Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Điểu Cầm Chim ... thực chứng .

....................
Sự thực đang lộ dần trong khi chờ sự thật lịch sử phơi bày toàn bộ người họ Hùng không được quên câu... Khu Linh người nước NAM ta ...


Mới đây qua việc phát hiện nền văn hóa khảo cổ Khả lạc ở Qúy châu (chủ yếu trong năm 2001 ) , 1 vấn đề mới rất quan trọng đối với văn hoá và lịch sử Việt nam được đặt ra :

Khả lạc ký âm la tinh là KELE , Khả tiếng Mường là người đồng nghĩa với từ kẻ trong tiếng Việt nên rất có thể Khả Lạc = Kele chính là KẺ LA trong tiếng Việt (ai ơi chớ lấy kẻ La , cái dưa thì khú cái cà thì thâm ...), Kẻ La là cộng đồng người ở về hướng Xích đạo so với địa bàn sinh tụ của người Kinh , trong Dịch học thì La – Kanh đồng nghĩa với Bắc – nam , La – Kanh chính là 2 cộng đồng người khởi nguyên của Hữu Hùng quốc hay nước họ Hùng tức thủy tổ Trung hoa .

Từ việc phát hiện nền văn hóa khảo cổ Khả Lạc – Kẻ La Giới nghiên cứu đang đặt vấn đề về sự liên quan văn hóa và lịch sử giữa Lĩnh nam và Nam đông dương thời cận kế công nguyên .

Để giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác về lịch sử và văn hóa người Việt 1 thời , xin dẫn 1 số thông tin từ mạng internet làm tài liệu tham khảo giúp bạn đọc dễ suy xét hơn về những điều đã viết trong bài ... Điểu Cầm Chim ..

A - Tin và ảnh: Lâm Thị Mỹ Dung

Nguồn : http://baotangnhanhoc.org

TRAO ĐỔI HỌC THUẬT QUỐC TẾ

“Dấu tích văn hóa Dạ Lang ở Việt Nam”

INTERNATIONAL SEMINAR “The Traces of YeLang Culture in Vietnam”

Đơn vị tổ chức

Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Pham Huy Thông Foundation

Thời gian sáng ngày 02.11.2010

Địa điểm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Có 05 báo cáo của học giả Đức, Trung Quốc và Việt Nam

1. Báo cáo của TS. YANG YONG (Institute of Archaeology, Chinese academy of Social Sciences (IACASS) ). On the Kele Culture.

Kết quả khai quật Khả Lạc (Kele)

Yelang là một nhóm tộc người hay nhà nước ở Tây Nam TQ

Kele là phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất có quan hệ với Dạ Lang (Yelang cổ)

Kele là một TP nhỏ ở Hezzhang, tây bắc Quý Châu. Năm 1970, khai quật một số mộ táng ( niên đại TK 4-1 BC). Mộ phân bố trên một số đồi nhỏ (cao 60-100m) quanh thung lũng

Có hai loại mộ về niên đại: 3 mộ Hán (Han culture tombs)

108 mộ địa phương sơ kỳ Chiến Quốc tiền kỳ Tây Hán (Local style có nhiều nét địa phương so với những mộ Hán đương thời nên gọi là mộ của VH Khả Lạc )

Giữa hai loại mộ này có sự phân biệt rõ ràng về không gian. Mộ Hán ở phía Nam.

Mộ địa phương thường có chiều dài 2-3m rộng 1m, sâu chưa đến1m.

Ít vết quan tài gỗ sơn. Mộ đơn, chôn nằm ngửa, một số tay khoanh trước khi chôn. Một số đầu chôn vào ấm đồng hay trống đồng, giai đoạn muộn hơn sắt thay thế ấm đồng, có trường hợp chậu úp lên mặt người chết.

Khoảng 800đồ tùy táng chôn theo các mộ dạng địa phương: Gốm, vải, da, xương, đồng, sắt, ấn…Nhiều đồ minh khí. Công cụ, nông cụ…Nhiều vũ khí (hoạt động quân sự phát triển)

Nhiều chứng cứ liên quan đến diễn giải đời sống KT, XH và tinh thần có thể so sánh với thư tịch và Sử ký Tư Mã thiên (phần chép về Dạ lang). Có nét chung là búi tóc

Có thể thấy tính chất bộ lạc trong xã hội của người Dạ Lang.

Đồ đồng dùng trong mộ táng (chôn đầu) thể hiện tôn giáo nguyên thủy, thủ lĩnh tôn giáo hay phù thủy.

Quan hệ văn hóa

Khác với mộ văn hóa Điền và những tàn tích văn hóa khu vực xung quanh, mặt khác giữa chúng có những nét chung

Quan hệ gần gũi với văn hóa Ba Shu (Ba Thục) giao dịch buôn bán, ảnh hưởng hay di dân Ba Thục vào Khả Lạc

Quan hệ với văn hóa Hán: Đồ đựng bằng sắt, gương đồng…

Với ĐNA: tục úp mặt hay chôn đầu vào đồ đồng được tìm thấy ở một số nơiở ĐNA lục địa

Trung Hoa

Thời Tần Hán, một số người Kele… di cư xuống phía nam

Hậu Hán thư cho biết có môt số người Dạ lang sống ở miền Bắc và miềnTrung Việt Nam.

Kết luận: Nhiều chứng cứ cho thấy văn hóa Kele (Khả Lạc) là của người Dạ Lang (Yelang people). Văn hóa Khả Lạc là một phần của Dạ Lang. Tuy vậy vẫn cần thêm những nghiên cứu.

2. Nguyễn Hữu Tâm (TTTSĐNA)

Vấn đề nước Dạ Lan và ghi chép về Dạ Lang trong một số thư tịch cổ Trung Quốc

3. TS. Nguyễn Việt (TTTSĐNA): The Traces of Yelang culture in Việt Nam (Dấu vết văn hóa Dạ Lang ở Việt Nam).

Gồm các vấn đề

Làng Vạc Đông Sơn Nam tiến

Yalang - OuLe –Linyi (Dạ Lang – Âu Lạc và Lâm Ấp)

Dấu vết của người Dạ Lang vào người Tây Âu

Nhận thức mới về Văn hóa Đông Sơn

Một phần Gò Mun đã thuộc Đông Sơn? Bùng nổ của ĐS liên quan đến biến động chung của khu vực

Phân chia khu vực: Bắc, Nam Đông Sơn

Lĩnh Nam chưa nhận biết nền văn hóa đồ đồng rõ ràng như Điền hay Đông Sơn, có thể là rìa của Đông Sơn Bắc.

Khai quật Khả Lạc quan trọng đối với nhận biết Dạ Lang

Làng Vạc và Nam tiến của hiện vật Đông Sơn - di chuyển của quý tộc Tây Âu và Âu Lạc về phía nam

Vấn đề Tây Âu trước khi nhập với Lạc Việt!

Lưu ý về chôn đầu người trong đồ đồng có phải chỉ chôn đầu người hay không? hay do đồng giúp lưu giữ xương sọ còn những bộ phận thi thể khác đã bị phân hủy hoàn toàn.

Nồi trống Phú Xuyên, Làng Vạc… những hiện vật khác tìm những đặc điểm chung với đồ đồng Kele dạng chân đế 4 chấm.

4. TS. Andreas Reinecke (Viện Khảo cổ học liên bang Đức).

Những dấu hiệu về mối quan hệ xa giữa Lĩnh Nam TQ và Nam Đông Dương

Vấn đề cách và đường đi của hiện vật từ chỗ này sang chỗ khác (Trống đồng là vật chứa biểu tượng chứ không phải hàng hóa thông thường).

Trình bày về đồ đồng Hán tìm thấy ở Miền Trung Việt Nam và Nam Việt Nam

Và những kết quả mới nhất ở Prohear (Cămpuchia)




Bài trình bày của TS. Andreas Reinecke (hình trên là hiện vật ở Lai Nghi, Quảng Nam và dưới là hiện vật Prohear, Cămpuchia)

5. Tạ Đức (TTTSĐNA) Quan hệ Dạ Lang-Văn Lang từ nghiên cứu so sánh Dân tộc học ngôn ngữ



B - Đi sâu hơn xin Trích 1 phần bài viết của Ts Nguyễn Việt làm tư liệu thực chứng cho chủ đề Điểu Cầm Chim :

Truyền thuyết Thánh Gióng –Sự phối trộn các thành tố huyền thoại Âu và Lạc ở thế kỷ 3 trước Công nguyên .

TS Nguyễn Việt

nguồn : http://www.drnguyenviet.com

................
Sự việc bắt đầu bằng những phát hiện khảo cổ học tại vùng Khả lạc (Quý Châu, Trung Quốc). Đây là một khu mộ táng lớn có niên đại từ thời Chiến Quốc đến Đông Hán đã được phát hiện và khai quật từ 1978 rồi 2000. Loại hình mộ táng và di vật chon theo của chủ nhân khu mộ đã cho phép các nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất một văn hóa khảo cổ riêng biệt mang tên “Văn hóa Khả Lạc” (KeLe Culture) . Khi mở rộng nghiên cứu so sánh, các nhà khoa học Việt Nam, Trung Quốc cũng như quốc tế đều nhận thấy sự gần gũi của cách chon cất giữa văn hóa Khả Lạc với khu mộ táng Đông Sơn ở Làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Đó là kiểu chôn người chết trong những huyệt đất nông có dùng đá kè mộ và nhất là cách đặt đầu người chết bên trong hoặc bên trên các đồ đựng bằng đồng như trống, chậu, nồi, đĩa… Và điểm theo tôi là quyết định nhất để có thể nối văn hóa Khả Lạc với những chủ nhân Đông Sơn ở Làng Vạc đó là họ đều sở hữu những chiếc vòng ống bằng đồng có bản dẹt và nhất là những thanh kiếm lưỡi sắt (hoặc đồng) tra vào phần cán đúc bằng đồng trang trí rất đẹp và có hình thuyền cong, mỏng gắn ở đốc chuôi. Đây là lọai kiếm mang tính đặc thù văn hóa tộc người vô cùng độc đáo và rõ nét. Ngay ở Trung Quốc chúng cũng chỉ mới phát hiện được ở Khả Lạc (khoảng 20 chiếc) và ở Việt Nam cũng mới thấy ở vùng Làng Vạc và phụ cận (khoảng 50 chiếc), chưa thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên toàn thế giới. Sự tương đồng này đã được các nhà khoa học xác nhận như là minh chứng rõ nhất cho một làn sóng di chuyển những quý tộc Tây Âu – Dạ Lang từ vùng đất Dạ Lang xưa (Quý Châu, tây bắc Quảng Tây) xuống khu vực miền bắc Việt Nam .

Sự kiện này được củng cố thêm bởi việc phát hiện loại qua đồng lưỡi thẳng, đốc có hình vị thần của người Tây Âu dọc sông Hồng từ Vân Nam đến Việt Trì và loại nồi đồng có quai xoắn thừng mỏng dẹt trên có tượng chim nhỏ, đáy nồi chia làm bốn ô, trong đó có hoặc không có chân núm nổi, phân bố ở vùng nam và đông nam Cổ Loa ( Thuận Thành Bắc Ninh, Văn Lâm, Mỹ Hào Hưng Yên, Phú Xuyên, Mỹ Đức Hà Nội, Duy Tiên Hà Nam). Đây cũng là hai loại hình tùy táng đặc trưng cho văn hóa Khả Lạc ở Quý Châu. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, văn hóa Khả Lạc có niên đại từ thế kỷ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ 2 sau Công nguyên, đồng thời với văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Những hiện vật kể trên đều nằm trong khung niên đại sớm của nền văn hóa này (thế kỷ 5 đến thế kỷ 2 trước Công nguyên).

Tài liệu thư tịch cũng hé mở cho chúng ta khi hai lần Hậu Hán thư nói đến những người “man” Dạ Lang tồn tại ở “bên ngoài” Cửu Chân. Một lần khi nói đến công trạng của Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang để giảm được quân tuần tra đồn trú. Một lần khác vào năm thứ nhất niên hiệu Vĩnh Sơ đời Hán An đế (năm 107) khi nhắc đến man Dạ Lang bên ngoài Cửu Chân nổi dậy chiếm đất lập lãnh thổ rông trên 1000 dặm . Quận Cửu Chân là một trong 9 quận của nhà Hán lập ra sau khi chiếm Nam Việt vào năm 110 trước Công nguyên. Phân bố của cửu Chân bao gồm vùng núi Tam Điệp trở vào đến vùng núi Nghi Sơn giáp ranh Thanh Hóa – Nghệ An hiện nay. “Bên ngoài” Cửu Chân có thể hiểu là vùng núi phía tây và phía nam Thanh Hóa hiện nay. Đây chính là vùng phân bố của các đồ đồng thau Đông Sơn mang phong cách giống với văn hóa Khả Lạc của người Dạ Lang ở Quý Châu thời xưa. Có một số dấu hiệu khảo cổ cho thấy rằng chính những người Dạ Lang này, với tư cách tàn quân Âu Lạc đã tham gia cùng Khu Liên lập nên nước Lâm Ấp chống Hán trong nhiều thế kỷ thuộc nửa đầu thiên kỷ 1 sau Công nguyên.

Vậy cuộc di chuyển của những thủ lĩnh Dạ Lang, Tây Âu xuống miền bắc Việt Nam đã diễn ra do đâu và như thế nào ?

Dạ Lang được nhắc đến đầu tiên trong Sử ký của Tư Mã Thiên (thế kỷ 2 trước Công nguyên). Khi đó có hai sự kiện lớn liên quan đến Dạ Lang, một là việc Triệu Đà mua chuộc áp phục Dạ Lang theo Nam Việt chống Hán vào khoảng 179-180 trước Công nguyên. Hai là, nhà Tây Hán cử quân đánh Nam Việt vào năm 110 trước Công nguyên có cử tướng sang Dạ Lang điều quân tham chiến. Nghiên cứu về nhà nước Dạ Lang đã làm rõ được đó là một tiểu quốc được cho là “lớn nhất ở Tây Nam Di” đối với các triều đại Trung Hoa cổ điển. Dạ Lang vốn phân bố chủ yếu ở đất Quý Châu hiện nay, xưa kia tiếp giáp về phía đông nam trực tiếp với Tây Âu. Sau khi Tây Âu nhập với Văn Lang để thành Âu Lạc thì cũng chính là tiếp liền với Âu Lạc. Khu vực tiếp giáp đó chính là phía tây bắc Quảng Tây hiện nay. Chúng tôi cho rằng một bộ phận phía bắc của Tây Âu có chung nền văn hóa với Dạ Lang, thể hiện qua sự tương đồng về vũ khí (qua, dao găm) và các đồ dùng gia dụng khác (trống, chuông, vòng tay, tai, nồi, chậu, trống…), trong đó có thể có chung cả một vị thần tre là Trúc Vương.

Sự ra đời của Âu Lạc đã rõ là sự kết hợp của khối Tây Âu khi đó phân bố ở Quảng Tây, Quảng Đông, một phần Vân Nam và các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, với những người Lạc Việt của nước Văn Lang (vùng trung, hạ lưu sông Hồng, lưu vực sông Mã, sông Cả) lấy Cổ Loa làm kinh đô đầu tiên. Sự khác biệt trong bộ di vật Đông Sơn từ thế kỷ 3 trước Công nguyên trở về sau trong phạm vi cương vực Văn Lang đã ghi nhận sự tham gia của khối Tây Âu này. Trong thực tế, khối Tây Âu cũng chính là một bộ phận Lạc Việt phía bắc đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa nhà nước Sở, Ngô, Việt, Ba Thục mà thôi. Khi kết hợp với Văn Lang thủ lĩnh Tây Âu là Thục Phán đã nắm quyền lãnh đạo Âu Lạc. Có lẽ vì tàn dư Ba Thục có đậm nét trong văn hóa Tây Âu nên sách sử từ thế kỷ thứ ba sau Công nguyên (Giao Châu ngoại vực ký) đã ghi nhận : Thục Phán là “Thục vương tử” – tức dòng dõi vua nước Thục (đã bị mất nước từ khoảng 100 năm trước đó – năm 316 trước Công nguyên). Truyền thuyết dân gian cũng nói đến thất bại của Hùng vương là do vua Thục xin thông gia không được đã đem quân đến đánh. Tài liệu khảo cổ học Việt Nam xác nhận có nhiều yếu tố văn hóa Ba Thục để lại trong bộ di vật từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tuy nhiên, đi vào chi tiết thì sự thiếu vắng kiếm kiểu Khả Lạc, Dạ Lang ở đồng bằng sông Hồng tương đồng với vắng bóng qua đồng trong sưu tập vũ khí Làng Vạc cho thấy dường như có một bộ phận thủ lĩnh Dạ Lang khi bị sức ép của Tần, Hán đã đi theo đường núi từ Quý Châu đến vùng thượng du sông Hiếu (Nghệ An) và chỉ có khối Tây Âu đi xuống đồng bằng sông Hồng thôi.


Nguồn Laclong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét