc nổi loạn mới tạm yên. Từ đó chính quyền nhà Hán không dám ức hiếp một cách thô bạo dân cư tại đây nhưng đặt vùng đất này dưới quyền cai trị trực tiếp, do một binh trưởng sứ cầm đầu, phòng hờ những cuộc nổi loạn sau này. Để lấy lòng dân cư địa phương, quan quân nhà Hán tổ chức phát chẩn cho dân nghèo, miễn thuế hai năm...

Mục đích của chính sách cai trị trực tiếp này là thu thuế và nhận phẩm vật triều cống (vàng, bạc, sừng tê giác, ngà voi, móng chim ưng, hương liệu, vai lụa...) càng nhiều càng tốt. Thuế và phẩm vật triều cống do những lãnh chúa địa phương (thuần phục nhà Hán) thay mặt thiên triều quyên góp trong dân chúng. Như vậy nhà Hán vừa có thu nhập vừa không hao tốn ngân quỹ, lại duy trì được ảnh hưởng trên vùng đất đó, bù lại lãnh chúa địa phương được thiên triều sắc phong và được bảo vệ khi bị tấn công.

Theo sử liệu cổ của Trung Hoa (Hậu Hán thư, Lưu Long truyện, Mã Viện truyện) ghi lại thì người huyện Tượng Lâm luôn chống đối lại chính sách cai trị của nhà Hán và thường tranh chấp lẫn nhau về quyền cai trị tại vùng đất này. Tượng Lâm ở quá xa chính quốc nên sự cai trị trực tiếp của những quan đô hộ và binh lực thiên triều làm hao tốn công quỹ mà lợi ích chính trị và kinh tế chưa chắc đã cao, do đó đã rất lơ là.

Năm 136, khoảng 1.000 dân Tượng Lâm nổi lên chống lại sự cai trị của nhà Hán và đánh chiếm huyện Tượng Lâm, họ đã đốt thành và giết trưởng lại (huyện trưởng). Năm sau thứ sử Giao Chỉ là Phàn Diễn phải điều hơn 10.000 binh sĩ từ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân xuống đàn áp nhưng thất bại. Thay vì đi dẹp loạn, đoàn quân này lại phối hợp với dân quân Tượng Lâm chống lại và chiếm đóng một số thành quách khác trong quận, quan quân Đông Hán phải rút lui khỏi huyện Tượng Lâm.

Năm 138, Giả Xương, một quan thị ngự sử nhà Hán đi sứ phía nam, đã cùng với các quan thái thú trong quận Nhật Nam gom quân đi dẹp những cuộc nổi loạn ở huyện Tượng Lâm. Nhưng sau gần một năm cố gắng, tất cả đều thất bại, không những thế họ còn bị dân quân địa phương bao vây hơn cả năm trời. Từ đó nhà Hán mất tin tưởng ở đám quan quân địa phương và chỉ tin dùng quan quân từ Trung Hoa đưa xuống. Năm sau Hán Thuận Đế sai tướng Cổ Xương huy động 40.000 quân ở các châu Kinh, Dương, Duyên, Dự (Trung Hoa) xuống đàn áp cuộc nổi dậy. Cổ Xương bị quân nổi loạn đánh bại, Hán vương sai một tướng khác tên Lý Cố mang viện binh tiếp trợ nhưng Lý Cố viện bảy lý do để hoãn binh. Cuộc tiến quân bị khựng lại và tình hình tạm yên trở lại.

Những kế sách của Lý Cố là : ly gián nội bộ những người nổi loạn bằng cách mua chuộc những lãnh chúa địa phương nhằm làm suy yếu tiềm lực của dân quân Tượng Lâm ; tránh can thiệp bằng quân sự vào những tranh chấp cục bộ của người địa phương ; chỉ để lại một quan lại người địa phương thay mặt thiên triều cai trị ; vấn đề lãnh đạo địa phương để cho người địa phương chọn lấy, người thắng cuộc được thiên triều tấn phong ; quan cai trị địa phương phải là một lãnh chúa thần phục thiên triều ; tước Vương Hầu (dành cho người nhà Hán) và Liệt Thổ (dành cho người địa phương).

Để thực hiện mưu kế của Lý Cố, Hán vương phong Trương Kiều làm thứ sử Giao Chỉ và Chúc Lương làm thái thú Cửu Chân ; cả hai có nhiệm vụ thu thuế và nhận phẩm vật từ những quan lại được nhà Hán tấn phong. Trương Kiều đã thu phục được hàng chục ngàn thường dân Nhật Nam và Tượng Lâm qui thuận Hán triều.

Năm 144, dân chúng quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm lại nổi lên chống lại ách cai trị của nhà Hán, nhưng bị thứ sử Hạ Phương đánh bại. Năm 157, một người tên Chu Đạt cùng với dân chúng Cửu Chân nổi lên giết huyện lệnh ở Cự Phong và thái thú Nghê Thức chiếm quyền lãnh đạo. Sự kết hợp tự nhiên giữa dân chúng hai quận Cửu Chân và Nhật Nam gây nhiều bối rối cho các quan quân cai trị. Dưới sự chỉ huy của đô úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng, quân Hán phản công quyết liệt, giết hơn 2.000 dân Cửu Chân, phe nổi loạn phải chạy xuống phía nam chiếm quận Nhật Nam và chống trả lại. Trong ba năm liền, từ 157 dến 160, lực lượng nghĩa quân huyện Tượng Lâm, khoảng 20.000 người, tiến lên đánh quân Hán và chiếm nhiều huyện khác của Nhật Nam. Vài năm sau, năm 178, Lương Long cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán, chiếm được nhiều vùng đất từ Giao Chỉ đến Hợp Phố và từ Cửu Chân đến Nhật Nam ; năm 181 Hán vương cử Lã Đại mang đại quân sang đánh dẹp tình hình mới tạm yên.

Đến đời Hán Sơ Bình (190-193), nhân nội tình Trung Hoa loạn lạc, dân chúng Tượng Lâm, phối hợp với dân cư hai quận Cửu Chân và Nhật Nam, nổi lên đánh đuổi quân Hán và đạt thắng lợi sau cùng. Năm 192, tiểu vương quốc Champa đầu tiên phía bắc chính thức ra đời, dưới tên Lâm Ấp. Tiểu vương quốc này là đầu tàu mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của người Kinh ở phía bắc và là phong trào thống nhất vương quốc Chiêm Thành ở phía nam.






Nguyễn Văn Huy


Theo e-ThongLuan.org
Ý kiến của Văn Nhân .


Bài viết này nếu đặt trên nền địa lý của Sử thuyết Hùng Việt thì hay biết mấy .



Bản đồ Các quận của Đông hãn quốc trên Lãnh thổ nhà Châu cũ .

Xin lưu ý những thông tin về cột đồng Mã Viện trong bài .



Nguồn Laclong / Người Chăm