Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tần An Dương Vương


theo Hùng Việt
Bách Việt trùng cửu – nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/

Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN),Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Sách Hoài Nam tử cho biết tiếp: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư.
Người “Tuấn kiệt” lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi của dân Âu Lạc là ai? Các sử gia đời nay cho rằng đó là Thục Phán. Nhưng rõ ràng năm 216 TCN Tần đã đánh chiếm vùng đất này, lập quận huyện đầy đủ, còn đâu nước nào nữa mà có Thục An Dương Vương? Nếu An Dương Vương là người đã kháng Tần những năm 216 – 207 TCN, thì Tần đánh ai ở đất Lục Lương năm 216 TCN?
So sánh thời gian này với hành trạng của Triệu Đà. Triệu Đà làm huyện lệnh Long Xuyên, rồi được Nhâm Ngao trao lại quyền cai quản ở Nam Hải. Tiếp theo Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
Còn Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.

Như vậy Triệu Đà chứ không phải ai khác vào năm 207 TCN đã chiếm lại 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải mà Tần thành lập trên đất Việt năm 216 TCN. Vì vậy Triệu Đà chính là người “tuấn kiệt” lãnh đạo nhân dân Âu Lạc kháng Tần thắng lợi được nhắc đến trong sách Hoài Nam tử.
Một tư liệu khác nói về Triệu Đà là lời trăn trối của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông khi nhà vua hỏi kế sách đối phó với giặc phương Bắc. Hưng Đạo Vương tâu rằng: “Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…”
Lời kể của Hưng Đạo Vương về hành trạng Triệu Vũ Đế xét kỹ thì thấy không giống gì với chính sử hiện nay. Triệu Đà nếu khởi nghiệp ở Nam Hải thì còn mang đại quân sang châu Khâm châu Liêm đánh chiếm làm gì nữa? Kỳ lạ hơn, Triệu Đà còn dùng kế vườn không nhà trống và lối đánh “du kích”, dùng đoản binh để chống giặc phương Bắc. Nhà Hán có tấn công vào lãnh thổ Nam Việt thời Triệu Đà lúc nào đâu mà phải bỏ cả ruộng đồng để đánh du kích?
Lời kể của Trần Hưng Đạo chỉ có thể hiểu được nếu Triệu Đà chính là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, bắt đầu từ huyện Long Xuyên (Long Biên) rồi mới tiến sang chiếm Nam Hải (châu Khâm châu Liêm) và các quận khác.
Theo Truyện Rùa Vàng, Lĩnh Nam chích quái thì Triệu Đà đã đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương. An Dương Vương là nhân vật không hề được chép trong sử sách mà chỉ có trong truyền thuyết. Thực tế lịch sử là Triệu Đà đánh Tần thắng lợi ở đất Âu Lạc, do vậy đưa đến một nhận định bất ngờ: An Dương Vương chính là nhà Tần, đã bị Triệu Đà diệt năm 216 TCN ở Âu Lạc.
Theo Lĩnh Nam chích quái thì An Dương Vương, người Ba Thục, đã cử binh đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, lên làm vua, xây thành ở đất Việt Thường. Điều này hoàn toàn trùng khớp với nhà Tần. Nhà Tần cũng từ đất Thục (Tứ Xuyên), tiến đánh Văn Lang – Âu Lạc. Còn việc xây thành ở đất Việt Thường là việc Tần Thủy Hoàng dời đô từ Hàm Dương xuống phía Đông Nam.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép:Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ nói:
- Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía Nam sông Vị….
Ở Quan Trung, số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái. Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.

Thành Cổ Loa ở đất Việt Thường mà An Dương Vương xây 9 vòng thì ra chính là cung điện (cung A Phòng?) mà Tần Thủy Hoàng đã xây khi dời đô ra gần biển Đông. Ly Ấp phải chăng là Lâm Ấp mà Đại Việt sử ký toàn thư nói đến ở trên (hay là Quế Lâm trong Sử ký Tư Mã Thiên)? Còn Vân Dương hẳn là đất Vân Nam, tức là vùng Tượng Quận. Quan Trung của nhà Tần ở chính vùng đất “Việt Thường” là Quế Lâm và Tượng Quận.
Vua Tần được gọi là An Dương Vương bởi vì Tần xuất phát từ phía Tây (Thục) đã diệt nhà Đông Chu ở phía Đông. An Dương nghĩa rõ ràng là Yên Đông. Chữ Dương này tương tự như trong Lạc Dương, kinh đô của Đông Chu vậy.
Thẻ ngọc An Dương được tìm thấy ở Quảng Châu những năm 50 thế kỷ trước với các chữ tiểu triện của nhà Tần là một dẫn chứng xác thực về Tần An Dương Vương đã làm chủ vùng Nam Hải.
Thực ra thì có tới 2 An Dương Vương, hay 2 vua đã dẹp yên phương Đông. An Dương Vương thứ nhất là nhà Chu vì nhà Chu cũng từ phía Tây (Thục) lật đổ nhà Thương Ân ở phía Đông. Nhà Chu cũng cho xây thành ở đất Việt Thường, là vùng Cổ Loa ngày nay. Truyền thuyết Việt đã chép chung chuyện của Chu An Dương Vương và Tần An Dương Vương thành một, dẫn đến sự rối loạn không thể hiểu nổi về nhân vật này.
Nhận định Triệu Đà diệt An Dương Vương là diệt Tần còn đem đến một nhận định khác không kém quan trọng. Vì Quan Trung của nhà Tần như trên là vùng đất gần biển Đông ở Quế Lâm (Lâm Ấp) và Tượng Quận nên Triệu Đà chiếm Quế Lâm và Tượng Quận tức là chiếm Quan Trung của nhà Tần. Người đã dẫn quân chiếm Quan Trung năm Tần Nhị thế thứ 3 là Lưu Bang. Suy luận hiển nhiên: Triệu Đà cũng chính là Lưu Bang. Triệu Đà diệt An Dương Vương trong truyền thuyết Việt là chuyện Lưu Bang diệt Tần trong Hoa sử.
Sử Việt không chép gì về thời kỳ nhà Tần làm chủ đất Việt, nhưng thay vào đó chính là chuyện của An Dương Vương với nước Âu Lạc. Truyện Lý Ông Trọng là tướng của An Dương Vương rồi làm phò mã Tần như vậy cũng trở nên dễ hiểu vì An Dương Vương với Tần ở đây là một mà thôi.
Giai đoạn giữa Tần – Hán này đối với sử Việt thực sự là câu hỏi nan giải, đau đầu. Càng ngẫm càng thấy những chuyện tưởng như vô lý hết mức lại là câu trả lời đơn giản, hợp lý nhất. Đáng tiếc là chẳng mấy ai hiểu đúng mà tin vào những điều này.

( Thêm 1 chi tiết cần lưu ý : An Dương Vương có nỏ thần,còn quân đội cùa Tần - theo nhiều nguồn- bách chiến bách thắng là nhờ có đội quân cung nỏ cực kỳ hùng hậu và kỳ lạ.) - (xem phim Hero đoạn nói về việc Tần tấn công các nước bằng cung tên. Cu Tí)

7 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Rối tinh rối mù,chả biết đàng nào mà lần nữa! Dân đen mình lo chuyện trước mắt thôi.
    Gần đây nhất:Ai là người lái xe tăng húc đổ cánh cổng dinh độc lập cũng còn KHÔNG PHÂN ĐỊNH RÕ nữa là chuyện mấy ngàn năm trước!

    Về sử,tham khảo theo Tư Mã Thiên có thể tin,nhưng theo "Đại Việt Sử ký toàn thư" (1272-1679) viết sau sự kiện Triệu Đà hàng ngàn năm,liệu đúng đến đâu?
    Thôi,chúc chủ nhà khỏe,HN đi chợ bán nốt rau đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng hay chưa đúng hiện tại chưa có đủ những manh mối đáng tin cậy để phân định bạn ạ. Nhưng ít nhất đó là tấm lòng đi tìm sự thật cho lịch sử nước nhà. Chứ hàng ngàn năm mơ mơ hồ hồ....

      Xóa
  3. Người Tiên Lãnglúc 19:51 10 tháng 8, 2013

    Chả lẽ Cu Tý Dở Hơi không biết cái trang "Gúc gù chấm Tiên lãng" là trang gì ư?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết chứ Người Tiên Lãng,ít ra cũng nên tìm hiểu trình của họ như thế nào. hê hê.

      Xóa
  4. Chả hiểu CU nói gì, Chỉ có AN dương Vương chống Tần thôi chứ là gì có ông nào là Tần An dương Vương.Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sát nhập 6 nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc người Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Khi vào lãnh thổ Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán chỉ huy.

    Trả lờiXóa