Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Chữ của người Việt cổ - 5000 năm trước chúng ta có chữ viết hay không?( PIII)


 TIẾNG VIỆT TRÊN THƯ TỊCH CỔ

Tìm về nguồn gốc chữ Việt cổ chính là những ưu tư khắc khoải của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước. Lịch sử ghi nhận vua Lê Thánh Tông (1460-1497) là một vị minh quân, không những sáng suốt trong việc trị quốc an dân mà nhà Vua còn là nhà có tài văn chương thi phú. Lê Thánh Tông là vị vua duy nhất trong lịch sử đứng đầu "Nhị thập bát tú" đã để lại nhiều tác phẩm thi văn cho hậu thế. Theo "Cổ Việt Hùng thị Thập bát Diệp Thánh Tông Ngọc Phả cổ truyền" do Hàn Lâm viện Trực học sĩ soạn năm Nhâm Thìn 1472, niên hiệu Hồng Ðức thứ 3 thì vua Lê Thánh Tôn giao cho Bảng Nhãn Nguyễn Như Ðỗ nghiên cứu về cương giới nước Việt xưa. Bản "Hùng Vương bát cảnh" do Nguyễn Như Ðỗ sưu tập thì lãnh thổ nước Văn Lang gồm:

1. MIỀN GÒ NGỰA (Mã Kỳ) rộng khoảng 2.000 dặm, xưa tên là châu Ðiền nay thuộc tỉnh Vân Nam TQ.

2. MIỀN CỎ TRÂU (Ngưu Lan) rộng khoảng 1.500 dặm tức Việt Tây nay là tỉnh Quảng Tây TQ.

3. MIỀN AO CÁ (Ngư Trì) rộng 1700 dặm xưa có tên là Việt Ðông nay là tỉnh Quảng Ðông Trung Quốc.

4. MIỀN RỪNG QUẠ (Ô Lâm) xưa là châu Kiềm nay thuộc tỉnh Phúc Kiến, Quí châu giáp hồ Ðộng Ðình TQ.

5. MIỀN ÐỘNG HOA tức tức nước Phù Nam cổ rộng khoảng 1.000 dặm thời LêThánh Tôn là nước Chân Lạp. Vương quốc Phù Nam cổ ở Hạ Lưu sông Mekong, Vương quốc này tồn tại mãi đến thế kỷ thứ VI. Cương giới Phù Nam trải rộng hầu như khắp lục địa Ðông Nam Á cổ bao gồm cả miền Nam Trung Việt, Nam Việt Nam sang phía Tây gồm cả thung lũng sông Mê Nam Thái Lan. Phía Bắc tời vùng trung lưu sông Mê Kông tức lãnh thổ Lào ngày nay trải dài xuống phương Nam tới tận bán đảo Mã Lai, tức nước Malaysia bây giờ.

6. MIỀN NÚI QUAû (Quả Sơn) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Hồ Tôn ( Lâm Aáp cổ còn gọi là Chămpa ) sau là Chiêm Thành.

7. MIỀN BẦY VOI (Tượng Tào) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Ai Lao.

8. MIỀN LŨ HƯƠU (Lộc Hữu) rộng khoảng 1.000 dặm ở phía Nam Ai Lao tức Cao Miên (Cambodia) bây giờ. Còn về trước nữa thì biên giới nước ta lên tới Hồ Bắc và Nam Hà Nam lấy phân dã 2 sao Ngưu Nữ làm giới cận.(18)

Thuở xa xưa Tổ Tiên ta định cư ở cuối dãy Nam Sơn, sau dời xuống vùng Tam giang Bắc gồm sông Hoàng Hà, sông Vị, sông Lạc. Ðời Kinh Dương Vương dời xuống vùng Tam giang Nam gồm sông Dương Tử (Trường Giang) sông Nguyên và sông Tương. Vùng đất này là vùng đất đỏ Basalt nên Kinh Thư gọi là Xích Qui phương nên Kinh Dương Vương mới đặt tên nước là XÍCH QUI. Cổ thư Trung Hoa gọi vùng này là Nam Giao, Cửa Việt, Giao Chỉ.

Người Việt cổ thông đạt thiên văn ngay từ thời cổ đại. Người xưa đã quan sát chiêm nghiệm vị trí các vị sao với thời tiết mùa vụ để làm ra Nông Lịch đầu tiên trên thế giới. Theo nhà nghiên cứu "Tiên Tích Việt", Giáo sư Nguyễn Ðoàn Tuân thì toàn bộ chòm sao TĨNH theo kinh Thái Aát đóng tại giữa cung Khôn và Ly bao bọc các châu Lương, Tần, Kinh, Sở, Dương, Trinh của Xích Qui phương thời Kinh Dương Vương. Ðứng trước sao Tĩnh là sao VIỆT nên mới gọi là "Việt Tĩnh cương" là cương giới, phân dã sao ứng cho Ðông Việt, Tây Việt, Việt Thường và Bách Việt. Quan sát vị trí của 17 sao trong chòm sao Tĩnh, phận dã ứng với 15 bộ của VĂN LANG. Hai sao Thủy Phủ (Suifu) và Thiên Lang được chọn làm Kinh đô THỦY PHỦ{Suifu) và đặt tên nước là VĂN LANG.

Mới đây, các nhà thiên văn người Pháp gồm 2 Thạc sĩ Sử Ðịa là Baron và P. Gourou cùng với Tiến sĩ văn chương P. Loubet đã tìm ra địa danh Thủy Phủ (Souifou) trên bản đồ Thái Bình Dương Pacific Ocean của National Geographic Society nay là cảng Thành Ðô tỉnh Tứ Xuyên. Địa danh Thủy Phủ (Suifu) cũng được ghi rõ trên bản đồ New International ATLAS of the World của Geographical Publishing company in năm 1949.

Chòm sao Tĩnh đứng đầu 7 sao của chòm sao Chu Tước. Chu Tước chính là chim huyền thoại Phượng Hoàng chính là chim Trĩ, Công cùng họ với Bạch Trĩ là vật tổ biểu trưng của chi Aâu Việt. Chu Tước có bộ lông màu đỏ, hai sao Bạch Trĩ và Chu Tước ứng về phương Nam của Việt tộc. Về sau Hán tộc xâm lăng đẩy Việt tộc phải lùi dần về phương Nam nên "Tấn thư" mục Thiên văn chí chép:" Ðất Việt thuộc về phận dã sao Khiên, Ngưu và Vụ Nữ .. Ngày nay Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải và Nhật Nam đều thuộc về địa phận nước Việt. Vua nước ấy thuộc dòng họ Vũ, con thứ của vua Thiếu Khang nhà Hạ phong ở đất Cối Kê". Ðây chính là nước VIỆT (U-Việt) của Việt vương Câu Tiễn đã từng xưng Bá thời Xuân Thu. Ðến thời Hán, nước NAM VIỆT của Triệu Vũ Ðế chỉ còn lại phía Nam Ngũ Lĩnh nên "Hán Thư", Thiên văn chí chỉ chép phân dã Việt ứng với 2 sao Dực Chẩn, sao Ngưu Nữ ứng với địa phận Dĩnh Xuyên nên truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ là của người Việt chứ khơng phải của Tàu như người ta viết từ trước đến giờ.

Tập " Thánh Tông dị thảo" gồm 20 truyện ký đặc biệt là truyện Mộng ký kể lại giấc mơ của nhà Vua như nỗi thao thức trăn trở về ngọn nguồn gốc tích dân tộc gửi lại cho những thế hệ sau. Truyện kể, một lần Vua Lê đi dạo chơi gặp mưa, nghỉ đêm bên hồ Trúc Bạch, Vua nằm mộng thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông hiện lên dâng thư bày tỏ nỗi niềm oan ức gồm một bài thơ bằng chữ Hán và một tờ tấu bằng chữ bản địa có 71 chữ ngoằn ngoèo. Vua đọc không được, suốt ba năm cả triều đình cũng không có ai đọc được tờ tấu đó. Thế rồi, Vua lại nằm mơ có người hiện lên giảng giải cho Vua thêm về bài thơ chữ Hán. Vua hỏi âm, nghĩa của 71 chữ ngoằn ngoèo trên thì người ấy nói :" Chữ ấy là lối chữ cổ của nước ta. Nay Mường Mán ở núi rừng có người còn đọc được, nhà Vua cho vời họ đến thị tự khắc sẽ biết".

Vấn đề ở đây không phải ở tình tiết thực hư của giấc mơ mà cốt lõi là Vua Lê Thánh Tông trao chiếc chìa khoá cho thế hệ sau chúng ta cùng giải mã vấn nan lịch sử đó. Cứ theo Vua Lê thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng lối chữ cổ đó còn rơi rớt hiếm hoi ở thời Lý, theo đó hình dáng của lối chữ Việt cổ có nét chữ ngoằn ngoèo và hiện lối chữ ấy còn bảo lưu ở một đồng bào Mường Mán của chúng ta. Ðiểm đặc biệt là chính thư tịch cổ Trung Quốc cũng xác nhận Việt tộc đã có thứ chữ riêng hình con Nòng Nọc mà họ gọi là "Khoa Ðẩu tự" từ thời xa xưa. Sử ký Tư Mã thiên chép " Ðất Giao Châu ở phía Nam có Việt Thường Thị qua nhiều lần thông dịch, đến hiến một con chim Trĩ trắng". Sách Thông giám cương mục do Chu Hi đời Tống soạn cũng ghi:"Năm Mậu Thân đời Ðường Nghiêu thứ 5 (tức năm 2353TDL) có Nam di Việt-Thường Thị đến chầu, hiến rùa lớn" và sách Thông Chí do Trịnh Tiêu đời Tống chép rõ hơn: " Ðời Ðào Ðường, Nam di có Việt Thường Thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ "Khoa đẩu" chép việc từ lúc khai thiên lập địa tới nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Qui lịch". Sự kiện lịch sử này được xem như mối giao hảo giữa hai dòng Thần Nông phương Nam và phương Bắc của Việt tộc chứ không phải giữa nước ta với nước Tàu như các sử gia viết sai lầm từ trước đến giờ.

Nguồn thư tịch cổ trên cho chúng ta thấy là Họ Việt Thường, một trong 15 chi tộc sau này họp lại thành quốc gia Văn Lang đã hiện hữu ngay từ thời Ðào Ðường thị Ðế Nghiêu. Việt Thường là một nhà nước sơ khai của Việt tộc đã cĩ chữ viết và một nền văn minh khá cao nên mới làm được lịch gọi là lịch rùa (Qui lịch). Ðặc biệt, trên lưng rùa có ghi chép những sự việc từ thời khai thiên lập địa được xem như khởi đầu của triết học với vũ trụ quan phương Ðông, uyên nguyên Âm Dương Dịch biến luận của người Việt cổ. Sự kiện sứ giả Việt Thường đến được Trung Nguyên trong khi đó dòng Thần Nông phương Bắc chưa biết đến Việt Thường đã chứng tỏ kiến thức về địa lý và thiên nhiên của Việt Thường cao hơn thời Ðường Nghiêu khiến Vua Nghiêu phải sai chép lại lịch rùa (Qui lịch). Quan trọng hơn là lúc đó Việt Thường đã có chữ viết dạng Khoa đẩu tức lối viết theo hình loăn quăn ngoằn ngoèo như con Nòng nọc.

Truy cứu lại lịch sử chữ viết Trung Hoa cho chúng ta biết chữ Bát quái của Phục Hi, chữ Kết thằng là lối chữ ký hiệu bằng cách thắt nút giây của Ðế Thần Nông. Ðến đời Hoàng Ðế có Thương Hiệt là sử gia đã thống nhất được lối chữ cổ kể trên, đồng thời theo dấu hình chân chim thú bay nhảy mà biết văn lý phân biệt rồi khuếch trương bằng hình thanh đặt ra lối chữ ÐIỂU TRIỆN. Ðến thời Chu Tuyên Vương của Hán tộc mới sai thái tử Trứu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ ÐẠI TRIỆN nét tròn thường viết bằng sơn trên gỗ tre. Bởi vậy, lối chữ đại triện này gọi là Trứu thư được xem là của Hán tộc vì nó hoàn toàn khác với lối chữ khoa đẩu, Ðiểu triện thời Hoàng Ðế của Việt tộc.

Theo những công bố gần đây được hầu hết học giả Trung Hoa học các nước chấp nhận thì cái gọi là văn hoá Trung Hoa chính là VĂN HOÁ VIỆT CỔ mà cổ thư gọi là văn hoá tứ di hay Di-Việt. Triều Thương của Hán tộc đã tiếp thu nền văn hoá này nhưng mãi đến đời Chu mới đưa thêm vào một số yếu tố du mục, chịu ảnh hưởng của Iran như chế độ thiên tử, hoạn quan, luật hình và tổ chức quân đội chuyên nghiệp… để rồi từ đó mặc nhiên tự nhận là văn hóa Hán. Triều Chu đóng đô ở Thiểm Tây và đặt ra chế độ Tông pháp để bảo vệ chế độ. Triều Chu phong cho họ hàng và các công thần làm Vua 15 nước chư hầu để làm phên giậu bảo vệ lãnh thổ của Chu. Ngày nay, các học giả đều thừa nhận là đời Chu mới bước vào văn minh với những thể chế hình mẫu của nhà nước phong kiến. Chức thiên tử uy quyền tuyệt đối mà Vua Chu tuy không quan niệm Vua là Thần thánh như ở Iran, nhưng Vua là con trời (thiên tử) nên vừa làm Vua, vừa là tư tế thượng phẩm. Vua Chu đại biểu của chế độ phong kiến nên độc tài chuyên chế, trói buộc người dân trên mọi phương diện. Vị Vua thế quyền nắm cả giáo quyền đã khống chế cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của dân bị trị. Chu là một chư hầu của Thương ở Tây Thiểm Tây, là một tộc người du mục chứ không phải dòng dõi Ðế Cốc như các sử gia "Ðại Hán" đã tô điểm thêm thắt. Thế mà thư tịch cổ Trung Hoa chép Chu là dòng dõi ông Khí (con của Ðế Cốc) làm quan Hậu tắc, coi việc nông chính dưới triều Vua Thuấn, được phong ở đất Thái (tỉnh Thiểm Tây) truyền đến Công Lưu thì dời sang đất Mâu cũng giữ chức Hậu tắc. Tám đời sau đến Cổ Công Ðản phụ vì tránh nạn Bắc địch phải dời đến ở dưới núi Kỳ mới đổi quốc hiệu là Chu.

Theo các công trình nghiên cứu của học giả Eberhard và Gernet thì Chu là một bộ lạc Thổ (Turc) sống chung với người Tạng (Tibet) chịu ảnh hưởng của văn hoá Thương tức văn hoá Di-Việt do Thương tiếp thu của Hạ. Tộc Chu có dòng máu Thổ và Hung nô nên quiù tộc Chu đã phân biệt giai cấp và gọi nhân dân là dân đen (Lê dân) tức dân tóc đen khác với tóc hung vàng của giới thống trị Thổâ (Turc). Chu sau khi tiếp nhận văn hoá Di Việt, cộng thêm bản chất du mục đã hình thành nền văn minh Chu với đế chế phong kiến chuyên chế thống trị nhân dân trong nước mà còn phân biệt chủng tộc. Giới thống trị Chu tự cho họ là văn minh và gọi các dân tộc khác là Man Di, di địch. Ðời Chu công Quí Lịch đi chinh phục các nước đã gọi cửu hầu là cửu quỉ (19). Sau Chu đến Tần cũng lấy lối chữ Ðại triện của đời Chu làm tiêu chuẩn để thống nhất chữ viết kể cả giọng nói để triệt tiêu ngôn ngữ của các dân tộc khác. Ðế chế Tần buộc các địa phương phải gửi người về Hàm Dương để học giọng Quan Thoại và lối chữ viết thống nhất khi trở về địa phương dạy lại từ quan đến dân lối chữ ấy. Tần ra chỉ dụ cấm đoán và trừng phạt khắt khe những ai còn nói giọng địa phương và viết chữ của dân tộc họ. Biện pháp cưỡng bách này khiến ngôn ngữ riêng của các dân tộc biến mất theo thời gian.

Theo "Trúc thư kỷ niên" thì vào thế kỷ thứ 22 TDL mới có thứ chữ để viết dùng trong việc hành chánh, nghĩa là vào khoảng thời nhà Hạ của Việt tộc (2.205-1766TDL). Ðó là thứ chữ dựa vào câu sử truyền như sau: "Thượng cổ thánh nhân Kết thằng dĩ trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ Thư khế bá quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát" nghĩa là thời xưa, đấng thánh dùng loại chữ "kết thằng" để trị, đời sau thánh nhân biến chữ đó làm một thứ "Thư khế" trăm quan theo đó mà trị, vạn dân lấy đó mà xét nghiệm. Câu nói này cũng chép trong mục "Thần Nông" tựa kỷ. Theo Nguyễn Ðoàn Tuân thì Kết Thằng còn đọc là Cát Thặng hay Kết thừa nghĩa là nhắc nhớ tới thời Lão Long Cát thị truyền chữ lại và coi chữ Kết Thằng như một "Kết ước thần linh". Chính vì vậy mà đời sau đổi Kết Thằng thành Thư Khế.

Thư khế là sách ước xưa truyền lại và nhờ đó mà kết tinh trong Dịch. Ðiều này đến đời Thiệu Khang Tiết mới phát hiện. Các chữ cổ đời Hạ, Thương đều là lối chữ phiên thiết, nói chung lối chữ gọi là Hán tự thay đổi hoài. Ðến đời Tần, Tần Thủy Hoàng sai thừa tướng Lý Tư (213TDL) lấy lối chữ Kết Thằng đời Thần Nông (Viêm Việt) soạn ra chữ Tiểu Triện, mới được khoảng 3300 chữ. Thực ra Lý Tư chỉ lấy chữ Kết Thằng của Viêm Việt để hợp thành những danh tự chỉ đồ vật. Năm 120, Hứa Thận soạn sách "Thuyết văn Giải tự" kiểm điểm sắp xếp lại chữ Tiểu triện sắp lại thành 540 chìa khoá bộ chữ tạo thành 10.515 chữ được xem là chữ Hán định hình. Sau đó sách "Thuyết văn Thông thuận Ðịnh thành Lục thư thông" đã bổ túc và định nghĩa chắc chắn từng chữ một.

Sau đó, Trình Mao Tạo ra cây viết chì nhọn, chấm vào mực để viết tròn ra vuông, cong ra gẫy. Mông Ðiềm giao lưu văn hoá với Hung Nô (Mông cổ) tạo ra bút lông, bút giấy. Bút lông không viết ngược chiều được, giấy hút mực nên phải viết cho lẹ, nét chữ biến hoá một cách tự do, nét đậm nét nhạt, mập mờ, nét móc, nét lồi, nét gối, nét nối liền nhau, thành thảo tự gọi là viết thảo. Người đời sau do sai lầm cứ dựa vào "Lục thư" mà tuỳ tiện xét đoán. Khi tìm thấy lối chữ cổ của vua Ðại Vũ viết trên tấm bia chôn ở núi Cú Lũ (tên cổ là hang rùa). "Lĩnh Nam Dật sử" có chép chuyện này, tác giả đoan chắc đó là bảng chữ Việt. Sách "Tô Ký Kinh ngoại" cũng xác nhận đó là tiếng Việt. Sách "An Nam Chí lược" của Lê Tắc, dẫn lời cẩn bạch của Ngạn Ngân Hương đề cao lối chữ này là "Thần vũ hữu Cú Lũ sơn" rằng :"Thiết nghĩ thước ngọc khuôn vàng vườn Côn Luân bản đồ trình hiến, chữ xanh vằn đỏ (xích văn lục tự) thơ truyền Vụ Uyển, thư tịch lưu truyền". Ðây chính là thứ chữ trong Lạc thư Bách Việt, ý người xưa Lạc là Thần, phát xuất từ cái nôi sinh tụ đầu tiên của tộc Việt là Rượu Cô Dịch di chuyển về Tiểu Côn Lôn là vùng núi Vụ Uyển nơi Ðại Vũ đã chôn giấu tấm bia mà sách Lĩnh Nam Dật sử nhắc tới.

Thực tế lịch sử cũng cho chúng ta biết thời Xuân Thu các quốc gia Bách Việt cũng đã có ngôn ngữ riêng. Thật vậy, Nước Việt có quốc luật, Sở quốc có Hiến lệnh là những pháp lệnh thành văn đầu tiên cùng thời Tử Sản người nước Trịnh(20) năm 532 TDL đã soạn ra Hình thư rồi đem văn bản hình khắc lên chín cái đỉnh đúc bằng sắt gọi là Chú Ðỉnh hình. Tả truyện của Tả Khâu Minh chép truyện quan lịnh doãn nước Sở là Tử Ngươn đi đánh Trịnh, đến bên thành Trịnh thì thấy dân chúng bình tĩnh như không có gì xảy ra, lại còn lên đầu thành mà nói với xuống bằng tiếng nước Sở, cũng là tiếng Việt của họ. Sở dĩ họ không lo sợ gì vì là đồng chủng nên đối với họ, chiến tranh chỉ là sự tranh giành quyền lãnh đạo của giới cầm quyền mà thôi. Ðến ngày nay mà sách giáo khoa Tàu vẫn gọi tiếng Quảng Ðông là Việt ngữ.

Học giả Lê Mạnh Thát trong tác phẩm "Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu lịch sử âm nhạc Việt Nam giai đoạn trước 939" đã đưa ra chứng cớ về sự hiện diện của chữ Việt cổ, căn cứ trên " Thuyết uyển" do Lưu Hướng viết vào khoảng năm 16 TDL. Nguồn sử liệu minh văn trên đã xác nhận một cách đúng đắn là người Việt đã có ngôn ngữ riêng, âm nhạc riêng đó là bài "VIỆT CA". Lục độ tập kinh cùng với "Cựu Tạp Thí dụ kinh" đã để lại cho chúng ta một loạt những cấu trúc tiếng Việt cổ quý giá mà từ đó, chúng ta tham khảo thêm bài Việt ca do Lưu Hướng chép lại trong Thuyết Uyển để có thể phục chế lại một phần nào diện mạo của tiếng nói dân tộc ta cách đây mấy ngàn năm. Ðặc biệt, ngoài bản Việt ca còn bảo lưu được trên 15 trường hợp các cấu trúc ngữ học theo văn pháp tiếng Việt cổ. Toàn văn Lục độ tập kinh thể hiện một cách có hệ thống và toàn diện, liên tục nhất quán của ngữ pháp, cú pháp về ngữ vựng của tiếng Việt ví dụ như tiếng Tàu gọi Trời xanh là thanh thiên, mây trắng là bạch vân hoàn toàn khác với tiếng Việt.

Lê Huy Yêm trong tác phẩm " Lê phổ chí tục biên" đã viết về lối chữ Khoa Ðẩu của dân tộc ta như sau: "Con Rồng cháu Tiên, chữ con chữ Rồng viết như thế này .. Bọn Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang cai trị dân ta bắt đốt hết sách ta, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Ðây không phải chữ Nôm đâu, chữ Nôm về sau, cách đây khoảng năm trăm năm do Nguyễn Thuyên, tức Hàn Thuyên đặt ra bằng cách ghép chữ, còn chữ cổ Việt Nam đã có hàng mấy nghìn năm về trước. Nhà ta cất giữ được quyển sách này từ cụ Lê Huy Nghiêm. Các cháu phải biết là nước ta có chữ trước chữ Hán rất lâu .."(21) Năm 1932, nhà văn Lê Dư trên Tạp chí Nam Phong đã cho rằng dân tộc ta có chữ viết từ thời cổ. Thời Tự Ðức, Văn Ða cư sĩ đã viết : "Ta học chữ Tàu, thầy dạy hay học trò học, thế nào cũng pải lấy tiếng nước ta mà giải thích mới có thể hiểu, lại phải có một thứ chữ gì để làm phù hiệu, ghi cho dễ nhớ. Nhân vậy, Sĩ Vương (Sĩ Nhiếp) mới lựa những chữ Hán nào phát âm như tiếng ta, lấy những chữ ấy để làm phù hiệu, âm các tiếng chữ Tàu. Nhân vậy mới lấy một nửa hình chữ Hán khác hợp lại thành chữ hoặc dùng nghĩa, hoặc dùng ý hội, đem làm phù hiệu dịch thứ tiếng của ta. Vả chăng, Sĩ vương người đất Quảng Tín, quận Thương Ngô (trước thuộc lãnh thổ Bách Việt) thuộc nước Tàu bây giờ, mà bên ấy xưa cũng có một thứ chữ tục tự hệt như chữ Nôm của ta vậy …".

Sách "An Nam kỷ lược" viết " Nước Việt Nam ta có lối chữ viết từ đời Ðinh, Lê trở về trước thì không trông thấy được nữa. Còn lối chữ từ thới Lý, đời Trần trở về sau thì bắt chước triều Tống". Trương Vĩnh Ký cũng cho rằng dân tộc ta đã có chữ viết trước thời Hán thuộc nhưng sau khi bị Hán tộc thống trị cấm sử dụng tiếng Việt cổ, đồng thời bắt dân ta phải học tiếng Hán nên sau hơn một ngàn năm nô lệ, tiếng Việt cổ mai một dần theo thời gian.

  Lyhocdongphuong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét