Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Đại Việt - Đại Hưng sử Vài dòng TT



Sử Việt nam viết : Năm 979 Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, là Đinh Phế Đế.

Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi. Quyền lực thực tế năm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp chính.

Năm 980, nhà Tống rục rịch điều quân sang đánh Đại Việt , Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Nhà Đinh kết thúc, truyền được đến đời thứ hai, trị vì 12 năm (968-980).

Lê Hoàn sau khi lên ngôi lập ra nhà Tiền Lê đã đánh thắng quân Tống (tháng 4 năm 981). Đinh Toàn trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm 1001, trong lần cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thuỷ Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên chết.

Sử gia Trần trọng Kim trong Việt nam sử lược phải thốt lên ....sao chuyện Lê Hoàn lấy ngôi nhà Đinh bên ta lại giống như chuyện Tống thái tổ lấy ngôi nhà Chu (hậu) bên Tàu đến thế ....không biết những người viết sử thời xưa (Việt và Hán) có chép lẫn của nhau không ?.

Không biết sao... nhưng chỉ so sánh nhà Đinh trong Việt sử và nhà Tần Trung quốc thì cũng đã ngờ ngợ .

- Đinh là phương tây còn Tần cũng gọi là tây Tần .

- Tiên hoàng và Thủy hoàng cùng 1 nghĩa là vua đầu .

- Cả 2 vua cùng dẹp loạn cát cứ và có công thống nhất đất nước .

- Thủy hoàng là người đầu tiên xưng hoàng đế ở Trung hoa , Tiên hoàng là người xưng hoàng đế đầu tiên trong sử Việt .

- Tiên hoàng và Thủy hoàng cùng dùng pháp trị , nghiêm khắc cứng rắn tới mức có thể gọi là tàn ác .

- Thời gian ở ngôi của 2 vua cùng là 12 năm , Đinh Tiên Hoàng ( 968 - 979), Tần Thủy Hoàng (221 - 210 TCN).

- Người kế vị đều là con thứ và cả 2 đều sớm mất ngôi .
- Tần thủy hoàng bị Kinh Kha ám sát hụt còn Tiên hoàng thì bị Đỗ Thích giết thật ...

1 triệu quân đã nói trong phần trước chắc ...Tần thủy hoàng mới nuôi nổi còn vua Đinh nhà ta thì ...không thể nào .

Nhìn vào bản đồ 12 xứ quân không khỏi băn khoăn suy nghĩ :







Hình lấy từ internet.

Không biết mỗi xứ quân có được bao nhiêu đất bao nhiêu dân ?, lấy đâu ra nhân lực vật lực để nuôi guồng máy cai trị và quân sĩ phân tranh 20 năm trời ?, vùng đất nhỏ chủ yếu dọc theo sông Hồng như thế mà chia ra 12 phần thì hình ảnh thực tế chắc chỉ giống đám tráng đinh làng này vác đòn gánh bờ cào phang nhau với làng bên cạnh chứ lấy đâu ra mũ áo giáp trụ hành quân tiến lui công thủ ...mà gọi là xứ với quân .

Sử thời tiền Lê , ông Trần trọng Kim đã nói như thế thì còn gì mà bàn ..., lướt qua những năm tháng này bước sang thời nhà Lý ...có nhiều điều phải suy nghĩ .

Sử nhà Tống gọi sách mé 3 vua đầu nhà Lý Việt nam là : Công Uẩn - Đức Chính và Nhật Tôn .

Đức Chính khi mất được quần thần dâng Thụy hiệu : Đại hành hoàng đế nhưng Sử gia thời vua chúa Việt nam cho là theo lễ chế có từ đời Chu :
“Thiên tử và Hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại hành Hoàng đế, Đại hành Hoàng hậu.”

Các quan viết sử xưa cho là tư liệu lịch sử viết tên thụy Đại hành hoàng đế của Đức Chính là sai và hầu hết sách sử đã tùy tiện để trống thụy hiệu của Lý Thái tông , coi như vua không có thụy hiệu vậy .

Chính việc làm sai lầm có phần phạm thượng này đã che lấp đi thông tin vô cùng quan trọng của nhà Lý mà ngàn năm sau mới nhận ra .

Sách Lĩnh ngoại đại đáp đời Tống viết : Năm thứ ba niên hiệu Đại Trung Tường Phù, Chí Trung chết (con Lê Hoàn) , có con mới mười tuổi, Lý Công Uẩn giả xưng họ Lê, giết đi, tự xưng Lưu Hậu, báo sứ giả xin mệnh lệnh, trao cho họ Lê chức quan. Công Uẩn chết, con là Đức Chính lập…

Đức Chính chết, con là Nhật Tôn lập, tự xưng là Hoàng đế thứ ba của họ Lý nước Đại Việt...

Như vậy 2 vua đầu nhà Lý mang họ Lê , phải tới đời thứ 3 mới xưng họ Lý ,

Công Uẩn họ Lê nên con là Đức Chính cũng phải họ Lê .

Đức Chính được tôn thụy hiệu là Đại hành hoàng đế .
Phối hợp 2 dòng tin trên đưa đến kết luận không thể khác : Đức Chính chính là Lê đại Hành và là Hoàng đế thứ nhì nhà Lý Việt nam .

Khám phá : Đức Chính vua thứ nhì nhà Lý chính là vua Lê đại Hành mà sử ‘cũ’ gọi là nhà Tiền Lê là thông tin mang tính quyết định để từ mấu chốt đó xét lại toàn bộ sử nhà Lý :

Lê đại Hành kế ngôi Đinh tiên hoàng thì Đinh tiên hoàng chính là Công Uẩn chứ không thể ai khác . Công là tước nhưng Uẩn không phải là tên tục của vua , vua sinh ra ở làng Diên Uẩn châu Cổ pháp , nên người ta gọi theo phép kính trọng là Công Uẩn nghĩa là vị mang tước công sinh ra ở Diên Uẩn .

Đối chiếu với thông tin về nhà Đinh trong bài trước có thể xác định tên thật ban đầu của Đinh tiên hoàng – Công Uẩn là Lê Liễn ,vì Đinh trong thời buổi đó chỉ nghĩa là phương tây chưa phải là 1 họ như ngày nay .

Công uẩn là Lê Liễn , Đức Chính sử nhà Tống chép là Tuyên , Rất có thể Tuyên chỉ là tam sao thất bổn của Toàn , Đinh Toàn người kế vị Đinh tiên hoàng là Đức Chính có tên thực là Lê Tuyên hay Lê Toàn , Toàn biến ra Tuyên cũng không lạ cũng như sử tàu viết Lý thường Kiệt thành Lý thượng Cát ...
Theo Sử Việt ngày nay thì nhà Lý bắt đầu năm 1009 – 1010 ; rất có thể năm này chính là năm Nhật Tôn xưng là hoàng đế họ Lý nước Đại Việt không phải là năm bắt đầu nhà Lý với vua Công Uẩn vì như đã biết Công Uẩn ban đầu mang họ Lê không phải họ Lý và như sách Lĩnh ngoại đại đáp viết “ Nước này giả mạo bắt đầu từ Nhật Tôn , Mạo tôn tên thụy của tổ gọi là Thái Tổ Thần Vũ tự hiệu gọi là nước Đại Việt...”, câu này chỉ ra nhà Lý chỉ bắt đầu có từ thời Nhật Tôn , Công Uẩn là vua được truy phong .

Thế thứ 3 vua đầu nhà Lý Việt nam có thể kê như sau :

- 968 – 979 - Lý thái Tổ : tên tục là Lê Liễn sử gọi là Đinh tiên hoàng là người khai sáng triều đình Đại Hưng phía tây , còn có tên là công Uẩn vì ông mang tước ...khai quốc công nhà Tống ( Tống thái tổ phong cho Đinh Liễn) và sinh ở làng Diên Uẩn .

- 980 – 1009 – Lý thái tông : tên tục là Lê Toàn hay Tuyên còn gọi là Lê Hoàn – Lê hoàng nghĩa là ông vua họ Lê , cũng gọi là Đức Chính , sử thường chép là Lê đại Hành .
- 1010 - ??? – Lý thánh Tông : tên sách Sử thường viết là Lý nhật Tôn , là vua đầu công khai xưng họ Lý hoàng đế nước Đại Việt , tôn ông nội là Thái tổ thần vũ và cha là Đại hành hoàng đế . (2 vua đầu nhà Tiền Lý “giả” mang họ Lê như đã biết).

- Nhà lý từ Thánh tông đến Chiêu hoàng thì dứt ngôi , 7 đời vua (kể cả Lý chiêu Hoàng) ở ngôi 215 năm (1010 – 1225) xem ra cũng không có gì là bất hợp lý .

Thực ra trong Việt ngữ cả Lê và Lý đều là biến âm từ 1 gốc chung là “ lửa” dùng với người thì :

Lửa →lê ↔lý↔la↔lão... tất cả đều cùng 1 ý chỉ hướng xích đạo , vùng nhiệt đới , nói theo ngày nay là người phương nam .

Nhà Lý trong phương lược đối phó với nước Tống nổi lên mấy nét chính :

- Giai đoạn 1.

Khi quân Tống chiếm Quảng đông – Quảng Tây , triều đình Hoa lư mới lập còn non yếu nên phải chịu lép ; không nhận nối tiếp quốc thống Đại Hưng , giả xưng họ Lê cốt cho nhà Tống thấy không có liên quan huyết thống với dòng vua Lý ở Phiên ngung .

Chịu cống nộp xưng thần , tất cả là nhằm hoãn binh để có thời gian củng cố lực lượng .

- Giai đoạn 2 :
Vua quan triều đình phía Tây sau những đụng độ và đánh thắng Tống quân , thấy sức đã đủ mạnh không cần nhẫn nhịn nên lột bỏ lớp vải che công khai xưng họ Lý hoàng đế Đại Việt , đổi lại lấy quốc hiệu ban đầu lập quốc vì lúc này kinh đô không còn ở Hưng vương phủ- Quảng Châu .

Bắt đầu hành động để khôi phục toàn vẹn giang sơn , thu hồi đất Quảng Đông Quảng Tây tức phần ‘Diên’ trong ‘Diên – Chỉ’ , do tính toán các bước tiến thoái ...vẫn chưa công khai tuyên chiến mà phải mặc áo ‘giặc Nùng’ do Nùng Trí Cao cầm đầu .... đám giặc miền cao này lớn nhanh như Phù Đổng chỉ 1 năm từ khi khởi sự đã đủ mạnh đánh quân Tống tơi tả chiếm gần hết Quảng Đông Quảng Tây khiến triều đình nhà Tống rung rinh phải điều Địch Thanh đệ nhất danh tướng đương thời đang trấn phương bắc đối phó với Hung nô kéo quân về ...., Nùng trí Cao tử trận trở thành anh hùng dân tộc Việt sắc tộc Nùng , ngày nay do cái nhìn sai lạc nên sử Việt nam vẫn chưa đặt Nùng trí Cao vào đúng vị trí cuả ông trong lịch sử dân tộc như nhà Trần đã làm trước đây :

Đức Trần quốc Tuấn , danh tướng toàn đức toàn tài đã bình giặc Nguyên Mông giữ yên bờ cõi , công trạng cổ kim không ai sánh bằng được phong là Hưng đạo đại vương , điều này cho thấy tước hiệu ‘Đại vương’ cao qúy biết dường bao .

Nùng trí Cao được nhà Trần phong là Kỳ Sâm đại vương , danh vị ngang hàng với Hưng đạo đại vương đủ biết nhà Trần đánh giá tài đức công trạng với đất nước của Nùng trí Cao lớn biết bao nhiêu .

Việc làm của nhà Trần đã khẳng định ‘giặc Nùng’ đánh Tống không ngoài kế hoạch phục hồi giang sơn của vua quan nhà Lý.
Giai đoạn 3 ;

Thế và lực đã đủ nên không cần phải che chắn gì , quân dân nhà Lý đã công khai tuyên chiến với Tống quốc hành quân đánh thẳng vào Quảng Đông - Quảng Tây để cứu đồng bào trong cơn lầm than như bài Hịch của Lý thường Kiệt viết và cho yết bảng ở khắp nơi mà quân lính đi qua trong Chiến dịch đánh Tống (1075-1076) :
BÀI VĂN TUYÊN BỐ VỀ VIỆC ĐÁNH TỐNG.
Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu","trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập.

Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!

Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!

Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!


TRẦN VĂN GIÁP dịch . (trích từ internet.)

Cuộc hành quân thâu hồi phần giang sơn Đại Việt đã bị nước Tống chiếm đoạt 100 năm trước bước đầu thắng lợi , giải phóng châu khâm , châu Liêm và châu Ung nhưng chính lúc này vua tôi Lý triều nhận ra điều rất quan trọng :

Quân tướng nhà Tống sống chết giữ thành giữ đất và lòng người Quảng Đông - Quảng Tây sau 100 năm làm dân nhà Tống đã không còn hướng về chủ cũ là nhà Lý nước Đại Việt - Đại Hưng như thời Nùng trí Cao .

Lòng vua quan nhà Lý đã phơi rõ ...mong cứu đồng bào thoát cảnh làm tôi cho người nhưng chợt nhận ra ...chính đám dân này nay không còn muốn quay về với cố quốc như vậy ...cuộc chiến trở nên không còn ý nghĩa , không còn điều cao cả đáng đổi bằng giá máu ...nên vua - quan - tướng nhà Lý rất thực tế và cũng rất can đảm rút quân về khi đang thắng lợi .

Những dòng sử kế tiếp về cuộc chiến Tống Việt sử sách đã chép đầy đủ :

Nhà Lý không coi quảng Đông và Quảng tây là giang sơn của mình phải thâu hồi nữa và Tống triều công nhận đất đai Đại Việt là của hoàng đế Đại Việt , cuộc chiến Tống Việt chấm dứt , nhà ai nấy ở .....

Nguồn Laclong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét