Bách Việt Trùng cửu .
Đình Hội Phụ, quê hương của các tướng Đào Kỳ - Phương Dung
Trong tác phẩm Anh hùng Lĩnh Nam, bác sĩ Trần Đại Sỹ có kể lại câu chuyện khá cảm động của hai vợ chồng Đào Kỳ và Phương Dung, là tướng của Hai Bà Trưng, đóng ở vùng Bắc sông Đuống. Trong trận Cấm Khê Đào Kỳ đã bị thương, về đến Cổ Loa thì mất. Phương Dung tuẫn tiết theo chồng. Câu đối còn truyền lại nói về hai vị tướng này:
Vị lý Phục Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận
Bất ly Tiên trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.
Dịch nghĩa:
Chưa bọc xác Phục Ba, cạnh sông xe loan còn vang uất hận.
Không rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ Loa, vẫn vọng âm thanh.
Lăng Đào Kỳ ở Mai Lâm –
Đông Anh
Câu đối khác tương truyền có ở đền thờ Đào Kỳ - Phương Dung ở làng Hội Phụ:
Giao Chỉ tượng thành công dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương mã bất tiến hậu thiên vạn tải hữu linh thần.
Bác sĩ Trần Đại Sỹ dịch là:
Voi Giao Chỉ đã thành công, hơn sáu mươi thành đều công tướng giỏi
Ngựa Đô Dương chậm bước, nên muôn ngàn năm sau thần vẫn linh.
Tuy nhiên, câu đối này nếu dịch như vậy thì có chỗ không ổn. “Mã bất tiến” đúng nghĩa phải là “không tiến lên được”, không phải là “chậm”. Nếu hiểu là “ngựa Đô Dương” không chịu tiến thì thành ra vì Đô Dương không chịu đi ứng cứu nên Đào Kỳ - Phương Dung mới tử trận và hóa thần? Thật vô lý. Đô Dương là tướng của Hai Bà sau đó còn kiên cường chiến đấu ở Cửu Chân chống giặc. Chẳng nhẽ câu đối ở đền thờ này nói tới chuyện “bất hòa” nào đó giữa Đô Dương và Đào Kỳ - Phương Dung?
Hiểu chính xác hơn: “Mã bất tiến” đây là quân của Mã Viện đã không thể tiến lên được bởi sự kháng cự của Đô Dương. Đây là một bằng chứng cho thấy cuộc đàn áp của Mã Viện đã không hoàn toàn thành công như sử vẫn chép. Sau khi Hai Bà mất, Đô Dương lui về giữ Cửu Chân và đã cản được bước tiến của Mã Viện xuống phía Nam. Đô Dương không phải chỉ cầm cự được với Mã Viện trong 2 năm như chính sử viết, mà Mã Viện đã “không thế tiến” được qua đất của Đô Dương.
Vậy Đô Dương, người thực tế đã tiếp nối thành công sự nghiệp của Trưng Vương là ai? Sử cũ hầu như không cho biết gì về Đô Dương cả. Người đã ngăn được bước tiến của giặc Mã phương Bắc không thể không có những vết tích để lại.
Theo Thiên Nam ngữ lục thì Mã Viện và quân Hai Bà đã giảng hòa và dựng cột đồng làm mốc giới ở Man Thành (Bắc Quảng Tây). Cột đồng Mã Viện dựng nên chính nơi Mã Viện đã không thể tiến thêm được nữa, tức là nơi đánh mốc giữa nhà Đông Hán và nước của Đô Dương. Biên giới này nằm ở nơi Đô Dương trấn giữ là Cửu Chân.
“Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại”
(Đền Hát Môn)
Rõ ràng Cửu Chân, nơi phân chia Nam Bắc không thể là vùng Thanh Hóa mà phải ở Quí Châu, nơi có Man Thành và cột đồng được dựng.
“Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là lời đe dọa của Mã Viện sẽ bẻ gãy mốc giới để tấn công tiêu diệt Giao Chỉ. Cột đồng như vậy là hình ảnh tương trưng cho sự bất khuất của quân dân Giao Chỉ chứ không phải là biểu trưng thành tích của Mã Viện.
Trong câu đối trên từ “Mã” được dùng để chỉ quân Đông Hán nói chung chứ không riêng gì Mã Viện. Và như vậy đối lại, từ “Tượng” ở vế trên cũng là danh từ riêng, chỉ quân vua Trưng, chứ không phải là chỉ "voi Giao Chỉ" như vẫn dịch. Tượng là phương Tây, Mã là phương Bắc.
Một lần nữa lại thấy triều đại của vua Trưng có thể đã được gọi là Tây, cũng như trong câu:
“Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử”
(Đền Đồng Nhân)
Đinh= Tây, Tượng = Tây. Tới đây ta hiểu vì sao lại có hình ảnh Trưng Vương cưỡi voi. Đó là hình ảnh của vua Trưng trên ngôi Hoàng đế của nước Tượng - Tây - Đinh.
Có sách ghi cha của Hai Bà Trưng cũng có tên là Hùng Định, có phải cũng muốn nói Hai Bà là dòng giống vua Hùng ở hướng Tây?
Liệu Tượng ở đây có phải muốn nói tới Tượng quận đời Tần?
Theo Văn nhân, Đô Dương có thể chính là Khu Liên / Khu Đạt, người lập nên nước Lâm Ấp, và là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây.
Theo gia phả họ Phạm:
“Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trc CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Viêt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa...”
Dễ dàng thấy rằng Lý Kiên là tên phiên thiết của Liên, hay Lý Khu Kiên = Khu Liên. Thông tin Khu Liên họ Lý, là Đô Dương lại đóng ở Cửu Chân sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng dẫn đến một suy nghĩ khác. Khu Liên hay Đô Dương có thể chính là Lý Thiên Bảo trong cuộc khởi nghĩa tiếp theo vì:
- Lý Thiên phiên thiết là Liên. Lý Thiên Bảo = Bảo Liên = Khu Liên.
Lý Thiên Bảo theo sử Việt chạy về Cửu Chân rồi lập nước Dã Năng ở Ai Lao, lên ngôi Đào (Đoài) Lang Vương. Đoài = Định Đoạt = Đạt, là quẻ Đoài chỉ phương Tây. Như vậy Đoài Lang Vương của người Ai Lao Di có thể cũng là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây. Nước của Đô Dương như trong các câu đối về Hai Bà Trưng có tên là Đinh hay Tượng, tức là Tây. Nước của Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử lập nên sau này cũng sẽ là Tây, là nước Thục.
Thật bất ngờ khi biết khởi nghĩa Trưng Vương đã dẫn đến sự hình thành nước Thục của Lý Phật Tử - Lưu Bị. Như vậy khởi nghĩa Hai Bà Trưng không gì khác chính là khởi nghĩa Hoàng Cân cuối đời Đông Hán. Quân Hai Bà Trưng dùng màu vàng làm cờ hiệu có lẽ muốn nhấn mạnh tính “Lạc Hùng chính thống” của mình theo quốc tổ Hữu Hùng Hoàng Đế. Giặc Mã không tiến được trước quân của Đô Dương – Lý Thiên Bảo /Lưu Biểu ở Quí Châu rõ ràng như vậy chính là quân của Tào Tháo.
Dịch lại câu đối ở đền Đào Kỳ - Phương Dung theo nghĩa mới phát hiện:
Giao Chỉ, Tượng thành công, dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương, Mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.
Dịch là:
Chốn Giao Chỉ quận Tượng thành công, sáu mươi thành lẻ đâu cũng là tướng giỏi
Gặp Đô Dương giặc Mã hết lối, muôn ngàn năm sau mãi mãi có thần thiêng.
Nghè Lê Xá thờ Đào Kỳ - Phương Dung ở Đông Anh với câu đối:
Cử mục sơn hà vô Hán tướng,
Thệ tâm thiên địa hữu Trưng vương.
Dịch:
Ngước mắt núi sông không tướng Hán
Tâm nguyền trời đất có vua Trưng.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng quả là một thời bi tráng. Dưới sự đàn áp tàn bạo của quân Đông Hán, khởi nghĩa vẫn không thất bại mà cả một vùng Lĩnh Nam đã được giữ vững, buộc giặc Hán phải cắm mốc phân biên, khai mở một triều đại mới của người Việt là nước Thục của họ Lý.
Văn nhân góp ý :
Tiến sĩ Nguyễn Việt trong bài : “Nguồn cội hình thành truyền thuyết Thánh Gióng” cho biết:
Hậu Hán thư có nói đến công trạng của Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang để giảm được quân tuần tra đồn trú.
Nhưng do cách nhìn nhận cũ Cửu chân là vùng Thanh hóa nước Việt nên tác gỉa đã lấy đấy làm dẫn chứng cho ý kiến của mình : có người Man Dạ lang ở ngoài Qúy châu .
Đoạn văn : ...Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang...đã xác định : Cửu chân chính là Qúy châu và là đất của Âu – Lạc như tư liệu lịch sử viết : ‘Qúy châu bản Tây Âu – Lạc việt chi địa’ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét