Việt Nam trong thế giới
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21( P1)
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21( P1)
Nguyễn TrungHà Nội
"Cách nghĩ đại Hán, bài Hoa, thần phục Hoa chẳng ích gì. Người Việt Nam ta cũng chẳng có cách gì bê đất nước mình đi chỗ khác để tránh mọi điều phiền toái. Vậy chỉ còn cách đứng tại chỗ
, suy nghĩ, làm những việc phải làm: Chịu trở thành bãi phế thải của cái công xưởng thế giới? Hay trở thành đối tác làm ăn được tôn trọng?" - NT
"Ông Nguyễn
Trung nguyên là đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và Úc. Ông cũng từng là thành viên
ban cố vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt." (RFA)
"Cách nghĩ đại Hán, bài Hoa, thần phục Hoa chẳng ích gì. Người Việt Nam ta cũng chẳng có cách gì bê đất nước mình đi chỗ khác để tránh mọi điều phiền toái. Vậy chỉ còn cách đứng tại chỗ
, suy nghĩ, làm những việc phải làm: Chịu trở thành bãi phế thải của cái công xưởng thế giới? Hay trở thành đối tác làm ăn được tôn trọng?" - NT
Như tựa của nó, bài viết này chỉ nêu lên những vấn đề chính Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Với suy nghĩ cho rằng cần làm rõ được những vấn đề đặt ra trước khi suy nghĩ về các giải pháp, bài này không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp cho các dịp khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài này đưa ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Vì hiểu biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, những ý kiến trong bài chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết.Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long
I. Vấn đề đặt ra
Việt
Nam, kể từ 1986, sau một phần tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên
là đổi mới, đã kết thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với
nhiều thành tựu to lớn có tính bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế
giới ghi nhận. Cần nhận định dứt khoát như vậy để gỡ bỏ mọi rào cản, tiếp tục
đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Cần nhận định dứt khoát như vậy trước khi tìm hiểu
những vấn đề đặt ra cho Việt Nam phía trước trên con đường phát triển của
mình.
Mặt
khác, cũng phải tỉnh táo nhìn nhận, so với chính ta trước kia, những thành tựu
đạt được trong 25 năm qua là rất to lớn; nhưng nếu so với chặng đường 25 năm đầu
tiên trên con đường trở thành NIC (nước mới công nghiệp hóa) của Hàn Quốc, Đài
Loan.., nước ta phát triển như thế là chậm, so với những thách thức hiện tại và
phía trước nước ta phải đối mặt lại càng chậm. Nên có cái nhìn nhiều chiều như
vậy để định liệu công việc của mình, và nhờ đó có thể “đỡ” rơi vào bệnh “mẹ hát
con khen hay”!
Việt
Nam bước vào thập kỷ 2020 đúng vào lúc kinh tế thế giới – trước hết là những nền
kinh tế lớn mà đầu tàu là kinh tế Mỹ - đang tìm cách ra khỏi cuộc khủng hoảng
mang tính hệ thống hiện nay để tìm đường chuyển sang một thời kỳ phát triển mới.
Trong khi đó Trung Quốc đang dấn bước vào thập kỷ 2020 với mọi nỗ lực quyết liệt
nhất để đi nhanh hơn nữa trên con đường trở thành siêu cường vào giữa thế kỷ
này; giới nghiên cứu trên thế giới hầu như có cùng nhận định: Thập kỷ 2010
đánh dấu bước ngoặt mang tính thời đại của Trung Quốc trên đường đi tới siêu
cường, thập kỷ 2020 hiện tượng Trung Quốc sẽ còn nóng bỏng hơn nữa trên trường
quốc tế.[1]
Như
vậy, thập kỷ 2020 đến với Việt Nam với ba đặc điểm. Thứ nhất, thế giới
đang tìm đường ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, trên thực tế là đang phải tìm
đường chuyển sang một thời kỳ phát triển mới khác trước. Thứ hai, hiện
tượng Trung Quốc trên con đường trở thành siêu cường ngày càng trở nên nóng bỏng
trên trường quốc tế - nhất là tại khu vực. Và thứ ba, Việt Nam vừa phải
thích nghi với bối cảnh thế giới mới rất quyết liệt so với trước, đồng thời vừa
phải tự mình tìm đường chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn để có thể
đứng vững trong tình hình mới.
Ba đặc điểm ấy đặt
ra cho Việt Nam nhiều thách thức mới, tới mức có thể nói: Kể từ khi hoàn
thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, do
đòi hỏi trong nước và bối cảnh quốc tế mới, chưa bao giờ mà độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và tương lai phát triển của đất nước phải đối phó với
nhiều thử thách nguy hiểm và quyết liệt như hiện nay. Cụ thể là con đường phát
triển của Việt Nam đang đặt ra nhiều đòi hỏi gắt gao, đồng thời cục diện quốc tế
và khu vực đang đi vào một bước ngoặt đặt nước ta trước nhiều thách thức mới.
Tất cả tạo nên sức ép căng thẳng bên ngoài và bên trong, đòi hỏi cả nước phải
dấn lên đối mặt.
Chỉ
cần nhìn vào bức tranh thế giới, bản đồ địa chính trị hiện thời của khu vực nước
ta với một Trung Quốc đầy tham vọng, và nhìn vào các vấn đề kinh tế, chính trị,
xã hội, vào các vấn đề an ninh quốc phòng, vào những đòi hỏi của phát triển và
cạnh tranh.., sẽ thấy rõ những điều vừa trình bày. Tính chất quyết liệt của
chặng đường nước ta phải đi trong thập kỷ 2011-2020 là: Làm chủ được tình hình
này sẽ tạo thời cơ lớn cho tương lai của đất nước, thất bại trong xử lý tình
hình này, đất nước đi vào con đường đầy hiểm họa.
II.
Những nét
mới trong bối cảnh quốc tế
liên quan mật thiết đến nước ta
liên quan mật thiết đến nước ta
Cục diện thế giới
đang có thay đổi lớn về kinh tế cũng như về chính trị. Những thay đổi này không
náo nhiệt như khi chiến tranh lạnh vừa kết thúc, song hầu như tác động sâu sắc
hơn nhiều đến mọi quốc gia. Thậm chí tại nhiều nước – kể cả Mỹ – cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới hiện nay tác động trực tiếp đến từng gia đình.
Cuộc
đại khủng khoảng kinh tế thế giới đang diễn ra là vô tiền khoáng hậu. Sau một
năm (9-2008 tới 9-2009) đánh vật với cuộc khủng hoảng này, các nền kinh tế lớn
đã phải bỏ ra tổng cộng ước khoảng trên 10 nghìn tỷ USD (tương đương với 2/3 GDP
của cả nước Mỹ và với 1/6 GDP toàn thế giới), đồng thời phải tiến hành nhiều
liệu pháp đau đớn mang tính điều chỉnh vĩ mô và hệ thống để cứu chữa. Hiện nay
cuộc khủng hoảng này được xem là đã chạm đáy; nhưng lối ra có lẽ sẽ phải mất
nhiều năm. Nguy cơ lại xảy ra khủng hoảng mới ngấp nghé.
Chưa
ai dám nói bao giờ và như thế nào kinh tế thế giới sẽ phục hồi và lấy lại được
sự phát triển năng động đã có như trong một hai thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, có
khá nhiều người trong giới nghiên cứu chia sẻ ý kiến:
-
Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay là một dạng đổ vỡ của các hiện tượng kinh tế bong bóng của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới – bắt đầu từ Mỹ, xảy ra chủ yếu do (a) sự đổ vỡ của các thị trường tiền tệ, (b) sự bất cập của các thể chế tài chính quốc gia trước sự vận động của đời sống kinh tế đang diễn ra, (c) bản thân nền kinh tế có nhiều yếu tố của khủng hoảng thừa mang thuộc tính cơ cấu;[2] thực chất đấy là cuộc khủng hoảng có tính hệ thống rất sâu sắc trên cả hai phương diện (a) bản thân cấu trúc kinh tế có những mất cân đối lớn và (b) sự phá sản của tư duy kinh tế do chủ nghĩa tân tự do chi phối; cuộc khủng hoảng này được coi là trầm trọng nhất kể từ 1929-1933, để lại nhiều hậu quả nan giải;
-
Vì đòi hỏi phải thay đổi cả cấu trúc và tư duy, nên cuộc khủng hoảng này của kinh tế thế giới mang tính chất là cuộc khủng hoảng chuyển giai đoạn phát triển (transformational crisis), các quốc gia sẽ không thể giữ nguyên cách làm ăn như lâu nay (kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc), sẽ xuất hiện những điều chỉnh vĩ mô tại nhiều quốc gia theo hướng quan tâm hơn nữa đến sự bền vững của thị trường nội địa và của môi trường;
-
Hệ thống tài chính tiền tệ thế giới đang có những xáo trộn lớn, buộc phải cải tổ cơ bản để hạn chế những rủi ro ̶ đặc biệt là trên 2 vấn đề: (1) Sự suy yếu ngày càng nhanh chóng của đồng USD và (2) vai trò đang nổi lên đầy tính lũng đoạn của đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc);
-
Phải tăng cường hơn nữa vai trò điều tiết của nhà nước để hỗ trợ “bàn tay vô hình” của thị trường; khung khổ WTO tuy vẫn được duy trì, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều cọ xát mới gay gắt hơn;
-
Phải sớm có các chính sách và biện pháp thân thiện hơn với môi trường thiên nhiên để giảm thiểu các đại họa, tại nhiều nước đã phải hướng mạnh tới nền kinh tế có hàm lượng carbon thấp...
-
Phải thay đổi nhiều điều quan trọng trong tư duy kinh tế; một số học giả nổi tiếng như Krugman, Stiglitz, Fukuyama, thượng nghị sỹ Max Baucus... cho là kinh tế học hiện đại có nhiều điểm lỗi thời.[3]
Cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay còn cho thấy những mặt trái hay là những
vấn đề do quá trình toàn cầu hóa đặt ra – nhất là trong kinh tế ̶
mà
mọi quốc gia đều phải đối mặt.[4] Cũng có thể nói cuộc khủng hoảng này đánh
dấu một giai đoạn mới của quá trình toàn cầu hóa với hai đặc điểm: bảo hộ có xu
hướng gia tăng, song cạnh tranh thâm nhập vào nhau cũng sẽ quyết liệt
hơn.
Trong
khi đó cục diện quốc tế có hai hiện tượng nổi bật nhất kết thúc thời kỳ hậu
chiến tranh lạnh: (a) sự suy yếu nhanh
chóng của siêu cường Mỹ,[5] và (b) vai
trò ngày càng nổi lên của các cường quốc khác – trước hết là Trung Quốc, rồi đến
Nga, Ấn Độ.
1.
Sự suy yếu của Mỹ
Chiến
tranh Iraq và chiến tranh chống khủng bố - trước hết là chống Al-Qeada - Taliban
– không đem lại kết quả như Mỹ đề ra, thậm chí chưa thấy ánh sáng cuối đường
hầm, cùng với tình trạng từ năm 2008 Mỹ lâm vào khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất
từ khi cuộc Đại Suy Thoái, đã khiến Mỹ phải điều chỉnh căn bản chiến lược toàn
cầu của mình. Mức độ điều chỉnh gay cấn đến nỗi Singapore cho rằng Mỹ đang tạo
ra khoảng trống cho Trung Quốc tung hoành ở châu Á.[6]
Để hiểu thực trạng kinh
tế Mỹ trong khủng hoảng hiện nay, xin trích dẫn phân tích sau đây của Francis
Fukuyama:
“ ...Chỉ riêng từ năm 2001 đến năm 2008, (trước đó không tính) hơn 5 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm của nước ngoài đã đổ vào nền kinh tế giàu nhất thế giới – nước Mỹ, thúc đẩy một cao trào đi vay và kích thích quá mạnh chi tiêu của các hộ gia đình cũng như các tập đoàn. Mức độ nợ liên tục gia tăng và ở mức rất cao: khi xảy ra suy thoái đầu thập kỷ 1980 tổng nợ tư nhân (hộ gia đình và các tập đoàn, công ty) mới chỉ là 123% GDP, nhưng đã vọt lên 290% GDP năm 2008. Trong khoảng thời gian này, riêng nợ của các hộ gia đình là 48% GDP đầu thập kỷ 1980 đã vọt lên tới 100% GDP vào năm 2008. Vì vậy mọi cố gắng của Quỹ dự trữ Liên bang (Fed) tung tiền ra để tăng thêm khả năng thanh toán của nước Mỹ chẳng còn mấy hiệu quả. Các hộ gia đình và các tập đoàn lâm vào tình trạng suy sụp kéo dài hơn các thời kỳ suy thoái trước. Người Mỹ bắt đầu phải học để trở thành người tiết kiệm, nhất thiết phải như vậy. Nhưng việc tỉnh táo quay trở lại với nghịch lý nổi tiếng của Keynes về sự tằn tiện lại gây ra cho nước Mỹ bệnh thiếu máu!..” (Fukuyama 2009a)
Sự
điều chỉnh này của Mỹ thực chất là sự thoái lui một bước quan trọng có tính bắt
buộc trong chiến lược toàn cầu so với thời George W. Bush, nguyên nhân chủ yếu
là lực bất tòng tâm. Mỹ hiện vẫn là siêu cường số 1, song vai trò và ảnh hưởng
của nó giảm sút đáng kể so với thời kỳ ngay sau khi chiến tranh kết
thúc.
Hiện
tượng Obama thắng cử không đơn thuần chỉ là một thắng lợi độc nhất vô nhị cho
đến nay của thể chế dân chủ Mỹ và trên thế giới. Sâu xa hơn thế, hiện tượng
Obama nói lên tầm vóc điều chỉnh chiến lược chưa từng có kể từ sau chiến tranh
thế giới II mà Mỹ phải chấp nhận.
Điều
đáng chú ý là so với tất cả mọi thời kỳ khác kể từ chiến tranh thế giới II kết
thúc, siêu cường Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh chiếm vị thế quốc tế cao
nhất trong toàn bộ lịch sử của nó. Song chính trong thế thượng phong này của
thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, siêu cường Mỹ đã chịu nhiều thất bại và tổn thất
nhất, đã sa sút nhanh nhất so với tất cả các thời kỳ trước đó kể từ khi kết thúc
chiến tranh thế giới II. Nguyên nhân chủ yếu là “tham vọng và gánh nặng đế chế”
quá lớn cùng với sự đổ vỡ thảm hại của chủ nghĩa tân tự do trong kinh tế. Sự
thoái lui này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc phát triển “rất nóng” trên con
đường trở thành siêu cường, vì thế trên thế giới đang manh nha những biến động
chao đảo của quá trình hình thành một trật tự mới, nhiều quốc gia sẽ chịu tác
động – trong đó có nước ta. Tình hình quyết liệt tới mức chưa bao giờ sách
báo và các phương tiện truyền thông Mỹ lại đầy rẫy như hiện nay các nhận định,
đánh giá về Hiện tượng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trở thành chủ
nghĩa tư bản toàn trị đặc sắc Khổng giáo, về Sự giới hạn của quyền lực
Mỹ, về Chiến lược toàn cầu của Washington đang hủy hoại nước Mỹ, về
Triển vọng chẳng lấy gì làm sáng sủa của Obamanomics, về Sự cáo chung
của đế chế Mỹ, vân vân, - và về …Thế giới trong thập kỷ tới này nghiêng
về phương Đông!.[7]
Hiện
tượng Obama cũng đồng thời cho thấy Mỹ quyết tâm thay đổi và có lẽ có thể thay
đổi được – chính điều này sẽ cho phép Mỹ tiếp tục duy trì – dù không còn mạnh
như trước – vị
trí siêu cường số 1 trong một thế giới đang tiến vào cục diện đa siêu cường. Sự
điều chỉnh của Obama trong kinh tế thông qua các luật pháp mới và gói kích thích
(stimulus) thực chất là một cuộc sắp xếp lại và điều chỉnh lại nền kinh tế của
họ. Rất nhiều khó khăn còn ở phía trước, và tiếng nói trong nước Mỹ chỉ trích
chính sách của Obama không phải là ít. Đơn giản là cuộc cải cách nào cũng đau
đớn; bởi vì trong phạm vi nguồn lực có hạn xóa sổ ai, cứu ai đều vấp phải cọ xát
gay gắt. Hiện tượng Obama đánh dấu một thời kỳ thay đổi sâu sắc đang diễn ra sôi
động ở hầu hết các nước phát triển – mới đây nhất là sự kiện ngày 30-08-2009 thủ
tướng Yukio Hatoyama[8]
đảng Dân Chủ ở Nhật thắng cử, chấm dứt thời kỳ đảng Dân chủ Tự do ngự trị chính
quyền Nhật hơn nửa thế kỷ!
Nét
nổi bật của điều chỉnh chiến lược toàn cầu của nước Mỹ Obama là: Mỹ quyết rút
khỏi Iraq để tập trung vào các vấn đề như mặt trận chống Al-Qaeda – Taliban tại
Afghanistan, vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc
Triều Tiên... Ngày 17-9-2009 Mỹ đi thêm một nước cờ chiến lược nữa là quyết định
rút bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa Châu Âu để tăng thêm hòa hoãn với
Nga (đã được Nga hưởng ứng) và tập trung cố gắng tìm kiếm các khả năng xử lý vấn
đề vũ khí hạt nhân của Iran. Bước đi này còn nhằm phân hóa bớt các thế lực gây
sức ép khác đối với Mỹ. Quan hệ Mỹ - Nga ấm hẳn lên cho thấy tầm vóc của quyết
định 17-09-2009. Khả năng nâng quan hệ với Nga để tranh thủ thêm điều kiện đối
phó với Iran đang được Mỹ tính đến. Những cải cách trong đối nội của nước Mỹ
đang diễn ra càng làm rõ những thay đổi trong
chiến lược đối ngoại của nước này.
Có thể nói cải cách, thay đổi theo
cái mới là việc diễn ra thường xuyên và liên tục năm này qua năm khác ở các nước
phương Tây. Tuy nhiên những thay đổi qua cuộc khủng hoảng này thực sự là một đợt
cải cách sâu rộng. Đặc biệt tại Mỹ, công việc điều chỉnh vỹ mô hiện nay có lẽ
quyết liệt hơn các cường quốc phương Tây khác, được bắt đầu từ cải cách giáo
dục, đổi mới việc đào tạo nguồn nhân lực, đặt lại cách nhìn về “outsourcing”
(lấy nguồn từ bên ngoài) và cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế Mỹ trong tình hình
mới (nhất là trước tình hình sản phẩm Trung Quốc ngày càng thôn tính thị trường
Mỹ), cải cách mạnh mẽ các thể chế về tài chính, bảo hiểm y tế, về điều hành kinh
tế, v... v... Nói chung là không thể phó thác cho “laissez faire” với bất kỳ giá
nào của “chủ nghĩa tân tự do” như đã diễn ra trong mấy thập kỷ vừa qua. Việc Mỹ
ngày 11-9-2009 quyết định áp mức thuế 35% (mức cũ là 4%) đối với lốp xe hơi nhập
từ Trung Quốc, không đơn thuần chỉ là một hành động “trả miếng”, mà còn liên
quan mật thiết đến việc xem lại chủ trương “outsourcing” (lấy nguồn lực từ bên
ngoài) hiện nay. Tóm lại, có thể nói: Nội dung cơ bản nhất của điều chỉnh vỹ mô
ở Mỹ hiện nay là chia tay với trạng thái cực đoan vừa qua của chủ nghĩa tân tự
do, hướng mạnh hơn vào nền kinh tế carbon thấp, tăng cường vai trò kinh tế trong
thị trường nội địa. Vì những lẽ này, gọi đấy là sự điều chỉnh mang tính hệ
thống. Còn có thể nói một cách khác: Đó còn là sự điều chỉnh có nhiều dân chủ
hơn.
Từ tình hình trên, có
thể thấy phát biểu của Tổng thống Obama tại phiên họp Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc ngày 23-9-2009 ''...đã đến lúc thế giới chuyển sang một
hướng mới. Chúng ta phải dấn thân vào một thời đại tiếp cận mới dựa
trên quyền lợi chung và cùng tôn trọng nhau...'' không đơn thuần là một
lời nói ngoại giao, mà hàm ý rõ ràng kêu gọi cộng đồng các quốc gia trên thế
giới nỗ lực cho một cách sống chung mới. Phát biểu này đánh đi tín hiệu
khá rõ: Chính Mỹ cũng đang tìm cách ứng xử mới trong thế giới ngày
nay.
Liên quan đến Đông Nam Á, đặc biệt
là Biển Đông, nhiều lần các nhà quân sự Mỹ tuyên bố (ngay từ cuối thời George W.
Bush): Mỹ đứng ngoài việc tranh chấp biển đảo ở khu vực này, miễn là giữ được
thông thương tự do trên eo biển Malacca, các quyền lợi của Mỹ ở khu vực này được
bảo đảm, và không được đụng chạm đến Đài Loan. Có thể hiểu đây sẽ là lằn ranh
cuối cùng Mỹ sẽ có thể chấp nhận một khi tình hình đòi hỏi bắt buộc phải như
vậy.[9]
Mặt
khác, Mỹ khuyến khích giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông trên diễn đàn
đa phương giữa các nước liên quan ở Đông Nam Á. Trong cuộc điều trần về Biển
Đông tháng 7-2009, Thượng viện Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Mỹ về tình
hình Trung Quốc ngày càng lấn át về kinh tế và quân sự ở khu vực này. Cuộc điều
trần này cho thấy Mỹ muốn có thái độ chủ động hơn đối với các nước trong khu vực
Biển Đông, “...từ quan hệ về chính sách đến đối thoại về chiến lược, lên tới tầm
mức hoạt động quân sự, bằng cách gia tăng khả năng quân sự cho các nước đối tác.
Trong khi đó Hoa Kỳ cũng tăng cường hoạt động ngoại giao quân sự với Trung Quốc,
gia tăng đối thoại để tránh nguy cơ tính toán sai lầm gây xung đột bất ngờ”.[10]
Trong
khi đó, tại cuộc họp ASEAN - Mỹ ngày 24-07-2009 ngoại trưởng Hillary Clinton
khẳng định Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ với ASEAN.[11]
Cũng không thể bỏ
qua một thực tế khác là trong quan hệ song phương Mỹ - Trung hiện nay, phía Mỹ
cũng chủ động đẩy mạnh xu thế hòa hoãn.
Đối thoại chiến
lược và kinh tế Mỹ - Trung (khai mạc tại
Washington ngày 27 tháng 9 năm 2009) đã mang dáng dấp của diễn đàn G2 mà nhiều
đồng minh của Mỹ không muốn. Giả định rằng trong bối cảnh nào đó (ví dụ Mỹ tiếp
tục suy yếu và sa lầy, kinh tế các nước phương Tây tiếp tục đình đốn, Trung Quốc
tập hợp thêm được vây cánh...) sẽ xuất hiện G2 với tính cách là yếu tố chi phối
bàn cờ thế giới, tình hình sẽ rất phức tạp, các nước nhỏ yếu sẽ phải hứng chịu
nhiều hệ lụy – nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Tại “Diễn đàn chiến
lược và kinh tế Mỹ - Trung” này Obama nói
“Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ định hình cho thế kỷ 21… Đây là
trách nhiệm mà hai bên phải gánh vác.” Trong điện chúc mừng
phiên họp đầu tiên của diễn đàn này, Hồ Cẩm Đào viết: “Cả Trung Quốc và Mỹ
gánh vác trên vai trách nhiệm quan trọng về những vấn đề trọng đại liên quan đến
hòa bình và sự phát triển của nhân loại.”[12]
Chắc
chắn rồi đây lúc hòa hoãn, lúc căng thẳng, song phía Mỹ sẽ vẫn có các bước đi
tiếp mở rộng quan hệ với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, bên nào cũng có thừa khôn
ngoan giành cái lợi về cho mình.
Như
vậy có thể thấy chính sách đa dạng của Mỹ nói trên đối với khu vực Biển Đông sẽ
còn tùy thuộc đáng kể vào chính thái độ các nước ASEAN (đối với Mỹ và Trung
Quốc), đồng thời chịu sự chi phối sâu sắc của quan hệ Mỹ - Trung.
2. Sự trỗi
dậy của Trung Quốc
Sự
lớn mạnh của Trung Quốc như là “công xưởng của thế giới” đang thúc đẩy khát vọng
của Trung Quốc đi nhanh trên con đường trở thành siêu cường vào khoảng năm 2050,
mặc dù kinh tế và nội trị Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề nhạy cảm.
Sẽ là phiến diện trong đánh giá Trung Quốc nếu bỏ qua những vấn đề nhạy cảm luôn luôn xuất hiện trong kinh tế và trong nội trị của quốc gia này. Báo chí nước ngoài nhận xét: Cái yếu nhất của Trung Quốc là Trung Quốc là nước của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chính vì lẽ này Trung Quốc không thể trở thành siêu cường với nghĩa lãnh đạo thế giới. Thậm chí cần thấy rõ trong quá trình phát triển của nó, quốc gia này luôn luôn đứng trước không ít những vấn đề nan giải về phân hóa và bất công xã hội, về khoảng cách giàu nghèo quá lớn, nguy cơ phân rã, sự mong manh của hệ thống ngân hàng tài chính tiền tệ, những thách thức thường trực đối với hệ thống chính trị... Thực tế này giải thích tại sao Trung Quốc sẵn sàng thực hiện và có khả năng thực hiện được các biện pháp cực đoan không tưởng tượng nổi như “cách mạng văn hóa”, “sự kiện Thiên An Môn”, chính sách đối với Tân Cương và Tây Tạng... Nhạy cảm lớn nhất cũng là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống chính trị của Trung Quốc là vấn đề dân chủ. Tuy nhiên, cần chú ý: Trung Quốc là một thế giới riêng cho chính nó, nghĩa là trong tình hình cấp thiết, Trung Quốc có thể huy động mọi khả năng và lực lượng có thể, để chế ngự và kiểm soát tình hình nội tại với bất kỳ giá nào; Trung Quốc có thể làm tất cả mọi việc rất cực đoan với cách nghĩ “mục tiêu biện minh cho mọi biện pháp”, chấp nhận trả giá ghê gớm để giành được mục tiêu Trung Quốc muốn... Lịch sử còn chứng kiến, khi nội bộ có khó khăn hoặc cần giải quyết một yêu cầu chính trị nào đó, Trung Quốc thường hướng “ngòi nổ” ra bên ngoài, đó là lúc tiến hành cách mạng văn hoá thì giương cao ngọn cờ chống đế quốc “gió Đông thổi bạt gió Tây”; khi tiến hành cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam tháng 2-1979 thì gương cao ngọn cờ chống tiểu bá và dạy cho Việt Nam bài học…[13]
Với
nguồn tài nguyên Trung Quốc đem về bằng mọi cách từ khắp nơi trên thế giới,
trước hết là từ châu Phi và châu Mỹ Latinh, Úc.., với nguồn lao động khổng lồ và
giá rẻ trong nước, với chính sách phát triển gần như hy sinh môi trường, Trung
Quốc hiện nay đứng đầu thế giới trong sản xuất nhiều nguyên liệu cơ bản như sắt,
thép, đồng, nhôm, xi măng... là cường quốc thứ nhất trong xuất khẩu tàu biển, là
cường quốc thứ hai sau Mỹ trong xuất khẩu ô-tô, trong vòng một vài năm tới GDP
kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Nhật[14]...
Báo
chí thế giới thừa nhận Trung Quốc thành công vượt xa chủ nghĩa thực dân mới của
phương Tây tại châu Phi, Mỹ Latinh và một số nơi khác trên thế giới (trong đó có
Đông Nam Á...). Những khoản viện trợ lớn của chính phủ Trung Quốc dành cho các
quốc gia này với danh nghĩa “không can thiệp vào công việc nội bộ của các
nước nhận viện trợ”. Trên thực tế là Trung Quốc quan hệ trực tiếp và ủng hộ
giới thống trị ở những quốc gia này, bất luận bản chất những chế độ này như thế
nào. Phương thức hợp tác song phương như vậy của Trung Quốc tại những quốc gia
này đang mang lại nhiều kết quả lớn cho Trung Quốc (tuy nhiên gần đây một số
nước châu Phi đã phản ứng chống lại sự tham lam thái quá của Trung Quốc). Hơn
thế nữa, hiện tượng Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế ngày càng quan trọng
với Iran, Iraq, với các nước và lực lượng “cánh tả” (chống Mỹ) ở châu Mỹ Latinh
– nơi được coi là sân sau của Mỹ ̶
đang
làm cho Mỹ và phương Tây lo lắng.
Với
nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (2100 tỷ USD) Trung Quốc đang tìm cách
thay đổi hệ thống tiền tệ thế giới. Trước mắt Trung Quốc chưa thể “hạ bệ” đồng
USD (hiện nay vẫn còn chiếm tới 60% tổng giao dịch tiền tệ và thương mại trên
thế giới). Song với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, đang nắm giữ khoảng 60%
trái phiếu và những giấy tờ có giá khác của Mỹ,[15] Trung Quốc đòi hỏi đồng
nhân dân tệ cũng phải được coi là phương tiện thanh toán quốc tế. Đòi hỏi này bị
bác bỏ tại cuộc họp G20 (tại Luân Đôn ngày 02-04-2009) với lý do đồng nhân dân
tệ chưa phải là đồng tiền chuyển đổi tự do. Trung Quốc chuyển sang chiến thuật
mới là đòi nâng cao vai trò của Trung Quốc tham gia vào “quyền rút vốn đặc biệt”
(SDR – một đơn vị được coi như là tiền của IMF) để làm yếu và tiến tới thay thế
dần đồng USD. Đồng thời Trung Quốc áp dụng các biện pháp đòi các nước có quan hệ
buôn bán với Trung Quốc trực tiếp dùng đồng nhân dân tệ làm phương tiện thanh
toán trong quan hệ song phương, một số nước đã chấp thuận. Có thể nói đây là một
bước mới bổ sung quan trọng cho việc mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của Trung
Quốc trên thế giới – đặc biệt là quyền lực mềm.
Trong
số hàng nghìn tập đoàn kinh tế của Trung Quốc đã có nhiều tập đoàn lọt vào danh
sách các nhóm TNCs top 100, TNCs top 50 của thế giới, trong đó
phải kể đến tập đoàn dầu khí PetroChina có số vốn vượt 1000 tỷ USD
và trở thành TNC đứng đầu thế giới về quy mô vốn.[16]
Tình
hình vừa trình bày trên cho thấy chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
ngày càng tự bộc lộ ra là chủ nghĩa tư bản Trung Hoa thời nay trong hệ
thống chính trị một Đảng. Đấy chính là chủ nghĩa tư bản toàn trị với đặc trưng
Khổng giáo.[17]
Thế
giới, nhất là các nước láng giềng của Trung Quốc, ngày càng lo ngại trước hiện
tượng Trung Quốc cũng đang trên đường trở thành siêu cường quân sự ̶
đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bình
luận trên nhật báo Giải phóng quân Nhân dân (Trung Quốc) ngày 12 tháng 3 năm
2009, Hoàng Thôn Luận viết:
“...Quyền lợi quốc gia của Trung Quốc vượt xa ra ngoài biên cương lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Trung Quốc, bao gồm cả các vùng đại dương bao la nơi các tàu chở dầu của Trung Quốc qua lại, cũng như không gian vũ trụ… Quyền lợi quốc gia Trung Quốc mở rộng đến đâu, sứ mệnh của lực lượng vũ trang của chúng ta (Trung Quốc) được mở rộng đến đấy...! Đứng trước nhiệm vụ lịch sử mới, lực lượng vũ trang của chúng ta (Trung Quốc) không chỉ bảo vệ biên giới lãnh thổ, mà còn phải bảo vệ biên giới quyền lợi quốc gia của chúng ta.”[18]
Ngân sách quốc
phòng hàng năm của Trung Quốc hai thập kỷ nay thường xuyên tăng 2 con số (từ 10%
đến 17% mỗi năm). Số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc cho biết chi tiêu
quốc phòng của nước này năm 2007 ước khoảng 70 tỷ USD. Song theo đánh giá của Bộ
Quốc phòng Mỹ, của RAND (cơ quan nghiên cứu của Mỹ), và của RAW (Research and Analysis Wing, cơ quan nghiên cứu
của Ấn Độ), thực chi cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2007 ước khoảng
138-156 tỷ USD, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới – nghĩa là ước khoảng 1/4 –
1/3 ngân sách quốc phòng của Mỹ, vượt Nga, gấp 5 lần của nước Anh, và bỏ xa Ấn
Độ... Ngày 21 tháng 9 năm 2009 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt
tuyên bố nước này có hầu hết mọi hệ thống vũ khí hiện đại của các nước phương
Tây.
Trung
Quốc đang trở thành cường quốc vũ trụ. Hiện nay Trung Quốc đang đẩy mạnh xây
dựng hải quân nước xanh (hoạt động tầm đại dương với hàng không mẫu hạm
đang mua của Nga hoặc tự đóng lấy). Trong chuyến đi thăm Trung Quốc đầu năm 2009
của đô đốc Mỹ Timothy Keating, phía Trung Quốc đặt thẳng vấn đề để Trung Quốc
quản lý Thái Bình Dương từ đảo Hawaii về phía Tây, phía Mỹ sẽ quản
lý Thái Bình Dương từ Hawaii về phía Đông. Keating đã đáp lại: “No,
Thanks!”.[19]
Riêng trên Biển Đông hải quân Trung Quốc giữ vị thế áp đảo, với mục tiêu
trước mắt là “cái lưỡi bò”.[20]
♦
Trên nhiều phương
diện, hiện tượng Trung Quốc trên đường trở thành siêu cường đang là vấn đề nóng
bỏng và rất phức tạp của cả thế giới. Giáo sư Thôi Lý Nhũ, chủ tịch Viện Nghiên
cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại (CICIR – Bắc Kinh), một viện nghiên cứu chiến lược
của Trung Quốc tầm cỡ quốc tế, đầu năm nay phát biểu thẳng thắn trước giới học
giả nước ngoài: “Mười năm
qua Trung Quốc đã phát triển từ một vị thế tương đối thấp lên một vị thế tương
đối mạnh, vì vậy những xung đột giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài không đặc
biệt quyết liệt lắm (not particularly vehement). Tuy nhiên, trong vòng mười năm
tới, Trung Quốc sẽ đi tiếp từ vị thế tương đối mạnh hiện nay lên một vị thế còn
mạnh hơn nữa. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới sẽ còn lớn hơn nữa – và
nỗi lo của thế giới về Trung Quốc cũng sẽ tăng theo...”[21]
Trên
thế giới, kể cả Mỹ, không ai đặt vấn đề đối đầu với Trung Quốc. Nhưng tất cả các
quốc gia đều phải cùng nhau hay riêng lẻ nỗ lực tìm cách ứng xử và đối xử thích
hợp nhất với hiện tượng Trung Quốc trong thế kỷ 21 này sao cho phù hợp với xu
thế tiến bộ chung của loài người. Đó còn là phương thức hữu hiệu nhất, khuyến
khích hay bắt buộc Trung Quốc cũng phải thích nghi với trào lưu chung của thế
giới.
III. Một số vấn đề đối ngoại đặt ra cho Việt Nam
Sự
suy yếu tiếp tục của Mỹ và mối quan hệ Mỹ - Trung như trình bày trên đây là hai
yếu tố mới, nổi bật nhất, trực tiếp nhất kết thúc thời kỳ hậu chiến tranh lạnh,
vẽ lại bản đồ chính trị của thế giới: hiện tượng đa siêu cường.
Riêng
trên Biển Đông đang hình thành với nhiều diễn biến phức tạp xu thế hai cực Mỹ -
Trung với các kịch bản khác nhau. Thực tế này liên quan trực tiếp đến nước ta
trong thập kỷ tới trên nhiều phương diện. Mối quan hệ Việt – Trung trở thành vấn
đề đối ngoại quan trọng nhất và khó xử lý nhất đối với nước ta trong thập kỷ
tới.
1. Vị
trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại hiện nay của các nước trên thế
giới
Trước khi bàn sâu về quan hệ Việt-Trung, xin có vài nhận xét khái quát về vị thế
Việt Nam ngày nay trên trường quốc tế.
Có thể nói hiện nay Việt Nam đạt được vị thế quốc tế cao nhất trong lịch sử của
mình với tính cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Việt Nam ngày nay là
đối tác chiến lược của nhiều nước, đầu tư nước ngoài và kim ngạch ngoại thương
tăng trưởng năng động. Chính sách đối ngoại hòa bình – hợp tác – hữu nghị của
Việt Nam cùng với cục diện thế giới hiện nay mang lại cho Việt Nam vị thế này.
Sự thiện cảm của nhân dân thế giới dành cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và
thống nhất đất nước của Việt Nam trong thế kỷ trước cũng là yếu tố quan trọng
góp phần làm nên vị thế quốc tế ngày nay của đất nước. Toàn bộ thực tế này tạo
ra thuận lợi rất quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, cho thực
hiện nghĩa vụ đối với thế giới của Việt Nam với tính cách là một quốc gia thành
viên đầy đủ và bình đẳng trong cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cần nhận rõ một sự thật khác, đó là vị trí của Việt Nam trong chính
sách đối ngoại của nhiều nước đối tác, nhất là các nước đối tác quan trọng, nói
chung là tương đối thấp so với khả năng Việt Nam có thể đạt được. Nguyên nhân
chính của sự kiện này không phải vì nước ta nghèo mà chủ yếu vì:
Một
là, về
một số phương diện nhất định, Việt Nam vẫn chưa bước ra khỏi phong cách đối
ngoại thời kháng chiến – phong cách tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng thế giới
là chính, mà chưa chủ động và tích cực dấn thân tham gia vào những vấn đề chung
của cộng đồng thế giới, trong khi đó cuộc sống lại luôn luôn đòi hỏi có
cho có nhận chứ không thể một chiều chỉ nhận
– nhất là nước ta hiện là một quốc gia thành viên đầy đủ trong các thể
chế của cộng đồng quốc tế.
Hai
là, tuy ta có thiện chí hợp tác – dù song phương hay đa phương, nhưng do khả
năng của ta, trước hết do nhiều vấn đề nội bộ riêng của nước ta chưa một lòng
một ý, dẫn tới sự hợp tác của ta chưa đạt được mức tiềm năng cho phép, chưa đúng
mức các đối tác mong đợi, thậm chí có lúc ta chịu nhiều thua thiệt. Trong 25 năm
qua nhiều lần ta bỏ lỡ cơ hội lớn rất đáng tiếc và không lấy lại được.
Ba
là, nền ngoại giao Việt Nam hiện nay do ảnh hưởng của ý thức hệ nên tiếp tục
có những hẫng hụt, lạc hậu nhất định trong nhận thức những diễn biến mới trên
thế giới, chưa chủ động dấn thân tiến cùng với trào lưu thế giới - đây còn là
vấn đề của tri thức, trí tuệ, phẩm chất chính trị và mưu lược -, do đó chưa xác
lập được cho mình bản lĩnh mới để khai thác hay chủ động ứng phó với sự vận động
của xu thế thế giới. Bản lĩnh ngoại giao ngày nay của nước ta rất yếu so với
thời kỳ kháng chiến.
Bốn
là, trên hết, ngoại giao Việt Nam đang thiếu một nội trị vững mạnh (kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội) và một ý chí thống nhất làm nền tảng. Phải thừa
nhận: Nội trị hiện nay của nước ta cản trở đáng kể phát huy vị thế đối ngoại của
đất nước.
Những
nhược điểm trình bày trên đang hạn chế sức mạnh ngoại giao nước ta và ảnh hưởng
đến sức mạnh của nước ta nói chung, nhất là trong việc tập hợp đồng minh để bảo
vệ lợi ích quốc gia và để tiếp tục phát huy vị thế mới của đất nước.
Do
sự vận động của tình hình thế giới, đặc biệt là do các mối tương quan mới giữa
các cường quốc – bao gồm cả hiện tượng Trung Quốc đang trên đường trở thành siêu
cường, xuất hiện tại nhiều nước các châu lục khác nhau trên thế giới mối lo Việt
Nam có thể rơi vào vòng tay của Trung Quốc.
Đặc
biệt là trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các cường quốc phương Tây, kể cả Mỹ,
đều không muốn có một Việt Nam yếu, chịu lệ thuộc vào Trung Quốc. Những nước
này, kể cả Mỹ, hiểu rõ ý thức độc lập tự chủ của Việt Nam và vì thế có lẽ không
có ảo tưởng lôi kéo Việt Nam đi vào con đường ngoại giao của những đối
trọng. Có thể hiểu, xu thế chính của những nước này muốn có một Việt Nam
mạnh đúng với vị thế đang có trong khu vực, giữ vững được độc lập tự chủ của
mình – là vì các lý do:
(1) Việt Nam ngày nay không phải là “đối tượng” của những cường quốc này;(2) Việt Nam ngày nay không có có xung đột lợi ích với họ;(3) Một Việt Nam mạnh, độc lập tự chủ và có vị thế như thế khách quan là có lợi nhất cho hòa bình nói chung và cũng sẽ có lợi nhất cho họ trên bàn cờ thế giới hiện tại...;[22](4) Một Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc hoặc để Trung Quốc khống chế là điều nguy hại đối với hòa bình và an ninh khu vực với nhiều hệ quả xấu khác – đây là điều nhiều cường quốc và nhiều nước láng giềng và bè bạn của ta không muốn, chính nhân dân ta cũng không chịu;[23](5) Vân…vân…
Cần
nói rõ như vậy để không cường điệu hóa đến mức nhầm lẫn coi các sự việc “can
thiệp vào nội bộ Việt Nam để diễn biến hòa bình dưới chiêu bài dân chủ và nhân
quyền” là quốc sách lật đổ của các nước phương Tây đối với nước ta.
Hiển nhiên giữa chế độ chính trị nước ta và chế độ chính trị của các nước phương
Tây có nhiều giá trị khác nhau, đặc biệt là về vấn đề dân chủ và nhân quyền.
Các
nước phương Tây vì lợi ích của chính mình có chủ trương khai thác các vấn đề như
xã hội dân sự, dân chủ và nhân quyền – một xu thế ngày càng trở thành một trào
lưu mạnh trên thế giới – để phát huy ảnh hưởng của họ vào các nước khác, kể cả
vào Trung Quốc. Có quốc gia nào, nhất là các nước lớn, lại không muốn phát huy
ảnh hưởng của mình ra bên ngoài, để tập hợp lực lượng, để khai thác, để tác động
vào những điểm yếu của các nước có liên quan, v.v.?
Xin
đừng quên cuộc sống và quy luật tiến hóa của xã hội loài người cũng như trong
quan hệ giữa các quốc gia trên trái đất này xưa nay và mãi mãi sẽ có “diễn
biến”, “diễn biến hòa bình” vào nhau như vậy. Cứ xem Trung Quốc “diễn biến”,
“diễn biến hòa bình” vào nước ta như thế nào trong lịch sử 2000 năm quan hệ hai
nước cho đến ngày nay cũng sẽ rõ. Trong sự “diễn biến” vào nhau này, quy luật
muôn đời vẫn là: Người thắng cuộc luôn luôn là kẻ có khả năng thích
nghi và vượt trội cao hơn đối tượng của mình. Yếu tố căn bản để trở thành
người thắng cuộc là phải đồng hành với tiến bộ và những giá trị cao đẹp.
Chẳng lẽ lịch sử 2000 năm của nước ta không nói lên điều gì trong mối quan hệ
qua lại này?
Cũng
là chuyện hiển nhiên các tổ chức của một số người Việt ở nước ngoài muốn sử dụng
vấn đề dân chủ và nhân quyền để lật đổ nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam. Họ làm mọi việc và “lobby” mọi người, mọi tổ chức, mọi cơ quan nước họ cư
trú, vận động dư luận, để tranh thủ nhân vật này hay lực lượng nọ của nước sở
tại hoặc ở những nơi khác cho mục đích lật đổ, chống đối của họ. Vấn đề chống
đối hay lật đổ như thế trước hết là vấn đề giữa trong nước và những lực lượng
người Việt này ở nước ngoài.[24]
Nếu
cho câu chuyện chống đối và lật đổ của những người Việt này là quốc sách hay là
nằm trong quốc sách của các cường quốc phương Tây, kể cả Mỹ, thì sẽ là sự cường
điệu đến mức chệch hướng. Nếu các cường quốc phương Tây lúc này có quốc sách
muốn lật đổ hay muốn diễn biến hòa bình để lật đổ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thì họ phát triển quan hệ mọi mặt với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
dành cho Việt Nam không ít sự giúp đỡ để làm gì? Mà Việt Nam đã, đang nhận và sẽ
tiếp tục nhận sự giúp đỡ ấy. Thậm chí Việt Nam đang yêu cầu họ thừa nhận nền
kinh tế của mình là nền kinh tế thị trường, muốn họ tăng cường giúp đỡ...
Nếu
các cường quốc phương tây lúc này có quốc sách lật đổ hay diễn biến hòa bình để
hạ gục nước ta, tại sao một số nước trong các nước phương Tây lại đồng ý nâng
quan hệ hợp tác với nước ta lên tầm đối tác chiến lược?.. Các nước phát triển từ
hàng chục năm nay liên tục dành cho nước ta những khoản viện trợ ODA không nhỏ,
nguồn vốn tài trở này góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội nước ta. Hàng năm chính phủ ta tiếp tục vận động các nước duy trì nguồn tài
trợ này. Hội nghị các nước tài trợ ODA tháng 12-2009 đã quyết định viện trợ ODA
cho Việt Nam 8 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay – trong lúc bản thân những
nước này chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Tại hội nghị
này các nước nhấn mạnh: muốn phía Việt Nam xử nghiêm khắc vụ Huỳnh Ngọc Sỹ và
đẩy mạnh chống tham nhũng nói chung, đình chỉ một số vụ việc mất dân chủ và nhân
quyền... Giữa lúc nước ta đang nỗ lực khắc phục khủng hoảng kinh tế, sự giúp đỡ
này càng có ý nghĩa. Có thể coi những đòi hỏi này của các nước viện trợ là diễn
biến hòa bình chống đối hay lật đổ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Còn chủ
trương của trong nước dùng vấn đề “diễn biến hòa bình” để giải quyết những vấn
đề trong nội bộ nước ta lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Sự
thực có một thứ diễn biến hòa bình khác nhất thiết phải vô hiệu hóa, đó là sự
câu kết giữa tham nhũng, tha hóa ở trong nước và bàn tay can thiệp của quyền lực
mềm từ bên ngoài. Song cho đến nay chưa được đặt ra yêu cầu chống sự diễn biến
nguy hiểm này. Những dự án kinh tế lớn công nghệ lạc hậu có vốn đầu tư nước
ngoài được hình thành thông qua những quá trình đấu thầu méo mó, tình trạng buôn
lậu, xuất khẩu lậu những khối lượng hàng hóa lớn và nhiều sự việc nghiêm trọng
khác đã xảy ra… đòi hỏi phải ngăn ngừa sự lũng đoạn nguy hiểm này.
Nói
thêm về vấn đề làm bạn với người
Cần
nhấn mạnh: đường lối ngoại giao muốn làm bạn với người của nước ta là đúng đắn.
Tuy nhiên, lẽ đời nghiệt ngã: chỉ có thiện chí “chay” – nghĩa là chẳng có thực
lực hay ảnh hưởng gì làm căn bản – thì trước sau “chay” vẫn hoàn “chay”! Vì vậy,
không thể bỏ qua một chuỗi câu hỏi tiếp theo và rất nhiều việc phải làm, để cho
đường lối đối ngoại làm bạn này trở thành hiện thực:
-
Ta muốn làm bạn với người, nhưng người có muốn làm bạn với ta không? Đấy là hai chuyện khác nhau.
-
Làm thế nào để ta có thể là bạn được của người, và đối lại, người cũng muốn nhận ta làm bạn? – Còn thứ “làm bạn” do được ban phát thì chẳng hay ho gì – vì đó sẽ là nếu sang thì làm đĩ, nếu kém sang một chút thì làm thằng hầu!
-
Làm thế nào để người cần phải làm bạn với ta?
-
Làm thế nào để người nếu không muốn làm bạn với ta thì cũng không chống được ta?
-
Làm thế nào để người nếu không muốn làm bạn với ta thì cũng phải tôn trọng ta?
-
Làm thế nào để người không thể phản ta hay bán rẻ ta?
-
Làm thế nào để người nếu chưa phải là bạn của ta hoặc chưa muốn thì cũng không chống ta?
-
Làm gì và làm thế nào để nước ta không bị lôi vào trò chơi “đối trọng”, lúc là “cái mộc” cho người này, lúc là “lá chắn” cho kẻkhác..?
-
Làm thế nào để ngày càng thêm bạn, bớt thù?
-
Làm thế nào để không ai cô lập được Việt Nam?
-
Vân... vân..
Tóm lại, muốn làm bạn với người, trước hết phải biết mình là ai, và cần hiểu
mình phải (sẽ phải) là ai. Điều này cũng có nghĩa ta phải quyết tâm là chính ta,
rồi mới đủ trí tuệ và bản lĩnh tính chuyện làm bạn với người. Đừng quên độc lập
tự chủ là một trong những bài học quý, nên được xếp ngang với ý chí Không gì
quý hơn độc lập tự do!
Có
thể nói ngoại giao Việt Nam vô cùng giàu có những bài học này. Vậy lo câu chuyện
làm bạn, trước hết là lo cho mình có lực, có trí tuệ, có tư cách, có tính cách,
có ảnh hưởng lan tỏa, có khí phách, có mưu lược và có bản lĩnh thực hiện đường
lối đối ngoại làm bạn. Tại hội nghị Thành Đô (1990) ta muốn làm bạn, thậm chí
muốn làm đồng chí nữa, nhưng Trung Quốc có chấp nhận đâu! Có thể nói dứt khoát
đường lối ngoại giao làm bạn phải bắt nguồn từ nội trị lành mạnh
và đầy sức sống của quốc gia, từ sự chủ động dấn thân vào trào lưu chung của thế
giới – nếu không, thì đường lối này chỉ đưa nước ta trở thành con đĩ hay thằng
hầu. Không có ý thức hệ nào thay đổi được quy luật này trong cuộc sống.
Việt
Nam đang có vị thế đối ngoại cao chưa từng có trong lịch sử của mình để phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, mở rộng ảnh hưởng của mình đối với thế
giới bên ngoài. Song vấn đề hàng đầu của ngoại giao Việt Nam ngày nay vẫn là
nhận biết chuẩn xác thế giới và giác ngộ triệt để lợi ích quốc gia, dấn thân với
tất cả tinh thần độc lập tự chủ. Trên hết cả vẫn là xây dựng một nội trị
vững mạnh cho dân tộc vươn lên làm nền tảng và định hướng cho đối
ngoại.
2. Một
số suy nghĩ về quan hệ Việt-Trung
2.1. Đại hán, bài Hoa, thần phục Hoa
Trước
hết nên đặt sang một bên những ảnh hưởng di sản lịch sử để lại và tách ra khỏi
mọi cách nghĩ bài Hoa hay thần phục Hoa để tỉnh táo
nhìn nhận sự việc.
Ví
dụ không ít người nghĩ rằng sự bành trướng của Trung Quốc là do tư tưởng
đại Hán. Điều này đúng nhưng không đủ. Nghĩ thế hàm nghĩa
khi nào Trung Quốc bỏ được đại Hán – một điều không tưởng – thì sẽ
hết bành trướng.
Thực
ra đòi hỏi về không gian sinh tồn của Trung Quốc trên con đường trở thành siêu
cường đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn so với tư tưởng đại
hán. Nghĩa là dù có hay không tư tưởng đại hán, vấn đề mở rộng không
gian sinh tồn của cái công xưởng thế giới này vẫn là tất yếu – vì
“đầu vào” và “đầu ra” của nó là cả thế giới, nhằm vào thế giới. Tự Trung Quốc đã
nói lên: Hàng hóa Trung Quốc tới đâu, quyền lực mềm của Trung Quốc tới đó. Điều
này cho thấy chẳng có liên minh hay đồng minh nào cùng ý thức hệ, cũng chẳng có
tư duy bài Hoa hay thần phục Hoa nào có thể vô hiệu
hóa được đòi hỏi mở rộng không gian sinh tồn này[25]
của cái công xưởng thế giới. Thực tế này đòi hỏi nước ta phải có
một cách tiếp cận khác và cách giải quyết khác những thách thức đặt ra.
Trung
Quốc trên con đường trở thành siêu cường rất khó mở rộng không gian sinh tồn như
thế đi lên hướng Bắc, sang phía Đông hay về phía Tây. Cứ nhìn bản đồ địa dư và
bản đồ địa chính trị thì thấy rõ điều này. Trong lịch sử đã có vụ Ussuri với
Liên Xô cũ năm 1969, phần trên bài viết này đã nêu ví dụ Timothy Keating từ chối
đề nghị của Trung Quốc đầu năm nay về chia đôi Thái Bình Dương, Nhật bản trước
sau không chịu chấp nhận đòi hỏi của Trung Quốc về biển đảo, biên giới Ấn –
Trung hiện nay đang căng thẳng... Hướng thuận lợi nhất làm bàn
đạp cho Trung Quốc mở đường giành vị thế siêu cường chỉ còn lại hướng
Nam, Việt Nam trong tình hình này trở thành chướng ngại vật chính! Thực hiện
được cái “lưỡi bò” ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ khống chế được tuyến đường biển
huyết mạch Malacca và từ đó có thể khống chế đáng kể Thái Bình Dương, sẽ có thêm
sức nặng mặc cả để nâng cao vị thế của Trung Quốc. Chuyện Biển Đông có thể là
đột phá khẩu, là cú hích đẩy Trung Quốc lên vị thế chiến lược toàn cầu cao hơn,
chứ không đơn thuần là Trung Quốc chỉ tranh chấp lãnh hải và tài nguyên. Xin
đừng quên điều này.
Hơn
nữa, trong thập kỷ vừa qua sự đi xuống quá nhanh của phương Tây – trước hết là
Mỹ, sự đi lên quá nóng của Trung Quốc trên thực tế đã dẫn đến tình hình Lý Quang
Diệu mô tả: Đang hình thành khu vực trống (vacuum) trong chính sách của Mỹ khiến
cho Trung Quốc tự do hoành hành ở châu Á.[26] Không phải ngẫu nhiên mối
quan ngại của hầu hết các nước châu Á về một siêu cường Trung Quốc đang gia
tăng, nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Sự vận động của cục diện thế giới
và sự phát triển tự thân của Trung Quốc tạo nên tình huống như vậy; chẳng có đạo
đức, thiện chí, ý thức hệ hay cuồng vọng nào có thể thay đổi được. Sự thật duy
nhất Trung Quốc phải tuân thủ là: Cường quốc đang phát triển năng động này tuy
thế cũng không thể làm gì vượt quá khả năng và tầm với của nó.
Trong
chiến lược toàn cầu của mình, hiện nay Trung Quốc vẫn chủ trương “giấu
mình chờ thời”, tiếp tục tranh thủ thời gian để mạnh thêm và để cho các
đối thủ chính của mình – trước hết là Mỹ - tiếp tục suy yếu thêm. Đồng thời
Trung Quốc sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào có các “bước đi nóng” (hot
performances) trong phạm vi cục bộ, nhất là đối với Việt Nam - như chúng ta đã
thấy từ hơn nửa thế kỷ nay: trong cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam
2-1979, trong đàm phán biên giới trên bộ, trong đánh chiếm các đảo của ta ở Biển
Đông, các hoạt động uy hiếp khác trên biển, vân vân… Thế giới về cơ bản vẫn là
cục diện hòa bình, song một nửa thế kỷ qua Đông Nam Á luôn có những sự cố như
vậy. Đây là điểm khác nhau quan trọng giữa cục diện quốc tế nói chung và tình
hình khu vực nước ta đang sống nói riêng. Giới hạn hay yêu cầu Trung Quốc đặt ra
cho những “bước đi nóng” này là về đại cục miễn sao không cản trở, mà phải thúc
đẩy nhanh hơn mục tiêu chiến lược là sớm trở thành siêu cường của Trung
Quốc.[27]
Cũng
không phải ngẫu nhiên, các Đại hội của Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ năm 1949 đến
nay không lúc nào không tìm cách xoa dịu mối lo của thế giới, luôn luôn giương
cao ngọn cờ chống bá quyền, thực chất là để thanh minh cho chính mình. Gần đây
nhất Trung Quốc bỏ cả cách nói trỗi dậy hòa bình, và ngày càng nói
nhiều đến win-win. Trong khi đó phương tiện truyền thông nội địa
Trung Quốc gần như không có thời kỳ nào, kể cả hiện tại, ngớt nói công khai suy
nghĩ của Trung Quốc về không gian sinh tồn, điển hình có lẽ là bài nói của tướng
Trì Hạo Điền – nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Hội nghị các tướng lĩnh Trung
Quốc bàn về chiến lược chiến tranh tương lai, tổ chức năm 2005 (được công bố
trên Tạp chí "Các vấn đề chiến lược", Ấn Độ, 15/4/2009) và các bài nói về
thời cơ đang đến cho Trung Quốc giải quyết dứt điểm vấn đề Biển Đông.[28]
Như
vậy cách nghĩ đại Hán, bài Hoa, thần phục Hoa chẳng ích gì. Người
Việt Nam ta cũng chẳng có cách gì bê đất nước mình đi chỗ khác để tránh mọi điều
phiền toái. Vậy chỉ còn cách đứng tại chỗ
, suy nghĩ, làm những việc phải làm: Chịu trở thành bãi phế thải của cái công xưởng thế giới? Hay trở thành đối tác làm ăn được tôn trọng?
, suy nghĩ, làm những việc phải làm: Chịu trở thành bãi phế thải của cái công xưởng thế giới? Hay trở thành đối tác làm ăn được tôn trọng?
Hoàn toàn có khả
năng trở thành một đối tác làm ăn được Trung Quốc tôn trọng, nếu nước ta là một
đối tác tin cậy và được tôn trọng của cả thế giới. Mặt khác, hợp tác được với
Trung Quốc với tư cách là một Việt Nam độc lập và là một đối tác được tôn trọng,
Việt Nam cũng sẽ hợp tác được với cả thế giới. Thiếu điều
căn bản này, nhân nhượng của ta đối với Trung Quốc không thể giúp nước
ta yên thân, mà chỉ khuyến khích Trung Quốc lấn tới. Hơn nữa, cần nhìn vào chính
sách của Trung Quốc đối với từng nước ASEAN riêng rẽ để thấy rõ thực tế trần
trụi này. Làm thế nào để cả dân tộc một lòng một dạ đem hết trí tuệ và nghị lực
của mình làm bằng được điều căn bản này, đấy là chìa khóa để giải
quyết vấn đề. Cần nói thẳng thắn: Hiện nay chưa làm được như vậy! Hiện nay con
đường làm như vậy thậm chí có những sự việc tự ngăn chặn!
2.2.
Thực tế quan hệ Việt-Trung hiện nay
Hội
nghị cấp cao Việt-Trung tại Thành Đô năm 1990 tuy còn nhiều vấn đề phải bàn
cãi,[29] song đã mở đầu thời kỳ quan
hệ bình thường Việt-Trung hiện nay. Đến nay đã được 2 thập kỷ, xen kẽ những đoạn
đường lúc hợp tác, lúc căng thẳng, nơi này nơi khác vẫn còn đổ máu – lúc ở biên
giới trên bộ, lúc trên biển.
Đáng
chú ý, sau khi hoàn tất cắm mốc biên giới trên bộ đầu năm 2009, với tất cả những
nhượng bộ và thiện chí phía Việt Nam có thể làm, tình hình lại rộ lên vấn đề
Biển Đông, lúc này lúc khác ngư dân nước ta bị giết hoặc ngược đãi dã man,
“cái lưỡi bò” vẫn được mưu toan triển khai, kể cả kịch bản dùng vũ
lực cũng được báo chí Trung Quốc đề cập tới... Giống như chim phải đạn, trong ký
ức, một không khí lạnh buốt năm 1946 phảng phất lại “…ta càng nhân nhượng,
địch càng lấn tới!..” Người Việt Nam ai quên được khoảnh khắc ngày xưa
ấy?!.. Tuy nhiên thời thế đã xoay vần…
Mới
đây, đúng một ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Tứ Xuyên, Hội nghề
cá nước ta phải ra tuyên bố ngày 16-10-2009 phản đối Trung Quốc ngược đãi và
cướp bóc 200 ngư dân ta vào lánh nạn cơn bão Ketsana 26-09-2009 tại đảo Trụ Cẩu
– Hoàng Sa thuộc ta, ngày 21-10-2009 người phát ngôn Bộ ngoại giao ta phải trao
tiếp công hàm phản đối cho đại sứ Trung Quốc.
Đặc
biệt là những hoạt động ngược lại với 16 chữ như thế của Trung
Quốc trong các năm 2008 và 2009 ráo riết hơn và nghiêm trọng hơn so với trước,
mặc dù phía Việt Nam hết sức kiềm chế – như người phát ngôn Bộ Ngoại giao
ta vẫn nói. Đến nỗi dư luận nước ngoài cho rằng: Trung Quốc nắm thóp được Việt
Nam không bao giờ dám ngả vào Mỹ và phương Tây, nên càng làm tới!.. Việt Nam mất
cắp mà không dám la làng thì thế giới làm sao bênh được..![30]
Những
hiện tượng “nóng”/ “lạnh” như thế xen kẽ nhau thường xuyên. Trong khi đó chính
giới hai nước không thiếu các chữ vàng lời đẹp nói về quan hệ hai nước! Khoảng
cách có thuốc súng và máu giữa thực tế và lời nói như vậy cho thấy điều
gì?
Xin
lưu ý, trong bối cục của tình hình thế giới những năm 1980 Trung Quốc đã dùng vũ
lực thường xuyên uy hiếp Trường Sa, – đặc biệt là cuộc tấn công đẫm máu của hải
quân Trung Quốc đánh chiếm thêm các bãi cát ngầm và một số đảo ở Trường Sa ngày
14-03-1988. Ngày nay không thể không đặt ra câu hỏi: Trung Quốc dự định và có
thể sẽ làm gì nữa trong bối cảnh thế giới hiện tại?
Trong
bài đăng trên Hoàn Cầu Thời báo, ngày 18/03/09, tác giả Đới Hy, đại
tá không quân Trung Quốc và nhà bình luận có tiếng, kêu gọi thiết lập
căn cứ quân sự tại Trường Sa: "Song song với việc phát triển nguồn tài
nguyên Nam Hải (Biển Đông), cần thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo
Nam Sa (Trường Sa), với các cơ sở dành cho máy bay, trực thăng và các
loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở đây sẽ
trở thành địa điểm huấn luyện quân sự... không chỉ bảo vệ phát triển
kinh tế của toàn Nam Hải (Biển Đông) mà còn thúc đẩy hiện đại hóa
quân đội."[31]
Trong
quan hệ kinh tế hai nước có rất nhiều vấn đề phức tạp. Không biết phía Trung
Quốc lobby thế nào mà thắng thầu nhiều công trình kinh tế lớn do phía Việt Nam
làm chủ đầu tư, kể cả tại nhiều địa điểm có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh
quốc phòng của ta. Đáng chú ý là nước ta hiện nay đã đạt được trình độ phát
triển nhất định, mà hầu như tất cả các công trình do Trung Quốc thực hiện đều
dưới dạng chìa khóa trao tay (EPC) - với công nghệ lạc hậu – ví dụ công
nghệ cho nhà máy Nhân Cơ sơ chế bô-xít thành alumin ở Tây Nguyên là công nghệ
Bayer có từ 100 năm nay! - cùng với thiết bị và vật tư gần như 100% là của Trung
Quốc, đưa hàng vạn người Trung Quốc không có tay nghề vào làm việc không có giấy
phép. Có nhiều hiện tượng gian lận trong thực hiện các dự án, có nơi đưa vào
nước ta từ cái hố xí bệt như báo chí ta đã phanh phui!.. Nếu họ ở lại sinh con
đẻ cái thì sẽ làm sao? Xin nhắc lại, đấy là những sự việc thật, không có chuyện
bài Hoa ở đây. Vì thế không thể không đặt ra câu hỏi: Trong những
dự án đã ký kết, đã thực hiện, và đang thực hiện, có sự thao túng nào không của
bàn tay tham nhũng? Chúng luồn lách từ đâu? Đến mức độ nào?..
Phần
lớn đầu tư của Trung Quốc vào ta là khai thác khoáng sản và chuẩn bị địa bàn
hoạt động mới ở nước ta cho công nghiệp của Trung Quốc – gần đây nhất là khu
công nghiệp An Dương – Hải Phòng do Thâm Quyến xúc tiến. Trong khi đó ngoại
thương ta nhập siêu từ Trung Quốc mỗi năm 10 – 13 tỷ USD,[32] khoảng 80 – 90% kim ngạch
xuất khẩu của ta sang Trung Quốc là nguyên liệu. Buôn bán qua biên giới (biên
mậu) là một kênh quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung
Quốc, song không hiếm lúc Trung Quốc đưa ra đủ mọi thứ lý do đơn phương “đóng
cửa” với các lý do khác nhau ̶
mỗi lần xảy ra như thế hàng trăm triệu đồng sản phẩm xuất khẩu của ta bị hủy
hoại bên trong biên giới… Tình hình này cộng với nhập lậu ồ ạt hàng Trung Quốc
kém chất lượng thực sự gây nguy hiểm cho đất nước. Duy trì tình trạng này trong
tương lai, đầu tư của Trung Quốc và kim ngạch ngoại thương hai nước càng lớn,
nước ta phải đối mặt với mối nguy và sự lệ thuộc càng lớn. Tăng cường quan hệ
kinh tế Việt – Trung có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta, song mở rộng hợp
tác kinh tế với các tỉnh Trung Quốc mà không cải thiện được tình hình nêu trên
sẽ càng bất lợi.
Ngoài
việc gây sức ép các hãng BP và Exxon phải hủy các hợp đồng thăm dò dầu khí đang
làm với ta (nhưng phía ta lại giải thích với báo chí là các hãng này đã làm xong
việc và tự rút!), Trung Quốc tiếp tục nêu yêu sách “lưỡi bò” trên Biển Đông,
tuyên bố vùng cấm đánh cá từ 16-05-2009 đến 1-08-2009 kinh độ 170 Đông xuống tận
vỹ tuyến 12; có lúc đưa tàu quân sự đánh đuổi tàu cá của ta trong vùng biển của
ta chỉ cách bờ 65 hải lý… khiến hàng nghìn ngư dân của ta thất nghiệp, khốn
đốn…
Còn
không ít các vấn đề phức tạp khác nữa của quyền lực mềm...
Toàn
bộ thực tế nói trên sẽ chi phối sâu sắc tình hình phát triển và an ninh của nước
ta trong thập kỷ 2011-2020. Lịch sử tranh chấp giữa các siêu cường mà nước ta đã
nếm trải thời chiến tranh lạnh sẽ không lặp lại. Nhưng mối quan hệ tay đôi và sự
tranh chấp hay tranh giành ảnh hưởng như vậy giữa hai nước lớn này thời nào cũng
dễ đẩy các nước nhỏ lâm vào cảnh “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”.
Lịch
sử Việt Nam chưa bao giờ có chính sách đối đầu với Trung Quốc. Ngày nay cả thế
giới – kể cả Mỹ - không nước nào chọn chính sách đối đầu với Trung Quốc. Việt
Nam càng không có lý do để làm việc này. Kể từ khi ra đời, nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa – ngày nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nước ta đã từng sống
trong thời kỳ quan hệ Việt – Trung đúng với tinh thần vừa là đồng chí vừa
là anh em, núi liền núi sông liền sông…
Không
hoài cổ, nhưng không thể không đặt ra câu hỏi: Cái gì tốt đẹp đã đạt được trong
quá khứ, tại sao không đạt được trong tương lai?
Câu
trả lời về phía Trung Quốc, để cho Trung Quốc trả lời.
Câu
trả lời về phía chúng ta, tự chúng ta phải tìm lấy. Để có câu trả lời ấy, dân
tộc Việt Nam ta hôm nay cần bắt đầu từ lòng tự trọng và ý chí thoát ra khỏi tình
trạng lạc hậu hiện nay, rồi mới đến các việc phải làm khác. Một nước Việt Nam èo
uột không thể làm bạn với Trung Quốc hoặc với bất kỳ nước nào trên thế giới này.
Điều chắc chắn là Trung Quốc cần thế giới nếu không hơn thì cũng không kém các
cường quốc khác. Có thể sẽ có một Trung Quốc siêu cường, nhưng có lẽ không thể
có một đế chế Trung Quốc, một Pax Sinica trong thời đại ngày nay. Thực lực và
những giá trị Trung Quốc có, hoặc sẽ có đều khó lòng cho phép Trung Quốc trở
thành một đế chế như thế. Tự thân Trung Quốc cũng nói lên điều này. Vì thế, Việt
Nam nên có một vai trong cái thế giới mà Trung Quốc cần ấy.
Trung
Quốc có thể rất thâm độc, nguy hiểm, rất hung hãn như chúng ta đã từng thấy từ
Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, như trong vấn đề chiến tranh Khmer đỏ chống
Việt Nam, chiến tranh biên giới tháng 2-1979, các cuộc đánh chiếm cướp các đảo
của ta, tiếp tục uy hiếp trên Biển Đông, thâm nhập sâu vào Tây Nguyên... Nhưng
Trung Quốc sẽ làm được gì nữa nếu cả nước ta trên dưới một lòng và có sự hậu
thuẫn của cả thế giới tiến bộ? Trung Quốc sẽ làm được gì nữa, nếu nước ta hiểu
rõ bàn cờ thế giới mọi thời đoạn, không tự trói buộc mình vào bất kỳ một ý thức
hệ nào ngoài lý tưởng duy nhất và ý chí sắt đá: Phải khôn ngoan đến cùng để thực
hiện lợi ích quốc gia trên hết!
Mặt
khác quan hệ Việt – Trung hai, ba thập kỷ vừa qua phải chăng cho thấy nhân
nhượng Trung Quốc bao nhiêu cho đủ đây? Hòa hiếu đến thế nào nữa cũng vẫn không
được tôn trọng? Thậm chí nhiều lúc Trung Quốc tỏ ra rất hỗn xược – điển hình
nhất có lẽ là chuyện nửa đêm gọi đại sứ ta ở Bắc Kinh để trách cứ chuyện báo chí
ta nói nhiều về thực phẩm Trung Quốc xuất vào việt Nam nhiễm hóa chất độc hại,
chuyện lãnh đạo Trung Quốc phê phán Việt Nam cải cách quá nhanh! Còn bao nhiêu
chuyện đau lòng khác nữa..! Trong khi đó thượng nghị sỹ Obama lúc tranh cử cũng
như sau khi đắc cử tuyên bố thẳng thừng không cho nhập khẩu các đồ chơi của trẻ
em có nhiều chất chì sản xuất từ Trung Quốc thì phía Trung Quốc hoàn toàn lặng
lẽ!
Nhìn
chung, từ sau 30-4-1975, đặc biệt từ sau hội nghị Thành Đô (1990), Trung Quốc
tiếp tục lấn tới trong quan hệ với Việt Nam, đồng thời Trung Quốc khuyến khích
hay để ngỏ cửa cho phát triển những mối quan hệ hợp tác nhẩt định. Với cả hai
cánh tay “cứng” – “mềm” như vậy, Trung Quốc nhất quán theo đuổi mục đích làm cho
Việt Nam ngày càng lệ thuộc hoặc phải nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc. Cũng
phải nói cho khách quan: Từ xưa đến nay có cường quốc nào không đối xử với các
nước nhỏ hơn hay các con mồi của mình như thế? Lịch sử Việt Nam từ Cách mạng
Tháng Tám đến nay có biết bao nhiêu bài học phong phú trong mối quan hệ như vậy
với các “người bạn lớn” muốn chi phối vận mệnh nước ta!
Tuy
nhiên, trước hết ta cũng phải tự trách mình: Ta có làm sao thì người mới dám xử
sự với ta như thế chứ!? Hay là mọi việc xảy ra chưa đủ thức tỉnh lòng tự trọng
của dân tộc Việt Nam thời này?! Còn ai muốn hiểu những điều trình bày trên là
kích động chống quan hệ hữu nghị hợp tác Việt-Trung xin cứ phản
bác.
Không
chống Trung Quốc, không bài Hoa, nhưng nhất thiết phải tự ta là ta, nghĩa là
phải có bản lĩnh và thực lực để trở thành một đối tác được tôn trọng! Hữu nghị
“chay” kết quả sẽ là “âm”. Dân tộc Việt Nam ta chẳng lẽ không có kinh nghiệm gì
về tình bằng hữu ăn xin?
Và
trên hết cả, hữu nghị thực sự, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển
với cái công xưởng thế giới là điều kiện căn bản cho chung sống hòa bình,
hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đừng chọn kịch bản để cho Việt Nam trở
thành một bãi thải, một lá chắn hay một con đê chắn sóng Trung Quốc, mà cần tìm
ra và lựa chọn kịch bản Viêt Nam trở thành cầu nối giữa các bên với Trung Quốc
̶
cho
một thế giới của hợp tác hòa bình và phát triển. Đòi hỏi sống còn này đặt ra cho
nước ta nhiệm vụ phải phấn đấu tự nâng cao mình toàn diện: kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao, trước hết là đòi hỏi nâng cao
nhân cách, năng lực và bản lĩnh con người Việt Nam thời nay, toàn dân tộc là một
ý chí thống nhất mạnh mẽ! Trên hết cả, đòi hỏi này đặt ra trách nhiệm trực tiếp
và vô cùng quan trọng cho những người đang nắm giữ vận mệnh quốc gia. Chế độ
chính trị của đất nước phải đáp ứng tối đa đòi hỏi này.
Xin
đừng quên lịch sử Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến nay đã hơn một lần đem lại
cho nước ta bài học cay đắng: Quyền lợi quốc gia của ta luôn luôn đứng trước
nguy cơ bị các nước lớn bán rẻ, tranh giành nhau, hoặc đem ra đổi chác với nhau.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ở khu vực Đông Nam Á sẽ do thế hai cực Trung – Mỹ với các
kịch bản khác nhau chi phối: kịch bản cân bằng, kịch bản giành giật, kịch bản
thỏa hiệp – nhất là kịch bản Mỹ vì thế đi xuống và vì lợi ích chiến lược toàn
cầu của mình muốn hi sinh, muốn đem lợi ích của Việt Nam đổi chác lấy cái gì
đó..? Làm sao nước ta đứng vững được trong bất kỳ kịch bản nào?
Tất
cả xoáy vào câu hỏi: Làm gì để Việt Nam thoát được nghèo hèn như một tật
nguyền?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem tiếp Viet Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21 ( P2)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem tiếp Viet Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21 ( P2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét