Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Chữ của người Việt cổ - 5000 năm trước chúng ta có chữ viết hay không?( PI)

Chúng ta có cơ sở để tự hào về dân tộc chúng ta

 Văn minh dưới thời vua Hùng giữa Trung Hoa và nước Việt chúng ta không có sự khác biệt, có những lĩnh vực chúng ta hơn hẳn người phương Bắc.

Vấn đề là ở chỗ người Hán âm mưu đồng hóa dân Việt mình, cho nên họ đã cấm người Việt học chữ khoa đẩu, là chữ viết riêng của dân Việt. Khi người Việt không đọc được chữ của mình thì lịch sử, văn học, văn minh của một dân tộc không còn nữa. Người Việt chúng ta đã bị biến thành dân mọi rợ ngu dốt, học chữ Hán để chúng dễ dàng biến dân Việt thành dân Hán.

Theo những nghiên cứu dựa vào chữ khoa đẩu dưới thời Lý thì lúc đó (thời Hùng Vương) bên đất Việt mình văn minh, võ học, tư tưởng, học thuật có phần hơn Trung Quốc. Về võ học, sử sách còn ghi Vạn Tín hầu Lý Thân thắng các cao thủ trong triều Tần Thủy Hòang, giúp xây Vạn Lý Trường Thành, đánh giặc Hung Nô.

Chúng ta có chữ khoa đẩu từ xưa ghi lại văn minh thời vua Hùng, văn minh thời Lĩnh Nam đều chép bằng loại chữ này. Đến thời Hai Bà Trưng, công chúa Phùng Vĩnh Hoa cũng đã tìm được 74.988 bộ sách đã được viết trong suốt các triều đại lịch sử trước kia. Kinh thì có các bộ Bách Tộc, Kinh Dương, Lạc Long... Những sách chép về y học, thiên văn học, lịch số học, cùng với hàng nghìn bộ sách lặt vặt rất nhiều. Có thể nói, lúc đó văn minh hai nước Trung-Việt ngang nhau.

Khi Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng rồi chiếm lấy nước ta, Mã Viện đã ra lệnh thu hết sách vở chở về Lạc Dương, cấm học chữ khoa đẩu hoặc trong nhà người nào có sách bằng chữ khoa đẩu sẽ bị bắt để cho dân Việt chúng ta không còn biết nguồn gốc và xem chúng ta giống như các bộ tộc man di mọi rợ.

Cái thành công của tụi Hán là làm cho chúng ta tin mình như vậy. Vì những thư tịch cổ của mình bị mất nên tụi Tàu nó muốn chép láo lếu về dân Việt của mình như thế nào cũng được vì tụi nó nghĩ rằng không còn ai biết để mà sửa lại. Trong bộ Hậu Hán thư của Phạm Việp còn ghi rằng dân Việt lúc đó không biết lễ nghĩa và chính Sĩ Nhiếp là người đầu tiên dạy dân Việt học chữ Hán với lễ nghĩa. Thế mà ngày nay nhiều người Việt còn coi bộ sách này làm khuôn vàng, thước ngọc để tra cứu sử Việt.

Cũng may là đến thời nhà Lý vẫn còn công chúa Bình Dương con vua Lý Thái Tông và một số người vẫn còn biết chữ khoa đẩu để mà ghi chép lại, nếu không thì không biết đâu mà tìm.

Nếu chúng ta không có 1 nền văn minh tích tụ trước từ thời vua Hùng, người Việt không có nguồn gốc lịch sử, văn học hay võ thuật không thể tự nhiên tình cờ có Hai Bà Trưng cùng với 162 vị anh hùng nổi lên đánh những trận kinh thiên động địa như trận Trường An, Nam Hải, Hồ Động Đình, Tượng Quận... gắn liền với tên tuổi của các vị công chúa Hoàng Thiều Hoa, Thánh Thiên, Phật Nguyệt, Phùng Vĩnh Hoa làm cho tụi Hán phải chống cự vất vả. Những trận chiến kia vẫn còn vết tích để lại trên phần đất Lĩnh Nam của chúng ta mà tụi Tàu chiếm giữ đến ngày nay.



 

Thiên cổ Miếu, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, nơi thờ hai vợ chồng thày giáo Vũ Thê Lang, thời vua Hùng

Nhà giáo về hưu 71 tuổi Đỗ Văn Xuyền (sinh năm 1937), hiện đang sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình hơn 50 năm trời nghiên cứu “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam. Để phản biện kết quả nghiên cứu của ông - một số người ngoài ngành tin rằng cần có một hội đồng chuyên gia đa ngành đánh giá và kết luận. Sơ bộ, đó là một thành quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc, phản ánh sự lao động kiên trì, giàu nghị lực của tác giả và thành quả là một đóng góp có giá trị giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc và có thể mở ra "cửa sổ mới" hết sức thú vị để chúng ta hiểu được các thư tịch cổ

Sau nhiều năm nghiên cứu các Ngọc phả tại các đền thờ khác nhau rải rác khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, ông đã tìm ra 18 nơi thờ các thầy giáo, học trò từ thời An Dương Vương, Hùng Vương. Từ đó ông đưa ra một giả thiết ban đầu của mình là trước năm 186 công nguyên là năm chữ Hán được đưa vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng - chữ Việt cổ, chữ viết đó được các thầy giáo thời Hùng Vương sử dụng.

Giả thiết này hoàn toàn khác với điều đa số người Việt hiện nay vẫn cho rằng là trước khi bị Tàu đô hộ, nước Văn Lang (tức nước Việt) không có chữ viết riêng mà chỉ đến khi người Tàu qua xâm chiếm thì người Việt mới bắt đầu dùng chữ Hán để viết.

Qua nghiên cứu các thư viện và tìm đọc các thư tịch trong, ngoài nước của nhiều nhà nghiên cứu tiền bối đã đi sâu vào vấn đề này: Từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... ông đều gặp may bởi họ đã khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.

Lyhocphuongdong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét