Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Vạn Xuân Lý Nam Đế



“Linh quốc sử từ” tại Giang Xá
Làng Giang là một làng cổ nằm cạnh thị trấn Trôi của huyện Hoài Đức, Hà Nội. Làng này có điều đáng chú ý là nơi có ngôi đền thờ Lý Nam Đế gọi là Quán Giang. Theo thần tích của đền do Nguyễn Bính soạn thì Giang Xá là nơi Lý Nam Đế lớn lên (tại chùa Linh Bảo) và tế trời đất khi khởi nghĩa. Khởi nghĩa thành công, Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế, lập kỷ nguyên Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân. Giang Xá cùng một số nơi khác được phong là Thang mộc ấp. Khi Lý Nam Đế rút về động Khuất Liêu, dân Giang Xá đã lập sinh từ để cúng tế về sau. Từ Lý Phật Tử lên tập vị bao năm đều có xuân thu quốc tế (do các quan trên về tế xuân). Sau này, tới thời Lê Thần Tông (1622) dân làng mới xin và được cho qui tế.

Đôi câu đối ghi lại được từ Quán Giang:



Bên trên vế đối thứ nhất có hai chữ “Thành Thái” cho biết thời gian sáng tác câu đối này là dưới thời Nguyễn (vua Thành Thái).

Câu đối có phần vế sau chụp không rõ với những chữ Nho cổ khá hiểm hóc. Sau khi thảo luận (cảm ơn các bạn fanzung và minh2mum tại diễn đàn Việt học) đã phiên âm như sau:
洪惟南越肇基貉雄吳蜀以前赫濯殾靈天德紀元初一綂
歷考帝王世祀丁趙陳黎而後焜煌彞典萬春建國閌千秋

Hồng duy Nam Việt triệu cơ, Lạc Hùng Ngô Thục dĩ tiền, hách trạc tuấn linh, Thiên Đức kỷ nguyên sơ nhất thống
Lịch khảo đế vương thế tự, Đinh Triệu Trần Lê nhi hậu, hỗn hoàng di điển, Vạn Xuân kiến quốc kháng thiên thu.


Câu đối này có những thông tin thật khó hiểu:
- Vế đối đầu nói tới “Nam Việt” mở nền móng nhưng cùng với Lạc Hùng lại còn kể cả Ngô Thục. Ngô, Thục nào của nước Nam Việt đây?
- Vế thứ hai sau khi đã tra cứu “lịch đế vương thế tự” một cách đầy đủ, thay vì kể “Triệu, Đinh, Lý, Trần” như trong Bình Ngô đại cáo, thì ở đây lại nêu một trật tự khác: “Đinh, Triệu, Trần, Lê”. Nhà Đinh nào trước nhà Triệu đây?
- Cuối cùng, Lý Nam Đế theo câu đối này là triều đại mà trước đó (“dĩ tiền”) là Ngô Thục, còn sau đó (“nhi hậu”) là Đinh Triệu. Theo kiến thức lịch sử thông thường Lý Nam Đế chống giặc Lương vào thế kỷ thứ 6 thì không thể nào sắp xếp cho ổn thỏa thứ tự trong câu đối trên.

Để hiểu câu đối này cần đọc từng chữ, từ đầu:
- “Hồng duy”, dễ bị hiểu là “riêng xét”. Nhưng so vào câu đối, vì đối lại với chữ “lịch khảo” ở vế dưới nên chữ “duy” ở đây phải là động từ, trong từ “tư duy”, chứ không phải là “duy nhất”. “Hồng duy” nghĩa là phải tư duy cho rộng. Một câu mở đầu rất hay. Muốn hiểu lịch sử các đế vương Nam Việt xưa trước hết phải biết nghĩ cho rộng, cho sâu.

- “Sơ nhất thống”, có người đọc thành “thống nhất sơ sơ”, thật buồn cười. Nghĩa ở đây phải là kỷ nguyên Thiên Đức của Lý Nam Đế đã thống nhất đất nước Nam Việt thủa sơ khai ban đầu. Vì là thời quốc sơ, thông tin chưa thực rõ ràng nên những triều đại này mới “hóa thần hóa thánh” (“tuấn linh”). Cụm từ “sơ nhất thống” cho thấy rõ khởi nghĩa của Lý Bôn đã diễn ra vào thời điểm rất sớm và đã lập được kỳ tích, thống nhất được giang sơn.

Với cách “hồng duy” nghĩ rộng như vậy thì có thể lý giải được câu đối trên:
- Nhà Thục thời lập quốc của Nam Việt là Thục An Dương Vương. Điều này còn ghi trong chính sử phần “ngoại kỷ” = quốc sơ.

- Nhà Ngô: Ca dao Việt có câu:

Vua Ngô ba sáu tấn vàng

Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.
Vua Ngô hay vua phương Bắc mà giàu có mà lại chết “bất đắc kỳ tử” thì có thể có mấy vị:
- Hạ Kiệt: ông này từ thời đồ đá, chắc là sẽ không có nhiều vàng như vậy.
- Trụ Vương: vị vua nổi tiếng xa xỉ, chết trong ngọn lửa thiêu chính cung điện của mình.
- Tần Thủy Hoàng: đại đế thống nhất Trung Hoa, chết dọc đường đi "công tác", bị bỏ chung với cá muối mà mang về.
- Tùy Dạng Đế: cũng cực kỳ xa xỉ, nhưng cái chết tương đối nhẹ nhàng.

Trong số trên có Ân Trụ Vương và Tần Thủy Hoàng là có thể hợp với nhà Ngô trong câu đối. Nhiều khả năng nhất là nhà Tần đã được sử Việt gọi là Ngô, là thời kỳ trước khi Thục An Dương Vương bị diệt.

Một dẫn chứng khác từ Thiên Nam ngữ lục, khi nói về âm mưu của Triệu Đà:
Bắc Nam hai nước thư giao

Sức nào chống Thục, sức nào chống Ngô.
Khi Triệu Đà còn chưa tiếp vị của Nhâm Hiêu thì rõ ràng “Ngô” ở đây là nhà Tần, “Thục” là Âu Lạc của An Dương Vương.

Như vậy nghĩa của vế đầu câu đối đã sáng tỏ: thời mở nước của Nam Việt trước kia từ Lạc Hùng tới Tần Thục, tiếp là kỷ nguyên Thiên Đức đã thống nhất quốc sơ. Với sử quan "hồng duy" rộng lớn, tác giả câu đối ở đây đã coi nhà Tần cũng là một triều đại lập quốc của người Việt.

- Nhà Đinh: trước nhà Triệu thì chỉ có thể là … Trưng Vương, chứ không phải Đinh Bộ Lĩnh. Hoàng Đinh là tên nước của Hai Bà Trưng. Xin xem thêm các câu liên quan.

- Xác định như vậy thì nhà Triệu ở đây có thể là của Bà Triệu hoặc Triệu Quang Phục.

Thông tin của vế đối thứ hai rõ ràng hơn, có thể “khảo cứu lịch các triều đại” và vẫn còn được chép trong sử sách (“di điển”).


Một khoảnh khắc hiếm khi đền Giang Xá mở cửa
Chỗ khó giải nhất của câu đối là Lý Nam Đế ở vào thời điểm: trước Trưng nữ vương, sau Tần Thục. Vậy khởi nghĩa Lý Nam Đế không thể gì khác chính là khởi nghĩa chống Tần của … Bái công Lưu Bang, hồi “quốc sơ” và đã thống nhất đất Việt, mở nên triều Hiếu huy hoàng, rộng lớn. Đúng là “Thiên Đức” và “Vạn Xuân”.

Dịch câu đối:
Rộng suy Nam Việt mở nền, Lạc Hùng Ngô Thục thủa đầu, loáng bóng trúc thần, Thiên Đức kỷ nguyên ban sơ thống nhất.
Xét lịch Đế Vương thứ tự, Đinh Triệu Trần Lê sau đó, chói vàng sách miếu, Vạn Xuân dựng nước sừng sững ngàn thu.



Trống hội Vạn Xuân ở Giang Xá

Chữ “hồng duy” vẫn còn. Lời nhắc nhở của người xưa, muốn biết sử cũ không thể hạn chế tư duy, tầm nhìn của mình. Mở mắt mới thấy sử Việt bao la. Cái ước muốn đất nước “vạn xuân” của Lý Bôn – Lưu Bang có được vững vàng hay không cũng từ nhận thức “hồng duy” này.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét