Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Đại Việt - Đại Hưng sử Vài dòng .

Đinh Tiên Hoàng???

Lưu Ẩn được triều đình nhà Đường phong làm tiết độ sứ Thanh Hải quân (Lĩnh Nam Đông đạo) năm 905, nhà Đường sụp đổ hai năm sau đó , Ông được vua nhà Hậu Lương là Chu Ôn phong thêm làm kiểm giáo thái úy kiêm thị trung năm 907. Năm 908 kiêm thêm tiết độ sứ Tĩnh Hải quân và An Nam đô hộ phủ. Năm 909 gia thêm kiểm giáo thái sư, kiêm trung thư lệnh và phong làm Nam Bình vương. Năm 911 đổi thành Nam Hải vương.

Cùng năm này Lưu Ẩn mất, em trai là Lưu Nham lên thay. Tới năm 917, Lưu Nham tuyên bố thành lập một vương quốc mới, ban đầu gọi là Đại Việt (大越), nhưng chỉ qua năm sau (918) đổi tên thành Đại Hán (大漢) , theo ‘Việt nam sử lược’ thì sử gia Trần trọng Kim viết mãi tới năm 947 mới đổi quốc hiệu .

“Vì họ của ông là Lưu ( Lý ?) là họ của nhà Hán và ông tự tuyên bố là hậu duệ nhà Hán” ...có lẽ đây là lời biện bạch của đám ‘cạo sử gia’ nhằm lập lờ đánh lận con Đen...?, Vương quốc này thường được sử Trung Hoa gọi là Nam Hán (?) để phân biệt với nước Bắc Hán của Lưu Sùng (951-979) cũng trong thời Ngũ Đại.

Sử viết ...Lưu Nham xây dựng Hưng vương Phủ ở Quảng châu lấy đấy làm kinh đô , điều này chỉ ra tước hiệu của Lưu Nham là ‘Hưng vương’ mà theo quy luật sử học Trung hoa nếu vua là Hưng vương thì nước phải là Hưng quốc như Lý Uyên có tước hiệu là Đường quốc công thì khi lên ngôi vua thì Triều cũng là nước gọi là Đường , tương tự Dương Kiên có tước là Tùy vương nên Lịch sử Trung hoa có nhà Tùy nước Tùy.v.v., vậy tại sao Hưng vương lên ngôi vua quốc hiệu lại là Hán ?, đám ‘cạo sử gia’ đã không đủ trí khôn để sửa luôn ‘Hưng vương phủ’ thành ‘Hán vương phủ’ ...nên dấu đầu lòi đuôi , chính đoạn sử : “ông tự tuyên bố là hậu duệ nhà Hán...” để biện minh cho việc đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Hán đã chỉ ra tên triều và tên nước thời Lý Bôn – Lưu Bang tiên tổ cuả Lưu Nham (Lý Nham ?) không phải là Hán mà là nước Đại Hưng hay Hưng quốc , thời Hưng quốc là thời lừng lẫy của Trung hoa nên người hoa vẫn thường nhận mình là người Hưng nhưng đám lưu manh có học đã biến ‘Hưng’ thành ‘Hán’ rồi đánh đồng với ‘Hãn’ khiến đa phần con cháu Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang biến thành lũ thất tộc ngay trên quê hương mình .

Trong các vua Đại Việt - Đại Hưng thì Lưu Sưởng là tên vua đê tiện đốn mạt , hoang dâm vô độ và xa hoa lãng phí hết mức không kể gì tới sự lầm than khổ cực của người dân , ông ta loạn chính sự ...phong cả chức tước và cho cung nữ tham dự triều chính , bề tôi thân tín của vua chỉ có Hoạn quan , cung nữ và đám nịnh thần , Lương thần dũng tướng nếu không bị giết thì cũng phải cao chạy xa bay .

Sử thuyết Hùng Việt có sử quan khác với dòng sử Việt chính thức hiện nay về triều đại nhà Đinh : Nhà nước Đại Hưng vào quãng năm 968 vua quan thì như thế mà họa giặc Tống đã cận kề , mất nước là điều không thể tránh khỏi vì thế ông Đào cam Mộc và nhà sư Vạn Hạnh thể theo ý nguyện của dân chúng đã tôn Đinh bộ Lĩnh lên làm vua , lập triều đình Đại Hưng khác ở phía tây tức đất Giao chỉ .

Trong tư liệu lịch sử Việt nam và Trung hoa vị vua này có nhiều tên gọi , Đinh bộ lĩnh – Đinh đô lĩnh - Đinh Hoàn – Đinh tiên hoàng thực ra đây không phải là tên vua , chẳng có ông vua nào họ Đinh tên Hoàn hay Lĩnh cả .

Đinh là phía tây; theo dịch học phía tây không đổi nên gọi là phương tịnh - tĩnh hay Định biến âm ra đinh – đanh đối đẳng với phương đông Động biến âm thành Đông , Đinh tiên hoàng những bài viết trước người viết thường cho là 1 Danh hiệu nay thấy gọi như thế có vẻ không chỉnh lắm nên thôi ...tạm đổi gọi là ‘chức hiệu’ .

Tất cả danh xưng đã biết của vua Đinh đều là ‘chức hiệu’ không phải họ tên .

Đinh tiên hoàng là vua đầu của triều đình Đại Hưng phía tây .

Đinh Hoàn chính xác là Đinh hoàng nghĩa là vua ở phía tây .

Đinh bộ lĩnh xin phết phẩy... lại là ‘Đinh – bộ’ lĩnh , Đinh bộ cũng là Tây bộ tương tự như trung bộ – nam bộ vậy , Đinh bộ lĩnh nghĩa là người cầm đầu Tây bộ hoặc giả cũng có thể hiểu như cụ Trần trọng Kim là Đinh ‘bộ – lĩnh’ và hiểu ‘bộ lĩnh’ là chức quan , sử Trung quốc gọi Đinh bộ lĩnh là Đinh đô lĩnh nghĩa rõ ràng hơn , đô lĩnh hay đầu lĩnh nghĩa là người cầm đầu , Đinh là phía tây , tóm lại dù thế nào thì cuối cùng cũng nghĩa là vua của triều đình đóng đô ở phía tây nước Đại Hưng .

Lãnh thổ nước Đại Việt – Đại Hưng là phần đất của Thanh hải quân và Tĩnh hải quân gộp lại , Thanh chỉ phía đông và Tĩnh chỉ phía tây , đất Tĩnh hải quân chính là Đinh - bộ cũng là phần ‘chỉ’ tức Giao chỉ của tên gọi đất ‘Diên – Chỉ’ trong chiếu thảo phạt của vua Tống .

Như vậy thì họ tên thực sự của người cầm đầu triều đình phía tây này là gì ?

Năm 972 chỉ sau khi nhà Tống đã chiếm Quảng đông – Quảng tây bắt Hậu chủ Lưu Sưởng đem về Tống quốc , triều đình Đại Hưng phía Đông ở Phiên ngung - Quảng châu diệt vong thì triều Đinh ở phía Tây mới công khai ra mặt bằng việc Đinh Liễn sai xứ sang biếu xén quà cáp cho Tống thái tổ .

Giai đoạn nhà Đinh này trong sử Việt và Trung quốc có lắm điều bất thường ...

Sử Việt viết Đinh tiên hoàng sai con là Đinh Liễn đi sứ sang cống nhà Tống ....sách Lĩnh ngoại đại đáp thời Tống lại viết ... “Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo, Liễn sai sứ giả cống đồ vật địa phương...”, như thế Đinh Liễn là người cử sứ đi chứ không phải bản thân đi sứ sang nhà Tống .

Sử Việt viết năm 972 (974 ?) vua Tống phong Đinh tiên hoàng là Giao chỉ quận vương và Đinh liễn làm ...Tĩnh hải quân tiết độ sứ nhưng Lĩnh ngoại đại đáp chép ...vua Tống “ban chế lệnh lấy Liễn đặc tiến chức Kiểm hiệu Thái sư thêm Tĩnh Hải Quân Tiết độ Quan sát xứ trí đẳng xứ, An Nam Đô hộ kiêm Ngự sử Đại phu Thượng trụ quốc Tế Âm Bộ Khai Quốc Công, ban Thôi Thành Thuận Hóa Công Thần.” như vậy trong mắt triều đình nhà Tống làm gì có vua cha Đinh tiên hoàng ?, đã có Giao chỉ quận vương sao lại còn có Tĩnh hải quân tiết độ sứ ? chưa kể Đinh Liễn còn được tặng danh hiệu ...Khai quốc công ??? , không lẽ chỉ 1 mảnh đất mà có 2 người cùng khai sinh và cùng đứng đầu ? , ngộ nghĩnh kỳ lạ hơn nữa ...năm thứ 8 niên hiệu Khai Bảo 976 (?) ....vua Tống gia phong cho Đinh Liễn làm Giao Chỉ Quận Vương mà ...năm này Đinh tiên hoàng vẫn còn sống sờ sờ ra đó hoá ra có tới 2 Giao chỉ quận vương trong những năm 976 – 980 hay sao ?, .

Sách 'Mộng Khê bút đàm' viết :"...Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu thời Hán, Đường. Thời Ngũ đại loạn lạc, Ngô Văn Xương bắt đầu chiếm An Nam, dần dần chiếm đất Giao, Quảng. Sau đó Văn Xương bị Đinh Liễn giết, lại có đất này. Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo của quốc triều, Liễn mới theo về, trao chức Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ; năm thứ tám, phong Giao Chỉ Quận Vương...,thực rắm rối vô cùng ....mà chưa hết nhà đinh còn có chuyện chưa từng có cũng không thể có là 2 triều vua có cùng niên hiệu là ‘Thái bình’ vậy hỏi Thái bình nguyên niên là năm nào , làm sao mà tính lịch ?.

Liệu có thể có việc Đinh Liễn giết thái tử Hạng lang mà ...không ‘ai’ nói gì... vẫn bình yên ‘nhậu’ với vua cha tới độ ‘xỉn’ qúa mức để rồi bị tên gia nô đồng bóng Đỗ Thích thịt cả 2 cha con 1 lúc , giết vua xong...trốn mất 3 ngày sau mới bắt được đem ra ‘xử’... thực ...chuyện tưởng như đùa vì sự canh phòng nơi cấm cung nghiêm ngặt như thế nào khỏi nói ai cũng biết.

Theo sử liệu Việt thì quân đội nhà Đinh là 1 triệu người...liệu có xác thực không ?, với trình độ kỹ thuật – sản xuất ngày nay 1 quốc gia phải có quy mô dân số ít nhất cũng 20 – 30 triệu mới có thể nuôi nổi đạo quân ấy huống hồ gì cả ngàn năm trước liệu nước ta có bao nhiêu người ?, chỉ với điều không thể có này thôi cũng đủ để xem sét lại toàn bộ thông tin lịch sử nhà Đinh .

Với qúa nhiều điều lạ thường như thế thì liệu ... lịch sử việt nam có triều đại gọi là nhà Đinh của vua họ Đinh từ năm 968 – 980 hay không ? hay đây là 1 lầm lẫn của những sử gia Việt thời phong kiến .

Suy nghĩ khi xử lý những thông tin lạ thường thời Đinh ...chợt nảy ra ý tưởng táo bạo đột phá ....có thể triều Đinh chỉ có 1 vua duy nhất tên tục là ‘Liễn’ không có vua cha Đinh tiên hoàng cũng chẳng có vua thứ nhì là Đinh phế đế vì nhà Đinh chỉ có niên hiệu duy nhất là ‘Thái bình’ cộng với những rắm rối chép trong sách ‘lĩnh ngoại đại đáp’ của nhà Tống , nếu như thế thì không có chuyện Liễn giết em là Hạng lang nhằm tranh ngôi báu ,cũng chẳng có chuyện 2 cha con bị Đỗ Thích ám sát vì giấc mơ thấy sao rơi vào miệng ..., có sử gia phong kiến trước đây cũng đã thấy ‘vấn đề’ phải thốt lên ...sự thể giống y như cóp nhặt chuyện bên tàu nhét vào sử ta vậy ?.

Chuyện nhà Đinh bị biến đổi bôi bẩn là thế nhưng còn thua ...có kẻ dám dựng ra chuyện Lê đại Hành tư thông với Thái hậu Dương vân Nga cướp ngôi nhà Đinh rồi hơn cả thế ... Lê Hoàn còn dã man mượn tay quân thù sát hại Vệ vương là giọt máu sót lại của dòng vua Đinh ...

Tất cả , tất cả chỉ là âm mưu đen tối của kẻ thù ... vấy máu heo máu chó hôi tanh vào long bào của vị minh quân đại anh hùng nước Việt đã từng xông pha phá Tống bình Chiêm .

Việc chuyển ngôi báu từ Nhà Đinh sang nhà tiền Lê diễn ra như thế nào và tên tuổi thực của vua nhà Đinh ...sẽ tiếp tục trong những bài viết sau .

Nguồn Laclong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét