Trí thức là cái chi
chi?
Có những cái, chỉ khi ta đã đánh
mất thì mới ý thức được sự tồn tại trước đó của nó. Đạo đức là một ví dụ. Một xã
hội lương hảo ai bàn chuyện đạo đức mà làm chi.
Trí thức cũng là một khái niệm
tương tự. Theo nghĩa, không ai có thể tự gán cho mình danh nghĩa trí thức được
cả. Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ
bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận
định có sẵn trong đầu. Nếu không thấy được cái đặc điểm này thì cứ tranh
cãi miết không dứt về hai chữ trí thức.
Chúng ta hãy đi từ những ví dụ
quanh mình cho dễ thấy. Một vị giáo sư đại học khả kính, viết thiên kinh vạn
quyển, đi khắp nơi để diễn thuyết, nói chung ai nấy đều xem là một nhà trí thức
hàng đầu. Thế nhưng có ai thử hỏi hàng xóm sẽ nghe người ta dè bỉu: trí thức gì
lão ấy, lão đối xử với bố mẹ như tôi tớ, chuyên đánh vợ như cơm bữa. Thế là
trong cảm nhận của người láng giềng, ông giáo sư không phải là trí thức cho dù
cả ngàn người khác nghĩ ngược lại. Cả hai đều đúng và ông giáo sư ấy vừa là trí
thức vừa không xứng đáng là trí thức. Chuyện này không có gì mâu thuẫn hay ba
phải cả vì như đã nói, trí thức là cái cảm nhận chứ đâu phải hàm tước gì mà đạt
hay không đạt.
Như vậy lao động trí óc là điều
kiện cần nhưng chưa đủ. Cái điều kiện đủ nó rất phong phú, tùy thuộc vào sự cảm
nhận của người đánh giá. Với người này, đó là phong cách sống, là ứng xử với thế
sự và nhân cách con người. Với người khác, nó có thể đơn giản là trách nhiệm với
gia đình, với mọi người chung quanh. Nhưng với xã hội lớn nói chung, cái điều
kiện đủ đó chính là sự minh định rõ ràng tư thế, quan niệm, lập trường trước các
vấn đề của xã hội. Nó không phải đơn thuần là sự phản biện (hiểu theo nghĩa cứ
ai chăm chăm phê phán nhà nước là trí thức thì nông cạn quá). Phản biện chỉ là
một phần và là một phần quan trọng trong tâm thế của một con người trước muôn
vàn vấn đề của cuộc sống.
Và ở đây cũng phải trở lại mấu
chốt nói ở đầu bài: trí thức hay không là sự cảm nhận của người khác. Vì thế một
người phản biện gay gắt một chủ trương của nhà nước có thể được đánh giá là tri
thức sáng suốt, dũng cảm với người này nhưng bị xem là mù quáng, là mị dân với
người khác. Một người lên tiếng ủng hộ giới cầm quyền có thể được ca ngợi là trí
thức có trách nhiệm bởi một số người nhưng bị chê bai bởi nhiều người khác. Đó
hoàn toàn là chuyện bình thường.
Vậy, vấn đề là tầm cỡ trí thức của
một nước sẽ lớn cùng với nhận thức của dân chúng. Càng nhiều người cảm nhận đúng
(cũng là một sự chủ quan của người viết – nhưng sự đúng đắn ở đây dựa vào các
giá trị phổ quát toàn thế giới) thì đất nước càng có nhiều trí thức trong tâm
tưởng của dân chúng nếu những người có điều kiện cần sẵn sàng dấn thân trước
những vấn đề là điều kiện đủ (tức là nhu cầu của người dân, đòi hỏi của người
dân với giới trí thức).
Bổ sung: Ở những nước đang phát triển như Việt
Nam , ngổn ngang nhiều vấn đề, tâm thế
dấn thân càng có tầm quan trọng. Bởi xã hội khi đối diện trước những vấn đề mới
đều cần có những người nói lên những quan điểm rõ ràng giúp người dân nhận diện
đúng sai. Vì thế, vai trò của người trí thức thường là người đứng ngoài vòng đặc
quyền để chất vấn mọi chuyện, tức vừa từ bỏ vị trí đặc quyền để khỏi xung đột
lợi ích, vừa có cam đảm để lên tiếng cho xã hội, bất kể tiếng nói đó có làm giới
cầm quyền hài lòng hay không. Người trí thức làm tất cả những điều đó như một
công việc bên ngoài nghề nghiệp chính của họ. Một bác sĩ chữa bệnh, một nhà văn
viết sách không ai xem đó là hoạt động của nhà trí thức. Đó là hoạt động nghề
nghiệp đương nhiên của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét