Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Điểu , Cầm , Chim .


Sử viết : Tần chiếm đất Lục Lương hay Lục Dương chia thành 3 quận : Nam hải Quế lâm và Tượng , Sử thuyết Hùng việt chỉnh sửa thành : Tần chiếm đất Văn lang hay Văn vương tức đất của thiên tử Châu chia thành 3 quận : Tam xuyên hay Long xuyên – Quế lâm và Tượng trong đó Tam xuyên hay Long xuyên cũng gọi là Long Xoang là đất đế đô của nhà Đông Châu .




Theo Dịch học thì Tam = Long chỉ phương Đông .

Xuyên thực ra là Xoang – Choang đồng nghĩa với Châu là sáng láng .

Tam xuyên hay Long Xoang là cách gọi thay thế cho tên Đông Châu mà thôi .

Nam hải không nằm trong đất của thiên tử nhà Châu đó là lãnh thổ nước Tống đất vua Châu ban cho ông Cơ tử dành thờ phụng các vua nhà Thương và Thương Ân .

Để lừa thiên hạ Hán sử đem Nam hải thế chỗ Tam xuyên ...biến Tam xuyên thành huyện Long xuyên của quận Nam hải , xóa đi dấu tích kinh đô Lạc ấp ở phía đông của nhà Châu . (để tránh dẫn chứng rườm rà cho bài viết mời các bạn xem những bài viết khác trên cùng web-blog)




Sang thời Hiếu của Lý Bôn – Lưu Bang đất Văn Lang của nhà Châu cũ được chia thành các quận : Giao chỉ – Nhất nam – Cửu chân và Ích châu .

Khi đất nước chịu sự thống trị của Đông hãn quốc thì vùng đất giữa quận Cửu chân – (Qúy châu) và Nhất nam – (Quảng tây) là đất Tượng – Lâm .

Phải rạch ròi như thế vì đang có âm mưu ...dựa vào những thông tin tư liệu về đất Tượng – Lâm cố gán ghép Tượng quận thời Tần là đất Quảng tây và bắc Việt nam ngày nay cốt củng cố cho việc phi tang quận Tam xuyên hay Long xuyên ở Bắc Việt và nam Quảng Tây vì Sử ký của Tư mã Thiên ghi rõ ...Tần lấy đất nhà Châu lập quận Tam Xuyên ...

Lý thiên Bảo – Lưu Biểu lập nước Dạ lang hay Đoài lang ở Cửu chân , người kế vị là Lý Bí – Lưu Bị mở rộng đất nước về Vân nam - Ích châu xưa , Sử Trung quốc gọi nước của Lưu Bị là Thục nghĩa là nước phía tây , đối chiếu với dòng tư liệu lịch sử khác khám phá Lý Bí – Lưu Bị chính là Khu Liên – Lý khu Kiên vua nước Lâm Ấp ở Tượng Lâm – Nhất nam ... thực ra không có nước nào tên là Lâm ấp , Lâm ấp tức đại ấp Lâm tức kinh đô nước Nam ,lâm↔lam↔nam , tên nước do Lý khu Kiên lập là nước NAM hay Nam quốc có kinh đô là Lâm ấp .

Lý Bôn – Lưu Bang người đất Phong ( Phong châu – bắc Việt nam ?), nổi lên ở đất Bái (đất người Bạch -Vân nam ?) lên ngôi hoàng đế ở Tràng An sử Việt gọi là Lý Nam đế ; Lý Bí - Lý Phật tử của cuộc nổi dậy Tượng lâm được gọi là hậu Lý nam đế theo nghĩa là sự nối tiếp , sự việc này cũng đúng như sử Trung hoa : Lý Bí – Lưu Bị là dòng dõi vua Tây Hán (Hiếu ?) nên còn gọi là Lưu hoàng thúc và nước Thục được giới sử học xem như là triều tiếp nối nhà Tây Hán (Hiếu) thường gọi là Thục – Hán .

Thiên Nam ngữ lục đoạn nói về khởi nghĩa của Khu Liên như sau:




Khu Linh người nước Nam ta
Bình sinh tập dụng can qua một mình
Bèn vào Tượng quận dấy binh
Toan làm sự cả công danh ở đời.
Trong phần chú dẫn viết: Việt sử cương mục chép:
"Tháng tư mùa hạ (137
?), người Man ở Tượng Lâm (Nhật Nam) là Khu Liên làm phản.".
Đoạn trích bài viết của tác gỉa Bách Việt trùng cửu trên cho thấy sự lúng túng của giới sử học Việt , không phân biệt và định vị được đâu là Tượng quận đâu là Tượng Lâm khiến sự việc trở nên rối rắm , chính sự rối rắm này đã dẫn đến cái nhìn sai lầm về nước ...Lâm ấp , ...Khu Linh người nước NAM ta ...rõ như ban ngày vậy mà lâu nay cứ coi ...Lâm ấp và người Chăm là ‘ngoại quốc’ có người còn vô tình tiếp tay cho kẻ ác tâm khoác lên đầu lên cổ dân tộc mình cái gông tội lỗi nặng nề vì đã ...chiếm nước và hủy diệt 1 nền văn minh sáng chói của người khác bằng những trường ca bi ai thống thiết ...khóc giống Hời .

Khi Tấn quốc đánh diệt nước Thục năm 263 dòng dõi Lý khu Kiên tức Lý Bí lui về vùng Bình Trị Thiên ngày nay , cùng thời này vùng đất đông bắc Việt do Sĩ Huy cai quản , sử Việt lầm lẫn gọi là Sĩ Nhiếp (Sử thuyết HÙNG Việt cho Sĩ Nhiếp chỉ là ‘chức hiệu’ do người đời đặt là viết tắt của ‘kẻ sĩ nhiếp chính’ dùng chỉ những nhân vật thời Hiếu (Tây Hán) mạt và Vương Mãng là Đặng Nhượng – Tích quang ). Ngô chủ Tôn Quyền đã đánh diệt anh em Sĩ Huy và sáp nhập đất Đông bắc Việt vào nước Ngô .

Năm 260 khi nước Thục đô ở Tứ Xuyên (gọi theo sử Trung quốc) suy yếu lắm rồi Tướng Lục Dận của nước Ngô đã đánh chiếm đất Tượng Lâm ở Qúy châu – Quảng tây mở rộng lãnh thổ nước Ngô sang phía tây .

Năm 263 nước Tấn chiếm được kinh đô nước Thục , Tây Thục tiêu vong trong con mắt của sử gia Trung quốc nhưng với sử Việt thì nước NAM – Lâm ấp vẫn còn .

Năm 270 Phạm Hùng cháu ngoại của Khu Liên lên kế vị thì lãnh thổ nước Nam ( thường gọi lầm là Lâm ấp) chỉ còn vùng Bình trị Thiên và duyên hải miền trung Việt nam ngày nay .

Phạm Hùng , dùng phép phiên thiết thì thấy rất có thể không có vua nào họ Phạm tên Hùng :

Phạm Hùng thiết Phùng phải chăng là chỉ 1 ông vua tộc Việt họ Phùng ? .

Phải chăng Vua Lâm ấp ... Họ Phùng này chính là tiền nhân của Phùng Hưng Bố cái đại vương thời sau ?

Dưới thời Phạm Hùng, lãnh thổ Lâm Ấp được trải từ thành Khu Túc cạnh sông Gianh (Quảng bình) ở phía bắc tới Khánh Hòa (Kauthara) phía nam. (Rất có thể Gianh chỉ là biến âm của Ranh chỉ ranh giới ?)

Phạm Hùng mất con là Phạm Dật kế vị , Năm 284 Phạm Dật gởi một sứ bộ sang nước Tấn cầu hòa và nước Nam – Lâm ấp được tạm sống yên ổn vài chục năm trong đời vua Phạm Dật .

Phạm Dật qua đời năm 336, một tể tướng cướp ngôi vua tự xưng Phạm Văn (Fan Wen). Phạm Văn không phải là người Chăm mà là một người gốc Hoa quê ở Dương Châu,

Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt (rèn kiếm, đúc lao) đạt đến tột đỉnh. Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ và xa rời ‘thế giới’ Trung hoa , bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm cũng có vào thời này . (Trung quốc gọi là Hồ tự người Việt gọi là Hoả tự ?)

Phạm Văn đánh thắng hai nước Đại Kỳ Giới và Tiểu Kỳ Giới mở rộng sang phía tây đem vùng tây nguyên Việt nam ngày nay nhập vào bản đồ nước NAM - Lâm ấp. (cũng có ý kiến cho đây là hai vương quốc trên đất Lào ngày nay),

Năm 340, Phạm Văn xin nhà Đông Tấn cho sát nhập một phần Thanh Hóa vào lãnh thổ Lâm Ấp nhưng không được . Phạm Văn liền xua quân tiến công giết thứ sử Hạ Hầu Lâm, , cho xây lại thành Khu Túc (cạnh sông Gianh) phòng giữ và lấy mũi Hoành Sơn (nam Thanh Hóa) làm biên giới phía bắc nước NAM - Lâm ấp .

Năm 433, đời Tống Văn Đế, niên hiệu Nguyên Gia thứ 10, vua Lâm Ấp kế tiếp là Phạm Dương Mại II cử sứ bộ sang đòi lại đất Giao châu , nhà Lưu Tống không thuận quân Lâm ấp hợp với quân Phù nam tiến đánh Giao Châu mở ra cuộc chiến kéo dài , năm 446 niên hiệu Nguyên Gia thứ 23, Tống Văn Đế cử đại binh đánh Lâm Ấp, hạ được thành Khu Túc rồi tiến vào kinh đô Trà Kiệu đốt phá chém giết, thu vét vàng bạc châu báu không kể xiết . Vì thất bại này Lâm Ấp suy yếu phải nhận làm phiên thuộc của Tống (Lưu).
Nhà Tề thay nhà Lưu Tống, năm 492, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ 10, phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước vị An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương như thế Tên An Nam đã xuất hiện từ thời này không phải đợi đến đời Đường mới có trong sử sách
(An nam đô hộ phủ) .

Năm 559 nhà Bắc Châu phục hưng Trung hoa chấm dứt ách thống trị của nòi Hung - Hãn .

Để thu giang sơn về 1 mối , Năm 605, Tùy Dượng Đế nhà Việt Tủy – Sở sai Lưu Phương hợp binh thủy bộ tiến chiếm Lâm ấp , quân Tùy hạ thành Khu Túc rồi vào quốc đô Trà Kiệu đánh đuổi vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chí chạy vào Panduranga – Phan rang .
Nhà Tùy chia đất mới bình định làm 3 quận là Tỵ Cảnh (Quảng Bình), Hải Âm (Quảng Trị, Thừa Thiên), và Lâm Ấp (Quảng Nam, Bình Định).


Nhà Đường lên thay, Lâm ấp trở thành nước phiên thuộc của Đại Đường – Việt Thường .
Từ năm 758, đời Đường Túc Tông, niên hiệu Càn Nguyên năm đầu, sử Trung quốc gọi Lâm Ấp là Hoàn Vương.


Năm 875, Lâm Ấp thiên đô về Đồng Dương (Indrapura)- Quảng Nam. Bắt đầu từ đây, danh xưng Chiêm Thành (Campapura) thay thế cho Lâm Ấp .

Nhà Đường gọi người Di lão ở Qúy châu – Quảng Tây – Vân nam là Điểu Man , người Choang là Điểu Hử .

Thực ra Điểu Man là Điểu Mun – đen chỉ hướng nam xưa nay là Bắc .

Điểu Hử chính xác là Điểu Hoả nghĩa là người Điểu hướng Xích đạo .

Qúy châu –Quảng tây tức vùng đất gốc Tượng Lâm của nước NAM - Lâm ấp được nhà Đường gọi là đất Kiềm , Kiềm chỉ là biến âm của Cầm tiếng Việt là loài chim .

Tộc Người thì gọi là Điểu , đất thì gọi là Cầm...

Phải chăng ĐIỂU thông nghĩa với CẦM – KIỀM đã đẻ ra quốc hiệu CHIM _ CHĂM ở thời nhà Đường .

Nhìn hình khắc trên mặt Trống đồng ...phải chăng Chim và Nai là tôtem của 2 cộng đồng bắc và nam dòng họ Hùng ? .

Di lão còn gọi là LA hay Liêu tử nay gọi chung là KADAI chính là con cháu của Hữu Hổ thị đã bị ông Khải đánh đuổi phải di cư từ miền bắc Trung Việt ngày nay đến lập quốc ở vùng Kỳ sơn –Kỳ Chu – Cùi Chu – Qúy Châu ? .

Bản đồ Việt thời cận đại đất đai Chiêm quốc cũ gọi là đất CAM trải từ Cam môn thuộc Quảng bình tới Cam ranh tỉnh Khánh hòa ngày nay , phải chăng Cam là biến âm của Cầm – Kiềm và người Chiêm - Chăm chính là người CHIM tiếng Việt ? .

Xét như thế Trong con mắt vua quan nhà Đường – Việt Thường rõ ràng người Chăm – Chim và người La – Liêu tử ở quý châu – Vân nam là 1dòng giống và nước Chiêm thành chính là hậu thân của Tây Thục – nước NAM ở thời Tam quốc hay Lưỡng quốc kháng Ngụy (giặc dã - giả) xa xưa .

Sự thực đang lộ dần trong khi chờ sự thật lịch sử phơi bày toàn bộ người họ Hùng không được quên câu... Khu Linh người nước NAM ta ...
 

4 nhận xét:

  1. trang chủ thân ,
    trang liên kết "Văn Nhân" bị đóng cửa rồi , bạn có thể nối với trang thay thế http://huvi.wordpress.com
    thân chào .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ah. Cảm ơn Bác. Hèn gì tôi không thể nào vô được,đã lâu rồi không được đọc bài nào của ở đó.

      Xóa
  2. thằng cha nào biên sử mà hồ đồ đéo chịu nủi?
    Loằn lại bắt nhập mã!!

    Trả lờiXóa
  3. Đèo mịa lãnh tụ, welcome to Cu Tí Dở Hơi nhá. Đừng có mà lầm bầm, đọc kỹ coi người ta viết cái gì đi bố ah.

    Để bữa nầu hết bị xiền nó vật sẽ cống hiến 1 bài với phong cách Dở Hơi tặng Lãnh tụ đọc chơi.

    Trả lờiXóa