Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Chữ của người Việt cổ - 5000 năm trước chúng ta có chữ viết hay không?( PIV)

TIẾNG VIỆT TRONG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Các nhà ngôn ngữ học ghi nhận ở vùng Nghệ Tĩnh ngôn ngữ địa phương vẫn còn giữ lại được nhiều từ tiếng Việt cổ như xưa họ nói "nác" nay là nước, "cơn" nay gọi là cây, "lả" là lửa, "ló" là lúa… Năm 1903,Vương Duy Trinh là Hiệp Biện Ðại học sĩ làm Tổng Ðốc Thanh Hóa đã sưu tập đựơc 35 mẫu tự của chữ cổ ở "Châu", đó là "Phụ Man mẫu tự tam thập ngũ tự" (Ba mươi lăm mẫu tự của chữ "Châu"). Vương Duy Trinh, tác giả Thanh Hoá Quan phong (thế kỷ XIX) viết :

" Ðây là chữ Châu tiếng Châu. Trên kia đã dịch làm tiếng chợ, một khúc ca có 12 đoạn, có tầng thứ, có nông sâu, có mở đóng, có hồi cố. Có khác gì 13 nước Phong-thi. Người làm bài ca là người có học. Vậy mới biết có văn tự thì phải có văn chương. Tỉnh Thanh Hóa một châu quan có lối chữ thập châu đó. Người ta thường nói rằng Việt Nam không có chữ, tôi nghĩ rằng không phải. Thập Châu vốn là đất nước ta. Trên Châu còn có chữ lẽ nào dưới chợ lại không? Lối chữ trên Châu chính là lối chữ nước ta đó. Nay xem chữ trên Châu với chữ Xiêm, chữ Lào … tuy rằng viết dọc viết ngang có khác dạng nhưng cũng là một lối chữ Loan Phụng Khoa Ðẩu. Ðời xưa Trung quốc từ người Lý Tư đời Tần trở về sau hay có người thay đổi làm lối khác, mà nước ta nội thuộc kể đã dư ngàn năm. Từ sau Sĩ vương dạy lấy chữ Trung quốc mà lối chữ nước ta bỏ hết. Thập châu bởi là nơi biên viễn cho nên lối chữ ấy còn ..".

Nguyễn Ðổng Chi trong tác phẩm "Việt Nam cổ văn học sử" đã sưu tầm được 35 chữ cái của đồng bào Mường. Ðó là lối chữ ngoằn ngoèo như con nòng nọc đúng như Tiền Hán thư chép và cũng đúng như giấc mơ cũng chính là ưu tư của Vua Lê Thánh Tông đã gợi mở cho chúng ta. Mặt khác, vùng Tây Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh địa bàn cư trú của Việt Thường, Văn Lang xưa cũ mà Tiền Hán thư ghi rõ là ngay từ thời Ðào Ðường khoảng thiên niên kỷ thứ II trước Dương lịch, người Việt cổ đã có một thứ chữ riêng biệt trông như con nòng nọc.

Hình dạng chữ viết của đồng bào Mường gần giống như những hoa văn với những đường cong lạ trên mặt trống đồng Lũng cú, Hà Tuyên mới được phát hiện trong thập niên 70 với những hoa văn kỷ hà có những nét giống chữ Phạn cổ trên bia đá Võ Canh ở Khánh Hoà và chữ cổ khắc trên đá ở di chỉ Óc Eo (An Giang). Theo các nhà Tiền Sử học thì cách nay hơn 6 ngàn năm, một nhánh Malaynesian đã thiên di sang Aán Ðộ định cư, một số lại quay trở lại Ðông Dương. Các công trình khảo cổ mới tìm thấy ở 2 bang Punjap và Sin ở Tây Bắc Aán Ðộ một nền văn minh Harrapa và Mohenjo Daro. Ðó là nền văn minh tối cổ của MaLaynesian mà các nhà nhân chủng gọi là cư dân Dravidian. Ðó là nền văn minh sông Aán. Nền văn minh này phát sinh rất sớm vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III TDL và tàn lụi vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II TDL vì sự xâm lấn của chủng Aán Aâu (Arian). Cư dân Dravidian tôn thờ mặt trời, thờ nữ thần Mẹ và nhiều thần có liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi. Cư dân Dravidian có tín ngưỡng phồn thực và đã sáng tạo ra lối chữ cổ Aán Ðộ. Ðặc biệt trong sử thi Anh hùng ca Ramayana của Aán Ðộ cổ cũng có truyền thuyết về cội nguồn được xem như dị bản của huyền thoại Rồng Tiên với khái niệm Bách Việt mà Hoàng tử Rama là con trai trưởng giống như Hùng Quốc vương trong huyền thoại Rồng Tiên.

Tất cả tự dạng trên có một điểm chung nhất là ký hiệu sổ ngang sổ uốn tròn như bộ di chuyển của con Nòng nọc. Tự dạng mang tính biểu trưng, lối chữ tượng ý chứ không tượng hình như Hán tộc.Theo Ðặng Ðức Siêu thì bên cạnh hình ngôi sao12 cánh, hoa văn vòng tròn có chấm, đường thẳng song song hướng tâm, đường gấp khúc hoặc nửa hình thoi, hình người hoá trang cách điệu, người ta còn thấy những đường nét uốn lượn tạo thành các hình dạng ngoằn ngoèo hoặc những vạch thẳng phối hợp với nhau thành những góc, những hình, những đường có tính chất kỷ hà. Phải chăng đó là dấu tích của lối chữ viết "ngoằn ngoèo như con nòng nọc" được khắc hoạ trên trống đồng Lũng cú Hà Tuyên? Rõ ràng là loại chữ này đã vượt qua giai đoạn chữ viết tranh vẽ như kiểu thư của bộ tộc XiTơ gửi cho vua Ba Tư. Nó cũng không phải là loại chữ tượng hình còn gắn bó nhiều với các yếu tố đồ hoạ như chữ cổ Ai Cập. Rất có thể, đó là thứ chữ bao gồm một hệ thống ký hiệu khá đơn giản. Mỗi ký hiệu là một đường nét ngắn, uốn lượn theo một thể thức nào đó. Số lượng ký hiệu hoạt động trong hệ thống chắc cũng có hạn, cho nên, khi viết nhiều ký hiệu đã được lập đi lập lại nhiều lần nên trong giống như đàn nòng nọc đang quấy bơi. Căn cứ vào sự mô tả ngoại hình đó, chúng ta có thể suy đoán rằng đó là một hệ thống văn tự được xây dựng trên nguyên tắc ghi âm. Những ký hiệu ghi âm trong hệ thống văn tự ấy được sử dụng độc lập không cần đến sự hiệu chính của các ký hiệu tượng hình ghi ý. Nếu những dấu tích trên trống đồng Lũng cú đúng là dấu tích văn tự thật và niên đại tuyệt đối của di vật này được xác định rõ thì đó sẽ là một đầu mối rất quan trọng giúp chúng ta lần tìm ra hình ảnh hệ thống chữ viết cổ sơ của dân tộc.

Gần đây, giới khảo cổ mới khám phá ra một di tích tại thung lũng Mường Hoa, Hoàng Liên Sơn cách thị trấn Sapa khoảng 6 km. Ðó là những tảng đá trên bề mặt có nhiều nét chạm trổ. Chúng nằm rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang của đồng bào Hmong-Dao. Di tích bãi đá cổ rộng khoảng 8 km2 được các nhà khảo cổ Pháp nghiên cứu từ năm 1925 gồm khoảng 159 hòn đá kích thước to nhỏ. Lớn nhất là hòn Bố dài 15 m, cao 6m trong đó đáng chú ý là những hình vẽ người, nhà sàn và các dấu hiệu có thể là hình thức phôi thai của chữ viết. Kế đến là đàn hổ đá và tấm bia có khắc chữ Việt cổ. Tại bản Pho thuộc thung lũng người ta tìm thấy những hòn đá có khắc chữ viết cổ, gần đó trên những thửa ruộng bậc thang thuộc 2 xã Lao Chẩy và Hầu Thào cũng tìm thấy những chữ viết cổ được khắc trên mặt đá. Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì đây là chữ Việt cổ nhưng còn phải nghiên cứu giải mã những ký tự, văn tự này mới thoả đáp được vấn đề.

Năm 1965, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một thanh kiếm cổ trong ngôi mộ cổ ở núi Vọng Sơn, Gia Lăng tỉnh Hồ Bắc thuộc địa bàn cư trú của Bách Việt xưa. Sau khi gột rửa lớp đất bám trên kiếm, các nhà khảo cổ vô cùng ngạc nhiên xen lẫn thán phục vì thanh kiếm bị chôn vùi dưới lòng đất gần 2.500 năm nhưng vẫn sáng loáng dưới ánh sáng mặt trời và toả ra một làn ánh sáng màu xanh. Dùng mũi kiếm rạch nhẹ lên một chồng giấy gồm 10 thếp manh, chồng giấy bị cắt đứt như khi ta dùng máy xén bây giờ. Ðặc biệt trên thân thanh bảo kiếm có 8 chữ nạm sợi bạc, khắc theo lối "Ðiểu triện" tức lối chữ Triện viết theo dạng hình chân chim, nội dung như sau:" Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm" nghĩa là vua Việt Câu Tiễn tự đúc kiếm ..". Toàn thân và chuôi kiếm có cẩn ngọc Minh Châu màu Lam và lục tùng rất đẹp. Lối chữ " Ðiểu Triện" của người Việt cổ chính là lối chữ Thương Hiệt thời Ðế Hoàng.

Công trình nghiên cứu trên được kiểm chứng bởi các công trình khảo cổ. Ðặc biệt gần đây giáo sư Hà văn Tấn, viện trưởng viện Khảo cổ CHXHCNVN đã tìm thấy một lưỡi cày Ðông Sơn, một qua đồng ở Thanh Hoá và 3 qua đồng trong 1 ngôi mộ của người nước Sở ở Hồ Nam Trung Quốc bây giờ. Trên những di vật này đều có những ký hiệu được xem là dấu vết của một hệ thống chữ viết có niên đại vào thời Chiến quốc. Giới nghiên cứu ghi nhận:"Loại chữ này có từng ký hiệu riêng rẽ, phần lớn không phải chép lại hình ảnh hiện thực nghĩa là không phải các ký hiệu hình vẽ mà là các ký hiệu qui ước. Mỗi ký hiệu có khả năng tương ứng với một từ. Như vậy, đây là một loại chữ rất tiến bộ trong lịch sử chữ viết. Nó đã trải qua giai đoạn chữ viết hình vẽ mà ý tứ trong cả văn bản được thể hiện bằng một bức vẽ như vậy có thể hệ thống chữ viết này đã ở giai đoạn chữ viết biểu ý".

Theo cách phân loại của các nhà nghiên cứu chữ viết hiện nay, thì chữ viết hình vẽ được gọi là chữ viết ghi câu vì hình vẽ truyền đạt ý cả câu. Còn chữ viết mà trong đó mỗi ký hiệu tương ứng với một từ thì gọi là chữ viết ghi từ. Hệ thống chữ cổ mà chúng tôi vừa phát hiện có thể là chữ viết ghi từ (logogramme) hoàn toàn khác biệt với chữ Hán. Chữ viết trên lưỡi cày văn hoá Ðông Sơn thì hẳn là chữ viết của người Việt cổ. Các nhà nghiên cứu cũng vừa tìm thấy qua đồng ở vùng sông Mã Trung Việt và sông Dương Tử bên Trung Quốc bây giờ, trên lưỡi qua có lối chữ chỉ có thể là của người Lạc Việt, chủ nhân nền văn hoá Ðông Sơn. Như vậy, ngay giờ đây đã có thể nói rằng: " Có một hệ thống chữ viết cổ thời kỳ văn minh Ðông Sơn phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ thứ IV TDL, trước khi người Hán vào xâm lược và đô hộ đất nước của người Việt cổ hơn một nghìn năm và đến năm 938 đã bị đánh đuổi về phương Bắc.
 
- Với những nghiên cứu gần đây về : Chữ Việt Cổ, Nguồn gốc Kinh Dịch, Nguồn gốc Luận thuyết Âm Dương Ngũ Hành ... xu thế tìm hiểu cội nguồn dân tộc được các nhà Học Giả tập trung nghiên cứu đã tạo nên một tâm thế mới, kích thích lòng tự hào dân tộc của chúng ta. Dân tộc Việt Nam có thể ngẩng cao đầu nếu một mai lịch sử ghi nhận những nghiên cứu của ngày hôm nay là chính xác - Chúng ta có thể giành lại bản quyền của nhiều phát kiến có tầm ảnh hưởng lớn

Lyhocdongphuong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét