Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Bi Hùng , bi hài .


Hiện nay có nhiều người vẫn đang cố ‘nắn’ dòng lịch sử Trung hoa bằng thủ đoạn ‘mập mờ đánh lận con đen’...làm thay đổi bản chất cuộc chiến xâm lược của Hãn quốc Mông Thát thành cuộc nội chiến giữa những người Trung hoa với nhau , nhập nhèm trộn lẫn Hoa với Hán thành một triệt tiêu ý thức phản kháng sự thống trị của ngoại bang nơi con dân Trung hoa đồng thời chiếm đoạt toàn bộ di sản văn hoá văn minh họ Hùng rực rỡ ngàn đời .


Phân tích thông tin lịch sử Trung hoa thời đầu công nguyên sẽ phơi bày sự thật .

Triều Tân của Vương mãng thực hiện cuộc ‘cải cách cấp tốc’ khiến cấu trúc xã hội Trung hoa rã nát , cộng thêm tai trời ách nước khiến ...đói khổ tràn lan khắp nơi , người tộc Liêu – Khiết đan nổi loạn chiếm kinh đô giết Vương Mãng lập nên Hãn quốc từ đó họ cai trị người Trung hoa ...máu và nước mắt đổ suốt gần 600 năm Trung hoa thuộc Hãn cũng là 600 năm người Trung Hoa sống kiếp nô lệ đọa đày.

Trong giai đoạn ‘nắn’ dòng lịch sử Hoa - Hán , Hán – Hoa ...đếm ra có đến 4 ông vua là con cháu Lưu Bang giết nhau , thực đúng... là 1 đoạn bi hài sử..., sự thực ra sao ...?...tất cả thủ lãnh của người Liêu được sử gia Hán tộc ban họ Lưu (liêu ↔lưu) nên bỗng tự nhiên 2 ông người Liêu thủ lãnh Lục lâm thảo khấu ... biến thành cháu Lưu Bang – Lý Bôn vua Trung hoa ... Sử gia Hán tộc đã qua đó mà tháp cái đầu cổ sử Trung hoa lên cái mình Hán sử ...khiến cho mọi người tưởng Hán tộc có lịch sử và văn minh huy hoàng sáng chói mấy ngàn năm...

Vương Mãng hay Mãn tức vua cuối cùng họ Hùng bị bọn Lục lâm thảo khấu giết , Lưu Huyền lên ngôi lập Tiền Hãn quốc ở Trường An –Thiểm tây , (Lưu Huyền là ai ? ...là cháu 6 đời của Lưu Bang ...?)... Khởi nghĩa Xích My của người Trung hoa theo đạo Lão tôn chú bé chăn bò 15 tuổi tên Lưu bồn Tử (thực ra là Lý Bôn tử nghĩa là con cháu Lý Bôn – Hưng đế) lên làm vua gọi là Kiến thế đế khôi phục triều Hiếu của dòng họ Hùng , quân Xích Mi chiếm Trường An treo cổ Lưu Huyền (thế là con cháu đích dòng Lưu Bang treo cổ cháu 6 đời Lưu Bang ?) ...;Tiền hãn quốc diệt vong , năm 25 tướng Lục lâm thảo khấu Lưu Tú hay Lu túi cai quản Hà bắc lên ngôi Hãn (vua – chúa) , sử Trung hoa gọi ông là Quan vũ nghĩa là vua vùng Nam man (vũ ↔ vua ,quan = nom↔nam), Hán sử cạo sửa thành tên riêng Quang vũ đế rồi Hán Quang vũ đế .

Quan vũ – vua ‘nam man’ nhanh chóng đánh diệt các thế lực lãnh chúa địa phương làm chủ cả vùng Hà bắc rồi tiến quân về chiếm Lạc dương – Sơn tây lấy nơi này làm kinh đô , từ kinh đô Lạc dương Lưu Tú mở cuộc phản công tiến sang Thiểm tây đánh bại quân Xích My và Kiến thế đế khôi phục Hãn quốc , để phân biệt với hãn quốc trước của Lưu Huyền sử sách gọi nước của Lưu Tú là Đông hay Hậu hãn quốc . (Lưu Tú là cháu 5 đời của Lưu Bang ...thế là cháu 5 đời giết cháu trực hệ của Lưu Bang )...

Sau khi quân Xích Mi bị chinh phục , lãnh thổ Đông Hãn quốc của Lưu Tú chỉ loanh quanh vùng đất Hà nam – Hà bắc -Sơn tây và Thiểm tây mà thôi , phần còn lại đổ về nam vẫn của người Trung hoa nhưng ...như rắn mất đầu các châu quận không còn thống thuộc vào đâu nữa chia cắt thành những vùng tự trị , tự quản và độc lập phòng thủ , đáng kể nhất là :

1 . Lưu Vĩnh là tôn thất nhà Hán, cháu 8 đời dòng trưởng của Lương Hiếu vương – con Hán Văn Đế, chiếm cứ 20 thành ở Sơn Đông, Giang Tô, Hà Nam, An Huy; tự xưng là thiên tử nối ngôi nhà Hán .

2 - Trương Bộ ở Lang Nha, giữ 12 quận ở miền trung Sơn Đông, liên minh với Lưu Vĩnh, xưng là Tề Vương .

3 - Đổng Hiến (Hân) chiếm Thanh Đàm ở đông nam Sơn Đông, cũng liên minh với Lưu Vĩnh, tự xưng là Hải Tây vương .

4 -. Lý Hiến chiếm Lư Giang phía đông nam , tự xưng Hoài Nam vương .

5 -. Tần Phong chiếm Kinh châu ở phía nam, tự xưng là Sở Lê Vương .

6 . Công Tôn Thuật giữ đất Thục , xưng là Bạch đế nghĩa là vua phía tây .

Riêng ở Giao châu thì Giao châu mục Đặng Nhượng và thái thú Giao Chỉ Tích Quang chỉ lo giữ yên châu quận không xưng đế xưng vương gì cả nên sử gọi là “Sĩ Nhiếp” tức kẻ sĩ nhiếp chính nghĩa là người có học nắm quyền quản trị .


Từ lãnh thổ ban đầu bên bờ Hoàng hà Lưu Tú dần đánh chiếm những vùng chung quanh mở rộng lãnh thổ Đông Hãn quốc .

Về Hướng nam :

Đầu tiên Lưu tú tấn công Lưu Vĩnh vì Lưu Vĩnh (Lý ?) là tông thất trực hệ của Lý Bôn – Lưu Bang tự xưng là thiên tử nối tiếp cơ đồ nhà Hiếu Trung hoa là nguy cơ lớn nhất cho sự tồn tại của Đông hãn quốc . Ngay trong năm 26 khi Xích My chưa bị tiêu diệt Lưu Tú đã tập trung quân chủ lực đi đánh Lưu Vĩnh. Do kinh đô Tuy Dương ở Hà nam của Lưu Vĩnh chỉ cách Lạc Dương của Lưu Tú vài trăm dặm, Lưu Tú chủ trương xuất quân đánh nhanh để thắng. Quả nhiên Lưu Vĩnh không chống nổi, bỏ kinh đô Tuy Dương chạy về giữ Hồ Lăng - Sơn đông , tướng Ngô Hán đánh Hồ Lăng. Trong thành nguy cấp, thủ hạ giết chết Lưu Vĩnh để hàng. (thế là cháu 5 đời lại giết thiên tử Trung hoa cháu trực hệ 8 đời của Lưu Bang ...)

Con Lưu Vĩnh là Lưu Hu chạy về với Hải Tây vương Đổng Hiến.

Năm 29, Lưu Tú đích thân cầm quân đánh bại Hiến ở Xương Lự , Hiến chạy về huyện Cù ,Cùng lúc Lưu Tú sai mãnh tướng Cảnh Yểm đánh Tề vương Trương Bộ , Cuối năm 29 Trương Bộ không chống cự nổi phải đầu hàng. Năm 30 Ngô Hán vây Đổng Hiến ở huyện Cù. Trong thành hết lương Hiến chạy về Hồ Trạch bị bộ tướng của Ngô Hán đuổi theo giết chết.

Như vậy vào năm 30 Toàn bộ đất phía đông, gồm Sơn Đông, Hà Nam và Giang Tô thuộc về Lưu Tú.

Cũng thời gian này Lưu Tú điều quân đánh Thọ Xuân- An huy , sai Mã Thành vây đánh Lý Hiến ở Thư Thành. Lý Hiến cầm cự đến đầu năm 30 thì thành vỡ. Lý Hiến bỏ chạy, bị thủ hạ giết chết. Vùng Lư Giang hàng Lưu Tú.

Tướng Đông hãn Chu Hựu đánh Tần Phong – Sở Lê vương vây khốn Phong ở Lê Khâu - Hồ bắc , Tháng 6 năm 29, Chu Hựu phá được thành bắt được Tần Phong .

Năm 30 Đông hãn quốc đã mở rộng lãnh thổ về phương nam vượt quá Trường giang cận kề Giao châu , Lưu Tú chuyển hướng tấn công về phía tây .

Đầu năm 35, Lưu Tú chia quân làm hai đường đi đánh Công Tôn Thuật. Sầm Bành và Ngô Hán đi ngược Trường Giang vào Thục; Lai Hấp và Tạng Cung đi từ Lũng Tây xuống, hội nhau ở Thành Đô. Công tôn Thuật sai người lẻn đến trại hai cánh quân Hán ám sát chủ tướng Hán quân , Cả Sầm Bành và Lai Hấp bị đâm trọng thương rồi chết . Hai cánh quân Hán khác do Ngô Hán, Tang Cung chỉ huy vẫn tiến vào Thục. Năm 36 ( 35 ?) quân Hán chiếm Thành Đô kinh đô Thục , Công Tôn Thuật bị thương rồi chết , nước của Bạch đế bị diệt .

Công Tôn Thuật làm hoàng đế 12 năm, Tính ra ông thống lãnh miền tây nam Trung hoa 28 năm. Trong 28 năm ấy, khu vực miền tây nam rất ổn định . Trong thời gian làm hoàng đế, Công Tôn Thuật phát triển nông nghiệp, xây dựng thủy lợi, đem lại hạnh phúc cho nhân dân địa phương. Cho nên sau khi Công Tôn Thuật chết, nhân dân địa phương đã xây dựng “Đền Bạch Đế” trong Bạch Đế Thành để tưởng nhớ ông.

Từ năm 35 quân Lưu tú tạm để yên phía nam dồn sức mở rộng đế quốc Hán về miền tây bắc và bắc , Lực lượng sau cùng chống Hán là của Lưu Phương ở Cam túc bị Lưu Tú uy hiếp , Các thủ hạ của Phương lần lượt về hàng Hán. Đến năm 40, Phương bị cô thế, phải dâng biểu xin hàng. Lưu Tú bèn phong cho Phương tước Đại vương , sự biệt đãi này chỉ ra rất có thể Lưu Phương là người gốc Mông - Thát cùng tộc với Lưu Tú nên Tú chỉ thu phục chứ không tiêu diệt , Sau Lưu Phương lại làm phản liên kết với Hung nô chống lại sự cai trị của nước Hán bị Tú bắt giết năm 42 .

Qua phần lược sử nam chinh mở rộng lãnh thổ của Hãn quan vũ Lưu Tú ta đi vào phần chính của bài :

Hậu Hán thư chép “Xưa Sầm Bành cùng Giao Chỉ mục Đặng Nhương quen biết thân thiện nên viết thư cho Nhượng trình bày uy đức nhà Hán (năm 25 – người viết thêm vào), rồi lại sai Thiên tướng quân Khuất Sung gửi hịch đến Giang Nam ban hành chiếu mạng. Do thế,(năm 29 – người viết thêm vào)Nhượng cùng Thái thú Giang Hạ là Hầu Đăng, Thái thú Vũ Lăng là Vương Đường, tướng Trường Sa là Hàng Phúc, Thái thú Quế Dương là Trương Long, Thái thú Linh Lăng là Điền Hấp, thái thú Thương Ngô Đỗ Mục, Thái thú Giao Chỉ Tích Quang cùng nhau sai sứ sang cống. Tất cả đều được phong là Liệt Hầu..”.

Liệu chuyện này có thực ?.

Sầm Bành là tướng của Đông hãn quốc , Đặng Nhượng là quan châu mục nhà Hiếu –Trung hoa , 2 người thuộc 2 giống dòng , 2 quốc gia khác nhau làm sao là bạn thân được , hơn nữa mãi năm 29 quân Lưu Tú mới đánh Kinh châu như thế năm 25 Sầm Bành ở trời bắc Đặng Nhượng cuối trời nam 2 phương trời cách biệt làm sao gửi thư ?. Kẻ sĩ Nhiếp chính như Đặng Nhượng -Tích Quang là những Nho sĩ thấm nhuần đạo thánh hiền đã không nhân cơ hội trời cho mà xưng vương xưng đế thử hỏi có thể bán rẻ quê hương cho giặc để mua lấy chức hầu ?.

Phải chăng sử gia Hán tộc thấy Lưu Tú ...tự nhiên ngưng việc tiến quân xuống phương nam quay ngang đánh đất Thục đã ...phịa ra những dòng chữ trên để lý giải ?.

2 Cánh quân của Sầm Bành và Tạng Cung cùng tấn công Thục .

Hậu Hán Thư chép: “Bành đánh mấy lần không thắng, người Việt mưu phản theo Thục. Tạng Cung dùng mưu để quân Việt tưởng quân Hán là viện quân (giúp Thục chống Hán - người viết thêm vào ). Cung đem rượu thịt để khao quân. Tạng Cung bố trí quân mở đại tiệc, giết trâu lọc rượu thết đãi các cừ soái Việt. Người Việt do thế mà yên . Sau dùng mưu vỗ về yên được người Việt.

Đoạn văn rất tối nghĩa ...chuyện tưởng như đùa ...chỉ mẹo vặt của tướng Hán và 1 bữa tiệc mà xoay chuyển ...vỗ yên được người Việt thì ...thật nực cười nhưng đoạn văn vớ vẩn này cũng cung cấp 3 chi tiết rõ ràng :

Năm 35 quân Đông Hãn đánh đất Thục của Bạch đế , Hậu Hán thư tiết lộ vào thời điểm này :

- người Việt giúp nước Thục của Bạch đế chống lại Đông Hán .

- rõ ràng còn lực lượng quân sự gọi là quân Việt .

- dân Việt vẫn do các ‘cừ súy’ lãnh đạo .

Xét tới đây thì việc năm 34 Tô Định được cử sang làm thái thú Giao chỉ thay Tích Quang chỉ có thể có trong trí tưởng tượng ...

Sau khi ‘xử’ xong vùng chung quanh đất gốc Đông hãn quốc là Hà bắc - Hà nam Sơn tây – Thiểm tây , Lưu tú rảnh rang với tay tới những vùng xa hơn .

Hán sử cũng ghi rõ là năm 41, Mã Viện ra quân hơn vạn người đánh diệt Duy Dĩ ở Hồ Nam và Lý Quảng ở Hoãn Thành tỉnh An Huy TQ bây giờ . Mãi đến năm 42, Mã Viện mới được phong là Phục Ba tướng quân đem hơn vạn quân (qúa nhỏ ?) tiến chiếm Giao châu .

Thời điểm Lưu tú tung quân đánh chiếm Giao châu hoàn toàn hợp lý xét trong thứ tự thời gian và tính toán bước đi .
Khi Mã Viện đánh Giao chỉ thì ở đấy vẫn còn luật Việt mà luật ấy khác luật Hán 10 điều , dân Việt vẫn do các ‘ cừ súy’ lãnh đạo (cừ súy thiết qúy chỉ qúy tộc Lạc Việt ) Mã Viện đã bắt hơn 300 cừ súy đem về Linh lăng , ở Giao chỉ người ta vẫn dùng trống đồng để tỏ rõ quyền uy và tế tự tổ tiên ...,

Những điều trên và tổng hợp thông tin trước đó chứng tỏ trước khi Mã Viện đến ; xã hội Lạc Việt vẫn sinh hoạt theo truyền thống cha ông chưa hề là nô lệ ngoại bang , chính Mã viện mới là kẻ tròng sợi dây thừng trói buộc vào cổ dân Giao chỉ , lưu đày các cừ súy phá bỏ cấu trúc xã hội Lạc Việt ,hủy hoại phần văn minh vật thể lẫn phi vật thể của người họ Hùng tóm lại là Mã Viện thực hiện cưỡng bức Hán hóa người Giao chỉ 1 cách thô bạo và triệt để .

Xét ra ...Năm 39 dân Giao chỉ chưa nô lệ ai thì làm gì có khởi nghĩa Hai bà Trưng chống quân xâm lược ?

Dòng sử Việt hiện nay chắc chắn có sự lầm lẫn về mốc thời gian cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng chống lại sự cai trị của bạo quyền Đông hãn , khởi nghĩa chỉ có thể nổ ra sau ngày mất nước mà thôi .

Kể từ năm 17 là năm nổi loạn của đám Lục lâm thảo khấu tới năm 42 là năm Giao chỉ rơi vào tay Lưu Tú , 25 năm biết bao xương máu và nước mắt người họ Hùng đã đổ, biết bao người đã hiến dâng mạng sống mình mong tổ quốc - giống dòng được trường tồn ...nhưng do... cơ trời vận nước ...việc đến phải đến ...

(Ghi chú :Nhiều đoạn trong bài được trích nguyên văn từ internet)

Nguồn Laclong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét