Cu Tí kinh doanh gì ở đây?

Mua dân chủ của Bần nông gia,bán kiến thức cho Bác học nhà...

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Từ Điển thành ngữ,tục ngữ bí hiểm của người Việt xưa.


Một thời gian dài mình theo dõi trang Vannhan - dòng Hùng Vương và những mẩu chuyện trong Bách Việt, thấy rất hay. Mình thực sự hứng thú với những tìm tòi phát hiện mới lạ trong các bài đăng bên đó.

Hôm nay mình quyết định học tập họ nhằm góp phần tìm ra sự thật lịch sử trong những ý nghĩa bị ẩn dấu ở những câu chuyện cổ. Nhưng mình sẽ đi theo hướng khác, mình sẽ tìm hiểu ý nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ được xem như thông dụng, nhưng lại thật sự bí hiểm. Có thể chúng đã có sự giải thích của các nhà ngôn ngữ học, của các chuyên gia về lịch sử hoặc của nhiều nhà khoa học khác, nhưng nhiều trong số chúng mình cho rằng chưa thỏa đáng, hoặc cách giải thích tỏ ra phiến diện và hời hợt. Mình sẽ tìm cách giải thích cho riêng mình. Tất nhiên phải dựa trên những cứ liệu xác đáng hoặc kết luận khoa học.

Mình sẽ lập 1 đề tài riêng gọi là Từ Điển bí hiểm nhằm tìm cách giải nghĩa những thành ngữ, tục ngữ có những từ ngữ, cấu trúc ngữ nghĩa lạ, khó hiểu của người Việt xưa, thậm chí cho dù nó đã khá thông dụng với tất cả mọi người nhưng xem ra chưa được giải thích thấu đáo về mặt ngữ nghĩa. Tỉ dụ: Lang thang, Lang bang, Bôn ba, Lưu manh, Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông... Mình sẽ tìm xem ý nghĩa thực sự nào bị ẩn giấu trong đó, cho riêng mình và cho những ai quan tâm.

Một cách không lấy gì làm vui thích lắm, người Việt xưa (Bách Việt) rất hay phải ở trong tình trạng phải trốn tránh, chạy giặc hoặc không thể nói ra những gì là chân lý, hoặc sự thật do tình trạng bị nô lệ của dân tộc, đất nước bị chiếm đóng. Đó là lý do cho sự ra đời của rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thông dụng nhưng thuộc dạng bí hiểm cho đời sau có thể hiểu thấu đáo. Thêm nữa, có nhiều người, nhiều vùng miền của người Việt cổ có thói quen chơi chữ, nói lái... Đó cũng là thông điệp dành cho con cháu của người Việt xưa. Từ Điển này ra đời nhằm giải mã những thông điệp ấy.

Mình dự định sẽ viết bài về từ: Lang thang, Lang bang và Bôn ba, trong 1 ngày gần nhất có thể.

 Điều đầu tiên mình cần lưu ý, và cho cả những ai quan tâm rằng chữ viết là 1 loại ký âm. Đôi khi chữ viết, vì 1 lý do nào đó làm biến đổi chính cái nó từng ký âm. Nhất là trong trường hợp tiếng Việt, do bị rất nhiều hoàn cảnh mà chữ viết làm biến dạng tiếng nói nhiều. Đơn cử 1 trường hợp, ở miền Nam có Bến Dược (Vượt), đây là trường hợp gần nhất, cho đến nay cũng không thể nói rõ nó là bến Vượt hay bến Dược-có thể viết là Vượt nhưng người miền Nam phát âm chữ Vượt thành Dược, hoặc cũng có thể tên nó là bến Dược. Chưa kể nếu ngôn ngữ được ký âm bằng chữ Hán...

Nhấn mạnh thêm, người Việt nói chung hay có thói quen biến âm 1 từ quen thuộc. Lớp trẻ ngày nay cũng thế, đơn cử từ "hoành tráng", người ta có xu hướng rút bớt âm "tráng" thành ra chỉ còn "hoành" hoặc nói lái "hoành tá tràng". Không phải ai cũng đồng tình với xu hướng này, đôi khi nhiều người còn lên án kịch liệt, nhưng ngôn ngữ bình dân là thế, nó thuộc về sự "sáng tạo" bản chất. Thêm nữa, từ Việt, tức người Việt, dân Việt, nếu ký âm bằng Hán tự chữ Việt, người ta sẽ phải phân vân giữa chữ Việt thuộc bộ "qua" tức võ khí hay thuộc bộ "chạy" tức hoạt động. Còn nếu không có sự thống nhất chữ viết giữa các vùng miến thì người miền Nam sẽ viết thành Diệc, người miền Bắc viết là Việt, còn người miền Trung sẽ viết là Việc....

Nói vậy để thấy rằng đoạn đường trước mắt sẽ là rất khó khăn. Tức là nguồn tham khảo phải phần lớn từ những câu truyện truyền miệng, thứ ít bị ảnh hưởng bởi chữ viết về mặt ngữ nghĩa. Mình sẽ cần phải tham khảo từ rất nhiều nguồn và rất nhiều người. Khó hơn cả đi Tây Thiên thỉnh kinh vậy. Ứa mi thò phò...

PMT - Cu tí.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tần An Dương Vương


theo Hùng Việt
Bách Việt trùng cửu – nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/

Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN),Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Sách Hoài Nam tử cho biết tiếp: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư.
Người “Tuấn kiệt” lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi của dân Âu Lạc là ai? Các sử gia đời nay cho rằng đó là Thục Phán. Nhưng rõ ràng năm 216 TCN Tần đã đánh chiếm vùng đất này, lập quận huyện đầy đủ, còn đâu nước nào nữa mà có Thục An Dương Vương? Nếu An Dương Vương là người đã kháng Tần những năm 216 – 207 TCN, thì Tần đánh ai ở đất Lục Lương năm 216 TCN?
So sánh thời gian này với hành trạng của Triệu Đà. Triệu Đà làm huyện lệnh Long Xuyên, rồi được Nhâm Ngao trao lại quyền cai quản ở Nam Hải. Tiếp theo Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
Còn Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.

Như vậy Triệu Đà chứ không phải ai khác vào năm 207 TCN đã chiếm lại 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải mà Tần thành lập trên đất Việt năm 216 TCN. Vì vậy Triệu Đà chính là người “tuấn kiệt” lãnh đạo nhân dân Âu Lạc kháng Tần thắng lợi được nhắc đến trong sách Hoài Nam tử.
Một tư liệu khác nói về Triệu Đà là lời trăn trối của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông khi nhà vua hỏi kế sách đối phó với giặc phương Bắc. Hưng Đạo Vương tâu rằng: “Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…”
Lời kể của Hưng Đạo Vương về hành trạng Triệu Vũ Đế xét kỹ thì thấy không giống gì với chính sử hiện nay. Triệu Đà nếu khởi nghiệp ở Nam Hải thì còn mang đại quân sang châu Khâm châu Liêm đánh chiếm làm gì nữa? Kỳ lạ hơn, Triệu Đà còn dùng kế vườn không nhà trống và lối đánh “du kích”, dùng đoản binh để chống giặc phương Bắc. Nhà Hán có tấn công vào lãnh thổ Nam Việt thời Triệu Đà lúc nào đâu mà phải bỏ cả ruộng đồng để đánh du kích?
Lời kể của Trần Hưng Đạo chỉ có thể hiểu được nếu Triệu Đà chính là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, bắt đầu từ huyện Long Xuyên (Long Biên) rồi mới tiến sang chiếm Nam Hải (châu Khâm châu Liêm) và các quận khác.
Theo Truyện Rùa Vàng, Lĩnh Nam chích quái thì Triệu Đà đã đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương. An Dương Vương là nhân vật không hề được chép trong sử sách mà chỉ có trong truyền thuyết. Thực tế lịch sử là Triệu Đà đánh Tần thắng lợi ở đất Âu Lạc, do vậy đưa đến một nhận định bất ngờ: An Dương Vương chính là nhà Tần, đã bị Triệu Đà diệt năm 216 TCN ở Âu Lạc.
Theo Lĩnh Nam chích quái thì An Dương Vương, người Ba Thục, đã cử binh đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, lên làm vua, xây thành ở đất Việt Thường. Điều này hoàn toàn trùng khớp với nhà Tần. Nhà Tần cũng từ đất Thục (Tứ Xuyên), tiến đánh Văn Lang – Âu Lạc. Còn việc xây thành ở đất Việt Thường là việc Tần Thủy Hoàng dời đô từ Hàm Dương xuống phía Đông Nam.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép:Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ nói:
- Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía Nam sông Vị….
Ở Quan Trung, số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái. Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.

Thành Cổ Loa ở đất Việt Thường mà An Dương Vương xây 9 vòng thì ra chính là cung điện (cung A Phòng?) mà Tần Thủy Hoàng đã xây khi dời đô ra gần biển Đông. Ly Ấp phải chăng là Lâm Ấp mà Đại Việt sử ký toàn thư nói đến ở trên (hay là Quế Lâm trong Sử ký Tư Mã Thiên)? Còn Vân Dương hẳn là đất Vân Nam, tức là vùng Tượng Quận. Quan Trung của nhà Tần ở chính vùng đất “Việt Thường” là Quế Lâm và Tượng Quận.
Vua Tần được gọi là An Dương Vương bởi vì Tần xuất phát từ phía Tây (Thục) đã diệt nhà Đông Chu ở phía Đông. An Dương nghĩa rõ ràng là Yên Đông. Chữ Dương này tương tự như trong Lạc Dương, kinh đô của Đông Chu vậy.
Thẻ ngọc An Dương được tìm thấy ở Quảng Châu những năm 50 thế kỷ trước với các chữ tiểu triện của nhà Tần là một dẫn chứng xác thực về Tần An Dương Vương đã làm chủ vùng Nam Hải.
Thực ra thì có tới 2 An Dương Vương, hay 2 vua đã dẹp yên phương Đông. An Dương Vương thứ nhất là nhà Chu vì nhà Chu cũng từ phía Tây (Thục) lật đổ nhà Thương Ân ở phía Đông. Nhà Chu cũng cho xây thành ở đất Việt Thường, là vùng Cổ Loa ngày nay. Truyền thuyết Việt đã chép chung chuyện của Chu An Dương Vương và Tần An Dương Vương thành một, dẫn đến sự rối loạn không thể hiểu nổi về nhân vật này.
Nhận định Triệu Đà diệt An Dương Vương là diệt Tần còn đem đến một nhận định khác không kém quan trọng. Vì Quan Trung của nhà Tần như trên là vùng đất gần biển Đông ở Quế Lâm (Lâm Ấp) và Tượng Quận nên Triệu Đà chiếm Quế Lâm và Tượng Quận tức là chiếm Quan Trung của nhà Tần. Người đã dẫn quân chiếm Quan Trung năm Tần Nhị thế thứ 3 là Lưu Bang. Suy luận hiển nhiên: Triệu Đà cũng chính là Lưu Bang. Triệu Đà diệt An Dương Vương trong truyền thuyết Việt là chuyện Lưu Bang diệt Tần trong Hoa sử.
Sử Việt không chép gì về thời kỳ nhà Tần làm chủ đất Việt, nhưng thay vào đó chính là chuyện của An Dương Vương với nước Âu Lạc. Truyện Lý Ông Trọng là tướng của An Dương Vương rồi làm phò mã Tần như vậy cũng trở nên dễ hiểu vì An Dương Vương với Tần ở đây là một mà thôi.
Giai đoạn giữa Tần – Hán này đối với sử Việt thực sự là câu hỏi nan giải, đau đầu. Càng ngẫm càng thấy những chuyện tưởng như vô lý hết mức lại là câu trả lời đơn giản, hợp lý nhất. Đáng tiếc là chẳng mấy ai hiểu đúng mà tin vào những điều này.

( Thêm 1 chi tiết cần lưu ý : An Dương Vương có nỏ thần,còn quân đội cùa Tần - theo nhiều nguồn- bách chiến bách thắng là nhờ có đội quân cung nỏ cực kỳ hùng hậu và kỳ lạ.) - (xem phim Hero đoạn nói về việc Tần tấn công các nước bằng cung tên. Cu Tí)

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

MỜI "CỤ TỔNG" VỀ THĂM VĂN GIANG QUÊ TÔI


Theo phamvietdao



Thư của một ký giả 79 tuổi, chưa chết, nên còn hăng máu viết gửi TBT Nguyễn Phú Trọng

Hôm nay, 26-2, gần như quên cả ăn bữa chính, ngồi lỳ trước máy, truy cập nhiều trang mạng, đọc nhiều, rất nhiều bài và phản hồi về "những
lời tâm huyết" của cụ Tổng Bí giáo huấn đảng viên của Cụ tại một tỉnh trung du, mà ở đó, cách đây hơn nửa thế kỷ có đảng viên (chắc là vào Đảng trước cụ) định làm (và đã làm thí điểm) một chuyện động trời: khoán hộ trong nông nghiệp. Trước khi viết tiếp một vài dòng về phát biểu của cụ Tổng, tôi xin thắp nén nhang khấn hương hồn Cụ Kim Ngọc, cựu Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc và xin hương hồn cụ tha cho tôi đừng bắt tôi đi sớm nếu có lời nào đó nói động đến Đảng của cụ.

Thưa Cụ Tổng

Tôi là một anh "Ký Giả" quèn (theo cách gọi của ngày trước) đã hưu trí nhiều năm, 79 tuổi rồi mà chưa chết, còn khá khoẻ mạnh và minh mẫn. Xin cụ Tổng cho phép tôi nói lên những điều tôi suy nghĩ của riêng tôi chứ không bị ai xui bẩy gì đâu. Tám mươi tuổi đâu còn là trẻ con mà dễ bị "mẹ mìn" xui bẩy.
Tối 25-2, tôi có xem và nghe tin nói về cụ đi "kinh lý" hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, đã có những lời giáo huấn (cho đại diện Đảng bộ hai tỉnh nói trên). Trong đó một đoạn mà tôi thấy cụ trên TV dường như cụ lại muốn khóc rồi. Trong nhiều khai mạc và bế mạc các Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng của Cụ, nhất là những hội nghị 4 và 6 gần đây, Cụ chỉ rõ "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên (của cụ) suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống...đẩy chế độ đến chỗ suy vong (ấy là nguy cơ thế). Vậy thưa cụ, một bộ phận không nhỏ ấy là bao nhiêu đảng viên, cán bộ của Đảng của cụ, ba triệu, hay hai triệu ?
(Đến một dồng chí X rành rành ra đấy mà không kỷ luật được, nữa là một "bầy sâu" thì bắt sao nổi !) Không nhỏ nghĩa là phải lớn. Nếu nói "tất cả" hay 100% thì phải là gần "bốn triệu", còn "bộ phận không nhỏ ắt phải 2 đến 4 triệu. Dù sao thì, có là 3 triệu đi chăng nữa, so với 90 triệu dân (kể cả trẻ ẵm ngửa trở lên) thì vẫn là con số nhỏ, rất nhỏ.
Hay lắm, dân ta có những 90 triệu, trong đó có đội ngũ nông dân, là quân chủ lực, công nhân là giai cấp lãnh đạo, quân đội và công an hùng mạnh, và đội ngũ trí thức cách mạng đông đảo (sơ sơ cũng có hơn 8000 tiến sĩ rồi!) thì còn lo gì đất nước tồn vong. Mấy triệu "thằng" suy thoái, tham nhũng làm gì được nên chuyện", nhất là Tổng Tư lệnh mặt trận Chống tham nhũng hiện nay là chính là Cụ..

Nhiều đồng nghiệp (trước đây) của tôi đã có bài đăng trên các mạng điện tử phân tích những lời phát biểu của Cụ tại Vĩnh Phúc rồi, tôi có nói thêm gì thì cũng là "theo voi ăn bã mía" mà thôi. Vả lại hơn 700 tờ báo của cụ thì có mà cho "ăn kẹo" cũng không dám hé răng đâu. Cụ và đảng, Nhà nước của Cụ đang trả lương, mua giấy in, sắm phương tiện cho họ, thì đúng là có cho ăn kẹo họ cũng không dám nói đâu. Ấy thế mà (không biết thực hay hư) mà vẫn có "nhà báo" lên tiếng, chỉ lên tiếng trên mạng thôi, mà báo mạng thì có mấy người xem. Phải là đăng báo "Nhân dân" thì cụ Tổng mới thèm xem, còn cái bọn báo mạng là không thèm để ý.
Vì tôi đã quá cao tuổi nên không thể có nhiều ý kiến về những ý kiến của Cụ tại Vĩnh Phúc, mà chỉ chân thành mời Cụ vi hành, kinh lý (do tôi dẫn đi, không cần cờ rong trống mở và phong bì lại quả làm gì) một số điểm, nghe một số ý từ cơ sở theo con mắt nhìn của tôi. Già rồi nên mắt cũng mờ nhiều.
Ngay ở quê hương tôi (vâng tôi chỉ nhìn được từ một cơ sở thôi), nếu nói về dân chủ thì cũng quá nhiều chuyện "rơi nước măt". Người ta mở nhiều hội nghị đảng bộ, quân dân chính đảng xã và thôn quán triệt "Chỉ thị 30" của Bộ Chính trị triển khai "quy chế dân chủ ở cơ sở", nhưng thực chất là như thế nào ? Chỗ này, xin tâm sự nhỏ với cụ thôi vì đây thuộc về nguyên tắc tổ chức nói rộng ra là phạm quy đấy ạ. "Hai anh em đồng hao (tức là anh lấy chị và em lấy em ruột con một nhà) không biết bàn nhau thế nào, tự nhiên thấy giới thiệu ông em về làm Phó chủ tịch huyện, rồi chưa đến 6 tháng sau, được làm Chủ tịch huyện. Hai lần "nhấc" chức ấy cũng qua sự "nhất trí" của HĐND huyện hẳn hoi, đúng luật và đúng nguyên tắc. Và không có chiến tranh, không có bão lụt
thiên tai nghiêm trọng mà vẫn phải họp HĐND huyện "bất thường" để thông qua việc "nhấc chức" cho ông em. Hết khoá, ông em được giới thiệu với đại hội đảng bộ huyện, nghiễm nhiên giữ chức Bí thư huyện uỷ. Quan trọng là ông em thủ lĩnh đảng một huyện quê nhà đã tạo điều kiện "mở mang các khu công nghiêp" rất hoành tráng. Mấy năm suy thoái kinh tế vừa qua, các khu công nghiệp này dường như chỉ còn cái vỏ, hàng nghìn công nhân mất việc, nhiều cơ sở "công nghiệp" bị đóng cửa. đất đai thì thu hồi của nông dân đổ dầy sỏi đá 1,2 mét nền rồi giá có trả nông dân cũng "bó tay.com". Trong đó có hai dự án mỗi dự án chiếm trên dưới 100 ha đất canh tác của xã tôi 6 năm rồi chưa nhúc nhích được mấy, chắc là để đến năm 2050 mới đi vào sản xuất. Một dự án chiếm 8 mấu đất canh tác của xã tôi để làm "công ty" những vẫn là nơi nuôi chuột, nghe nói là của công ty "mấy ông lãnh đạo liên doanh liên kết !!!"
Mấy chuyện về sinh hoạt dân chủ nữa, kể qua cùng nghe: - Xã bây giờ đủ hết các đoàn thể quần chúng của đảng, trừ đảng bộ. Ngay cả đảng bộ gồm 400 dảng viên ba tháng sinh hoạt một lần, 5 năm đại hội một lần, tốn kém khá nhiều ngân sách, cuối cùng thì một nhóm người bàn với nhau về
nhân sự, đưa ra đại hội và cũng bỏ phiếu bầu nhưng làm qua loa hình thức, giới thiệu ai thì người ấy trúng. Bí thư phó bí thư vẫn như cũ, dân hỏi nhau ai trúng, người ta trả lời: ông "Vũ Như Cẫn" (tức là ông Vẫn Như Cũ), đoàn thể nào cũng hành chính hoá cả rồi, một số tổ chức xã hội thậm chí cả đến "Ban khánh tiết" đình làng cũng "được" chỉ định, dân trố mắt tại sao ông X lại là Trưởng Ban ? Xôi thịt chốn đình trung mà lại ! Sinh hoạt dân chủ ở thôn bây giờ rất nưc cười. Đã mười
mười lăm năm nay, có một số cán bộ (đa số là hưu trí, cao tuổi) trở thành "họp viên" chuyên nghiệp. Trừ chi bộ là đảng viên được họp còn lại, cuộc họp nào ở thôn cũng những gương mặt ấy (cũ mèm), kể cả "họp cử tri" cũng thế. Không ai phát biểu gì về sinh nhai, về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chỉ loanh quanh về rác ùn, nước đọng. Xong rồi về. Có ý kiến góp ý với xã, với HĐND xã nhưng chỉ là những vấn đề râu ria và được thư ký cuộc họp ghi lại để "tổng hợp" báo cáo trước kỳ họp HĐND xã. HĐND xã mỗi năm họp hai lần nghe báo cáo tràng giang đại hải,
nghe báo cáo tài chính ngân sách rối tinh tít mù không thể hiểu nối, thông qua nghị quyết kỳ họp, nhận phong bì bồi dưỡng rồi giải tán. Cả 6 tháng một năm, không hề thấy vị đại biểu HĐND nào hỏi đến dân. Thế mà cứ đòi "gặp" đại biểu HĐND tỉnh, huyện và có khi lại đòi "găp" đại biểu quốc hội nữa thì có mà "xơi".
Cuộc vận động "toàn dân" góp ý vào Dự thảo Hiến pháp 1992 để có thể trở thành Hiến pháp 2013 triển khai đã được hai phần ba thời gian mà xã tôi chưa thấy nhúc nhắc gì, chắc là chỉ cho Thường vụ đảng uỷ (gồm 5 người cãi nhau như ăn vã mắm) góp ý thôi, dân không cần quan tâm. Có điều kiện mời Cụ Tổng thăm lại Văn Giang, thăm bí mật thôi, kẻo dân Văn Giang biết kéo đến "đòi đất" thì khó cho Cụ.
Về những lời phát biểu "trái gió trở giời" của cụ, mà có người nói là của một nhân viên tuyên huấn cấp huyện ít học", tôi thấy "họ" nói  quá đấy, nhưng vẫn công nhận họ sắc sảo và đúng quá rồi, nhưng tôi chỉ tiếc rằng với người "quan liêu số một như cụ chắc gì cụ thèm nghe, đã
không thèm nghe thì lọt vào tai làm sao được, mà không lọt vào tai thìlên óc thế nào được. Cuối cùng thì vẫn là "Nguyễn Y Vân" (vẫn y nguyên) mà thôi./.

Ký Giả (viết chiều 26-2)

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Nguyễn Hưng Quốc: Chân dung bên thắng cuộc

Nguyễn Hưng Quốc


Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, như nhan đề cuốn sách thể hiện, tập trung vào phía những người thắng trận sau năm 1975; ở phía thắng trận ấy, Huy Đức tập trung vào những người lãnh đạo, từ Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ đến Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng. Vậy bức chân dung của họ được Huy Đức mô tả ra sao?

Có thể tóm tắt sự mô tả của Huy Đức vào năm điểm chính: Một, ít học; hai, giáo điều, ba, độc tài; bốn, cá nhân chủ nghĩa; và năm, làm kiềm hãm thay vì phát triển đất nước.
Thứ nhất, ít học. Lê Duẩn, người làm Tổng Bí thư lâu nhất Việt Nam, từ 1960 đến 1986, tức 26 năm, “chỉ học hết lớp bốn rồi đi làm nhân viên hỏa xa” (tập Giải Phóng, GP, tr. 112). Nguyễn Văn Linh lúc nhỏ được học trường Bonnal, trường trung học đầu tiên do Pháp mở ở Hải Phòng, nhưng đến năm 15 tuổi đã bị bắt vì tội rải truyền đơn chống Pháp và bị đày đi Côn Đảo (tập Quyền bính, QB, tr. 46). Võ Văn Kiệt lúc nhỏ, nhà nghèo, theo cha nuôi “giữ ghe hoặc mót lúa”, đến năm 8 tuổi mới đi học được vài năm. “Những lớp học ở làng không đưa lại cho Chín Hòa [tên Võ Văn Kiệt lúc nhỏ] bằng cấp nhưng đã giúp cậu đọc thông viết thạo” (QB, tr. 47). Đỗ Mười, theo tiểu sử chính thức, “Xuất thân từ một gia đình nông dân, bản thân là thợ sơn”, nhưng khi lên làm Tổng Bí thư, ông lại muốn trở thành nhà lý luận. Không đủ sức, ông phải dựa vào các trợ lý như Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức Bình, những người bị chê là “chim ri, chim sẻ”. Phan Văn Khải nhận xét về Đỗ Mười: “Ông cũng không được học hành căn bản để hiểu các vấn đề một cách có hệ thống” (QB, tr. 102). Lê Đức Anh học tiểu học ở Huế; năm 11 tuổi ra Vinh học tiếp nhưng chỉ được một vài năm. Huy Đức viết: “Học vấn của ông Lê Đức Anh ở mức đọc thông viết thạo” (QB, tr. 103). Phan Văn Khải có bằng cấp cao hơn hẳn những người kia, nhưng thực chất của những mảnh bằng xã hội chủ nghĩa ấy ra sao thì lại rất đáng ngờ. Lúc nhỏ, ông học hết tiểu học thì nghỉ. Đến năm 1956, tập kết ra Bắc, ông mới vào học trường Bổ túc Công Nông Trung ương. Bắt đầu vào lớp 5. Ba năm sau, ông học xong… Trung học. Sau đó, ông học tiếng Nga và được sang Nga du học, đến năm 1965 thì tốt nghiệp ngành Kinh tế Kế hoạch và về nước (QB, tr. 144-5). Còn Nguyễn Tấn Dũng thì “biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội” (QB, tr. 150). Nông Đức Mạnh thì học ở Liên Xô về Lâm Nghiệp nhưng về trí thức và trí tuệ thì bị chê bai thậm tệ. Huy Đức viết:

“Tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa IX, tháng 7-1994, trong giờ giải lao, phóng viên Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên phỏng vấn: ‘Thưa, Chủ tịch có phải con của Bác Hồ?’ Ông Nông Đức Mạnh lúng túng mấy giây rồi trả lời: ‘Người Việt Nam ta ai cũng là con cháu Bác Hồ cả.’ Cho dù sau đó, ông Mạnh rất tức giận  nhưng đấy là câu trả thông minh nhất trong suốt cuộc đời làm chính trị của ông. Từ đó cho đến khi làm tổng bí thư, ông Mạnh trở thành một người lúc nào cũng ‘mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao’ nhưng ăn nói nhạt nhẽo và có rất ít quyền lực. Ông xuất hiện trên truyền hình ở nhiều địa phương khác nhau với gần như chỉ có một câu nói: ‘Các đồng chí phải tìm ra thế mạnh của địa phương là nên trồng cây gì và nuôi con gì.’ Người lập hồ sơ để đưa ông Mạnh vào Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, nhận xét: ‘Tôi cảm thấy rất xấu hổ vì Đảng ta có một tổng bí thư như vậy, Nông Đức Mạnh chỉ có trình độ ở tầm cán bộ cấp huyện.’’ (QB, tr. 154).

Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đồng ý như vậy. Huy Đức kể: “Về sau, ông Phan Văn Khải cũng đã nuối tiếc khi ủng hộ ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư. Ông Khải nói: ‘Ông Mạnh trình độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không có tác dụng gì. Khi ông Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, nếu điều gì đã thống nhất với tôi thì cho dù ra Bộ Chính trị có ý kiến khác ông vẫn bảo vệ nhưng ông Mạnh thì không. Gật gù với
nhau nhưng khi thảo luận thấy có vài ý kiến hơi khác là ông im lặng.’” (QB, tr. 154)

Thứ hai, giáo điều. Giáo điều chủ yếu vì ít học. Giới lãnh đạo Việt Nam thường xem bộ Tư Bản của Karl Marx như là Kinh Thánh, nhưng theo các trợ lý của họ, hầu như không có ai đọc hết bộ sách đồ sộ ấy. Hầu hết đều chỉ nghe lõm bõm lúc họ bị ở tù, trước năm 1945. Sau đó, khi lên nắm quyền, họ nghe lại từ những người giúp việc. Không đọc, không hiểu, nhưng mang tâm lý sùng kính, nên họ rất sợ. Huy Đức kể: “[T]heo ông Đậu Ngọc Xuân: ‘Bộ Tư Bản mênh mông, gần như không lãnh đạo nào đọc hết, nên nếu lấy Tư Bản ra mà dọa thì một anh giúp việc có thể điều khiển được một ủy viên Bộ Chính trị”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể: “Mấy anh giúp việc ông Trường Chinh (trong thập niên 1960) là rất hay trích dẫn Marx-Lenin. Cái câu “sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản” làm cụ Trường Chinh rất sợ”. (GP, tr. 112)

Huy Đức trích lời của Đống Ngạc, trợ lý của Lê Duẩn kể: “Một lần đi Hungary, thấy nông dân được canh tác tới năm mươi hecta ruộng, anh Ba rất thích nhưng khi trao đổi với một số nhà kinh tế, họ nói: ‘Làm như thế lâu [lên chủ nghĩa xã hội] lắm anh ạ’, anh Ba lại thôi”. Anh lại trích lời một trợ lý khác, Trần Phương: “Theo ông Trần Phương thì nhiều lần, ông Lê Duẩn bàn với ông nghiên cứu áp dụng mô hình Bắc Triều Tiên nhưng khi ông Trần Phương nói rằng miền Bắc Việt Nam chưa đủ điều kiện làm như vậy thì “anh Ba im lặng”. Anh cũng dẫn ý kiến của Nguyễn Đức Bình:  “Bài phát biểu trước Hội nghị Trung ương 24, ngày 13-8-1975, cho thấy mâu thuẫn khá rõ giữa một Lê Duẩn sắc sảo nhìn thấy vấn đề trong cuộc sống và một Lê Duẩn chưa có đủ lý luận để giải thích kinh tế thị trường. Trình độ của một nhà lãnh đạo có thể được khắc phục nếu như quy trình hình thành chính sách của Đảng cho phép tranh luận thay vì chỉ trông cậy vào sự anh minh lãnh tụ”. (GP, tr. 116).

Sau khi dẫn lời Đậu Ngọc Xuân “phải sáng tạo lắm mới thoát ra khỏi sự giáo điều” Huy Đức bình luận: “Mà muốn sáng tạo thì cũng phải dựa trên khả năng tư duy của những con người cụ thể. Lê Duẩn vào thời điểm ấy cho dù vẫn cháy bỏng những
khát khao cũng không tránh khỏi những hạn chế về học vấn và sức khỏe.” (GP, tr. 121)

Giới lãnh đạo dựa vào các chuyên viên nhưng các chuyên viên thì, theo lời thú nhận của Trần Phương: “Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, đầu óc của chúng tôi vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa Marx” (GP, tr. 112). Thành phần lãnh đạo phía dưới càng giáo điều hơn nữa. Trước nạn khan hiếm lương thực ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1970, Võ Văn Kiệt định “xé rào” xuống các tỉnh miền Tây mua lương thực. Ông bàn với Bảy Máy, bộ trưởng Bộ Lương thực. Bảy Máy đáp: “Tôi chỉ biết nghe ý kiến chính thống, chớ không nghe ý kiến ai cả.” (GP, tr. 127)

Thứ ba, ít học và giáo điều như giới lãnh đạo lại rất độc tài. Thật ra, chuyện này ai cũng biết. Trong Bên Thắng Cuộc, có vô số chuyện như thế. Xin trích một đoạn về Lê Duẩn:

“Từ đầu thập niên 1970, bệnh tiền liệt tuyến đã khiến cho Lê Duẩn không có một đêm nào ngủ yên và không còn khả năng lắng nghe. Ông Nguyễn Văn Trân nhận xét: ‘Anh Lê Duẩn có thói quen hay cắt lời người khác. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư có khi anh nói gần suốt cả buổi, không mấy ai còn thời giờ nói ý của mình.’ Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: ‘Anh Ba là một con người giàu tình cảm cách mạng, có khi sôi nổi. Do đó, một mặt thì dễ gần gũi với cán bộ, quần chúng mặt khác lại có những phản ứng quá mức đối với những ý kiến khác mình. Điều đó đã hạn chế không khí dân chủ trong nội bộ, nhất là về những năm cuối đời.’ Lê Duẩn từng nhắc nhở thuộc cấp tránh hiện tượng ‘đảng là của tôi, nhà nước là của tôi, của một người.’ Nhưng ông đã không nhận thấy chính mô hình chính trị mà ông đặt ra đã mắc phải những gì mà ông cảnh báo: từ chỗ còn ‘có cái phải thuyết phục, có cái phải bắt buộc’ đến chỗ đối với những ý kiến khác, chỉ còn chuyên chính. Năm 1976, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tuyên bố: ‘Chế độ ta là chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết là đường lối của giai cấp vô sản… Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và không hợp tác với ai… Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bắt’.” (GP, tr. 121-2)

Thứ tư, tinh thần cá nhân chủ nghĩa. Giới lãnh đạo Việt Nam hay nói đến chuyện tập thể và chống chủ nghĩa cá nhân, hay kêu gọi đoàn kết và phê phán sự chia rẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, như những lời tiết lộ của những người gần gũi với họ nhất, hầu như ai cũng chỉ biết mình và dùng mọi thủ đoạn để tranh giành quyền lực và quyền lợi cho mình. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lúc nào cũng tìm cách hãm hại Võ Nguyên Giáp, một người có nhiều hào quang và uy tín hơn họ. Ngay chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vốn được xem như một cặp bài trùng, về sau, lại rất ghét nhau. Mặc dù Lê Đức Thọ vẫn là ủy viên Bộ chính trị, nhưng Lê Duẩn vẫn cứ đuổi ra khỏi phòng họp. (GP, tr. 148) Lê Đức Anh thì chỉ muốn nâng đỡ các tướng lãnh thân cận dưới trướng của mình và tìm mọi cách ngăn chận người khác. Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt từng làm việc với nhau cả hàng chục năm nhưng vẫn không ưa nhau. Nguyễn Văn Linh đi đâu cũng nói xấu Võ Văn Kiệt và tìm cách để ngăn cản con đường lên chức Tổng bí thư của Võ Văn Kiệt. Đỗ Mười và Tố Hữu không thích Võ Văn Kiệt. Và bây giờ, theo dõi báo chí trong nước, chúng ta đều biết Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đều không ưa Nguyễn Tấn Dũng.

Trong Bên Thắng Cuộc, có khá nhiều chi tiết liên quan đến tinh thần cá nhân chủ nghĩa và sự chia rẽ ấy. Lúc còn sống, nhận thấy điều đó, Hồ Chí Minh tổ chức bữa ăn tối hàng tuần tại Phủ chủ tịch để mọi người có thể nói chuyện với nhau. Nhưng theo lời Hoàng Tùng, “ăn thì họ vẫn tới ăn nhưng có khi vẫn không ai nhìn nhau cả. Có bữa ông Lê Duẩn nói ‘Tôi về nhà làm việc với lái xe, bảo vệ đây’. […] Cụ Hồ cũng rất buồn, có dịp 19-5, Cụ bỏ lên Ba Vì, Bộ Chính trị kéo lên theo, Cụ bảo: ‘Các chú lên làm gì?’. Mọi người nói: ‘Lên chúc thọ Bác!’. Cụ Hồ mắng: ‘Thọ thì có gì mà chúc, điều quan trọng là các chú phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân đi, các chú phải đoàn kết, có đoàn kết mới thống nhất Bắc-Nam được. Các chú mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, chú Lê Duẩn cũng cá nhân chủ nghĩa’. Năm 1967, Cụ Hồ bảo tôi và Tố Hữu thảo bài nói chuyện ‘Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân’, tôi viết chủ nghĩa cá nhân chung chung, Cụ bảo: ‘Vấn đề là ở cấp trung ương chứ không phải ở cơ sở ’. ”(GP, tr. 120-1)

Các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng có khi đẫm đầy máu. Trong cuộc chuẩn bị đại hội đảng năm 1986, Lê Đức Thọ muốn tiến cử Lê Đức Anh hơn là Lê Trọng Tấn, lúc ấy được xem là có uy tín nhất trong quân đội sau khi Đại tướng Hoàng Văn Thái đột ngột từ trần. Ngày 5/12/1986, Lê Trọng Tấn đến số 6 Nguyễn Cảnh Chân gặp Lê Đức Thọ. Vừa về đến nhà, theo lời kể của Huy Đức,

“Tướng Tấn gục xuống bàn. Bà Lê Thị Minh Sơn, phu nhân Đại tướng Lê Trọng Tấn từ nhà dưới chạy lên. Tướng Giáp từ 30 Hoàng Diệu, chạy đến đầu tiên. Người thứ hai là Tướng Đinh Đức Thiện. Trong khi Tướng Giáp cắn chặt răng, đau đớn, Tướng Đinh Đức Thiện, em ruột Lê Đức Thọ kêu lên: “Tấn ơi, đứa nào hại mày?”. […] Ngay lập tức, ông được đưa ra khỏi nhà. Đến đêm, gia đình được thông báo là ông đã mất. Mãi tới sau ngày 7/12/1986, ngày tang lễ của ông, các báo mới đăng thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương: “Đại tướng Lê Trọng Tấn từ trần hồi 18 giờ 50 phút ngày 5-12-1986, thọ bảy mươi hai tuổi, sau một cơn đau cấp tính vì đồng chí đã mắc bệnh tim mạch nặng từ lâu”. Hiếm có một cáo phó nào lại phải “vòng vo” như vậy về nguyên nhân của một cái chết và điều này càng làm tăng thêm hoài nghi. Khi Tướng Lê Trọng Tấn mất, Lê Đức Thọ vừa là người phụ trách công tác tổ chức, vừa phụ trách Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, cơ quan quyết định tới từng viên thuốc của các nhà lãnh đạo. Cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn ngay bên thềm Đại hội Đảng, cũng như cái chết trước đó của Đại tướng Hoàng Văn Thái, rất có thể chỉ là do tuổi tác và bệnh tật như “thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương”, nhưng lịch sử phi chính thống đã xếp những cái chết này vào hàng “nghi án”. Hơn một tháng sau cái chết của Tướng Lê Trọng Tấn, ngày 20/1/1987, trong một chuyến đi săn, khi ông Đinh Đức Thiện lấy khẩu súng từ trong xe ra thì đạn nổ, viên đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu, đục thủng trần xe. Vị tướng đã xông pha biết bao chiến trường ấy cuối cùng đã chết vì “súng bị cướp cò”. (GP, tr. 151)

Cuối cùng, thứ năm, là sự bất lực. Theo Đỗ Phượng, tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: “Không ít lần tôi báo cáo thông tin với đồng chí Tổng bí thư, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy anh Ba ngồi yên, nghe mà như không nghe, không hỏi lại mà cũng không ngắt lời.” Khi ông Đỗ Phượng nói “muốn được nghe ý kiến của anh”, ông Lê Duẩn đứng dậy, nói bằng một giọng nhẹ nhàng mà ông Đỗ Phượng nói là ông chưa từng nghe bao giờ: “Thế anh bảo Trung ương phải làm gì đây, tôi phải làm gì đây! Các đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm bên Đảng và bên chính phủ đều có mặt tại chỗ. Khó khăn thì phải tìm cách tháo gỡ, ngồi mà kêu cực trông chờ ai cứu mình”. (GP, tr. 127)

Giới lãnh đạo Việt Nam thường kể công: nhờ sự lãnh đạo sang suốt của họ mà đất nước ngày một giàu mạnh và nhân dân ngày một no ấm. Cuốn Bên Thắng Cuộc củng cố một sự thật mà ai cũng biết: Tất cả những tai hoạ mà nhân dân phải gánh chịu từ năm 1975 đều đến từ đảng: từ việc đánh tư sản, mở các trại cải tạo, quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, hợp tác hoá nông nghiệp, ngăn sông cấm chợ, kỳ thị trí thức miền Nam, chính sách giá - lương- tiền, v.v.. Đảng chỉ làm được hai việc chính: một, vì trung thành với mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Trung Quốc, đưa ra những chính sách sai; và hai, cũng vì lý do trên, tìm mọi cách để bảo vệ và kéo dài những cái sai ấy. Những đóng góp lớn nhất nhằm thoát khỏi tình trạng đói khổ đều là những quyết định “xé rào”, đi ngược lại chính sách của đảng. Đến giữa thập niên 1980, khi đưa ra chính sách đổi mới, đảng chỉ hợp thức hoá các hành động xé rào ấy. Như vậy, công thuộc về ai? Và tội thuộc về ai?

Huy Đức kể:

“Xuống Viso, ông Võ Văn Kiệt nói: ‘Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc mà bên chiến thắng tiếp quản được một thành phố nguyên vẹn hoàn toàn như Sài Gòn. Những cái khó, ách tắc còn lại chỉ là tự mình gây ra, tự mình trói mình. Chúng ta phải tháo gỡ, tháo không được thì phải chòi đạp.’ Giám đốc Viso, ông Nguyễn Quang Lộc, nói với ông Kiệt: ‘Ta phải học cách làm của tư bản thôi’.” (GP, tr. 130)

Võ Văn Kiệt chưa dám học cách làm của tư bản, ông - cũng như Nguyễn Văn Linh, người làm Bí thư Thành uỷ kế tiếp ông - đã bị phê phán kịch liệt từ Trung ương. Ngày 10/8/1982, trên chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, Tố Hữu nói: “Chưa tới Tân Sơn Nhất đã ngửi thấy mùi Nam Tư.”

Đối với giới lãnh đạo, cái “mùi Nam Tư” ấy còn đáng sợ hơn là cái sự đói khổ của dân chúng và sự lạc hậu của đất nước.

Năm đặc điểm nêu trên đã đủ cho bức phác hoạ chân dung giới lãnh đạo “bên thắng cuộc” chưa? Chắc chắn là chưa. Có ít nhất một khía cạnh khác chưa được đề cập: tham nhũng. Có lẽ Huy Đức không thiếu tài liệu. Anh muốn dành nó cho một cuốn sách khác chăng?

Hy vọng vậy.

***

Đăng lại từ tranhung09

Chú thích:

Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của  Bên Thắng Cuộc.
***** 
 

Mất niềm tin vào nhau


HAI GÓC NHÌN VỀ NIỀM TIN

Xin lặp lại một đoạn như lời bài viết bên dưới để chúng ta có thể suy ngẫm về chính mình, tại sao và tại sao người Việt- nhất là ở trong nước- không còn tin nhau? Nói rộng hơn phải chăng đó là lý do cho sự xuống cấp về đạo đức và văn minh,thuần phong mỹ tục của xã hội chúng ta ngày nay : " Hợp Ðồng Tín Nghĩa"

-"Nền tảng đạo lý đó chỉ bị phá vỡ từ khi có một chính quyền chủ tâm xóa bỏ hết nền văn hóa cũ, thay thế bằng “văn hóa vô sản.”

theo Gocnhinalan 

Gần đây, mạng truyền thông và các chính trị gia Việt có một chữ mới theo thời trang, “niềm tin”. Giữ, tìm, được, mất, lấy lại, thậm chí ăn cắp nếu cần. Năm 2012, người ta nói nhiều về sự thiếu tiền. Năm nay, có lẽ là thiếu niềm tin. Ngay cả một chuyên gia tin tưởng rằng thị trường BDS chỉ cần “niềm tin”, không cần tiền, không cần gói cứu trợ…Chắc quan này cho niềm tin cũng giống như các mảnh bằng tiến sĩ nhan nhản khắp xã hội; chỉ cần đi quanh vài vòng khu chợ Bến Thành hay Đồng Xuân là mua được ngay. Xin giới thiệu 2 bài viết của khách về niềm tin ở Việt Nam và Trung Quốc.
Làm sao cho người Việt tin nhau?
Tác giả: Ngô Nhân Dụng
Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt câu hỏi: Tại sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau.

Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết rằng), nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán xe rồi báo bị mất thì sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.
Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi ngờ nhau trước, không ai tin ai cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ, “Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?”
Vào siêu thị thì lúc ra trả tiền phải đi qua hai chặng, trả tiền rồi, đi hai thước lại có nhân viên kiểm soát hóa đơn, thấy con dấu đỏ “đã thanh toán” mới được đi qua. Ông Dương hỏi: “Vì sao người Việt không tin nhau?”
Mình không cần nhắc đến tên Việt Nam trong câu hỏi này. Ở nhiều nước khác người ta cũng không ai tin ai cả. Nên đặt câu hỏi là: “Trong những xã hội như thế nào thì người ta dễ tin nhau? Còn những xã hội người ta không tin nhau thì nó sống thế nào?”

Mình không nên nghĩ oan cho giống dân Việt. Có lần tôi kể chuyện những thành phố người ta bỏ xe đạp ngoài đường qua đêm, không khóa; như ở Dubuque, Iowa; hay ở Helsinki, Phần Lan (trước khi di dân Ðông Âu qua). Họ không lo mất xe, vì tin là mọi người chung quanh đều lương thiện. Nhiều độc giả đã viết thư nhắc nhở rằng xưa kia ở nước ta cũng vậy. Một vị cho biết hồi 1950 ở Sài Gòn ông đã sống như thế. Ðêm không khóa cửa nhà, xe đạp dựng trước nhà cũng không khóa. Một vị độc giả khác kể chuyện năm 1959 ông dựng cái xe đạp ngoài bờ sông Sài Gòn đứng hóng mát; sau đó có một người rủ lên xe hơi đi uống bia. Ông đi tới 11 giờ khuya, trở lại Bến Bạch Ðằng thấy cái xe không khóa vẫn dựng đó không mất. Bác Sĩ Nguyễn Tư Mô kể hồi 1955 ông đi trong một phái đoàn y tế xuống Châu Ðốc chẩn bệnh phát thuốc; lúc vào chợ ăn trưa thì một người trong đoàn bỏ quên cặp kính mát. Tới buổi chiều, một nhân viên xã mang cặp kính mát đến hỏi có ai đánh rớt không? Có người lượm được, đem đến trả phái đoàn, vì biết chỉ dân ở Sài Gòn mới mua được kính mát loại sang như vậy.
Người Việt Nam vốn đã tin nhau chứ chẳng phải không. Vì ông bà chúng ta vẫn dạy dỗ con cháu sống theo đạo lý, và chính họ sống làm gương. Trong xã hội nào mọi người cũng sống với những hợp đồng ngầm hiểu, dài hạn, hết đời này sang đời khác. Các xã hội Á Ðông theo truyền thống Nho Giáo đều có những “hợp đồng hiểu ngầm” như vậy. Ra đường gặp ai là có thể tin đến 99% rằng người đó cũng được cha mẹ dạy các quy tắc Lễ Nghĩa Liêm Sỉ giống như mình. Ngay cả sau khi nước ta bị Pháp đô hộ, bản Hợp Ðồng Tín Nghĩa vẫn được giữ gìn. Cách sống của Phan Châu Trinh cũng không khác lối cư xử của Nguyễn Ðình Chiểu hay Hoàng Diệu. Tư cách đó vẫn truyền qua đến Trần Trọng Kim, Khái Hưng, Nguyễn An Ninh, hay Phan Văn Hùm. Nền tảng đạo lý đó chỉ bị phá vỡ từ khi có một chính quyền chủ tâm xóa bỏ hết nền văn hóa cũ, thay thế bằng “văn hóa vô sản.”
Tại sao các nước Á Ðông khác, ngoài Việt Nam và Trung Quốc, vẫn giữ được những bản hợp đồng Tín Nghĩa suốt đời này sang đời khác trong hai ngàn năm?
Phân tích theo lối kinh tế học, thì lý do chính là: Tín Nghĩa là một cách sống có lợi về lâu về dài. Không ai muốn làm sai bản hợp đồng tín nghĩa vì nếu nó bị xóa bỏ, chính mình sẽ bị thiệt thòi. Nói rõ hơn: Cuộc sống của mỗi người sẽ “tốn kém” hơn! Mức tốn kém tăng lên từ một khoản chi tiêu mà các nhà kinh tế gọi là “phí tổn giao dịch” (transaction costs). Hãy lấy những thí dụ mà ông Giáp Văn Dương nêu ra. Một người vào siêu thị mua hàng, trả tiền, được mang thức ăn về nhà. Trong “giao dịch” kinh tế này, siêu thị cũng phải trả tiền khi mua hàng, khi thuê mướn cửa hàng, thuê nhân viên, vân vân. Người mua trả một số tiền lớn bằng số chi phí của siêu thị, cộng với tiền lời mà nếu không có thì không ai mở siêu thị.
Nhưng trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì siêu thị phải lo đặt hệ thống báo động, phải thuê thêm người canh gác, thêm người kiểm soát lần thứ hai bên ngoài quầy trả tiền. Tất cả những chi phí mới đó, tất nhiên, chủ nhân họ tính ngay trong giá bán. Ðó là một thứ phí tổn giao dịch phụ trội; mà nếu trong xã hội mọi người tin nhau thì không cần. Nhìn rộng ra, trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì phí tổn giao dịch sẽ tăng vọt trên khắp mọi mặt. Cả xã hội phải chịu. Thử nhìn vào số lượng công an, cảnh sát ở nước ta. Tại sao một nước cần nhiều công an như vậy? Vì người ta nghi ngờ nhau. Chính quyền nghi ngờ dân. Nếu mọi người tin nhau thì mấy trăm ngàn công an cảnh sát có thể giải ngũ. Những người đó có thể đi làm những việc hữu ích hơn về kinh tế, như làm kỹ sư, đi kinh doanh, làm ca sĩ, hay trồng cây ăn trái bán. Bởi vì trong nước vẫn cần rất nhiều kỹ sư, nhiều nhà kinh doanh, nhiều nhà nông có tài. Lực lượng công an thu hút mất bao nhiêu người ưu tú, đó là một thiệt hại lớn cho cả nền kinh tế quốc dân.
Làm cách nào để xã hội cùng theo những quy tắc sống có Tín Nghĩa? Làm cách nào để mọi người nhìn thấy nhau là hãy tin cậy trước khi nghi ngờ, nghe ai nói gì thì trước hết hãy tin đó là lời nói thật? Có thể thiết lập lại bản hợp đồng xã hội lấy Tín Nghĩa làm tiêu chuẩn hay không?
Có lẽ chúng ta sẽ tránh không lên giọng hô hào phục hồi môn đạo đức trong trường học, dù đó là một việc chắc chắn phải làm. Nên tìm ra những giải pháp thực tế. Mà khi nói đến chuyện thực tế thì có thể tính toán theo lối kinh tế học. Theo lối nhìn kinh tế học thì muốn người khác tin mình tốt nhất là làm sao cho người ta biết nếu mình không làm đúng lời hứa hẹn, thì chính mình sẽ bị thiệt hại rất lớn. Mình có hai đường: Giữ lời hứa có thể bị thiệt, nhưng cũng có thể không bị thiệt; ngược lại, nếu sai lời thì sẽ bị thiệt hại rất nhiều, với xác suất 100%!
Nếu mọi người trong một xã hội đều biết như vậy thì hầu hết sẽ cố giữ Tín Nghĩa, xã hội sẽ thay đổi. Quy tắc này vẫn được sử dụng trong đời sống kinh tế: Khi chúng ta đi vay nợ, ngân hàng yêu cầu phải có vật cầm thế “làm tin,” ghi rõ trong hợp đồng. Nếu mình không trả nợ, sẽ mất mát hơn gấp bội!
Khả năng có thể ký hợp đồng mà bản hợp đồng có hiệu lực thi hành, đó là một nền tảng tạo ra lòng tin tưởng lẫn nhau. Trong các xã hội hoang dã, việc thi hành hợp đồng là do mỗi người tự làm lấy. Họ dùng vũ lực để thi hành các bản hợp đồng. Theo lối mafia, ai không làm đúng hợp đồng thì cho một lưỡi đao, hay một phát súng; vì Mafia không thể ký những hợp đồng hứa hẹn cùng đi ăn cướp hoặc giết người, ai làm sai sẽ bị kiện!
Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên hệ thống pháp luật. Muốn người ta tin thì cứ làm sao để người ta thấy là họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình làm sai. Như Thomas Schelling diễn giải: Một người dễ được tin tưởng khi hắn có thể bị thưa kiện! Một người có thể bị kiện ra tòa (nếu làm sai lời) thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều sống theo quy tắc đó thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước.

Giữ cho guồng máy nhà nước trong sạch là bước đầu tiên để tái tạo niềm tin. Những người đi hối lộ và ăn hối lộ đều “xé bản hợp đồng” mà mọi người đã thỏa thuận với nhau. Không những họ làm người dân đút lót mất tiền, mà họ còn phá nát đạo lý xã hội. Cũng giống như khi có người lái xe ngoài đường mà bất chấp luật lệ vậy. Nếu nhiều người cứ ngang nhiên lái xe như thế mãi, thì cả thành phố hay cả nước sẽ không còn luật lái xe. Bản hợp đồng bị xé rồi, mạnh ai nấy sống. Nạn tham nhũng là thứ làm tiêu hao đạo lý cả xã hội, chưa kể nó làm cho kinh tế không tiến được đúng tiềm năng.
Trước khi xé bản hợp đồng với xã hội để ăn hối lộ mà biết trước mình có thể bị thiệt hại rất nặng nếu bị bắt, thì thế nào người ta cũng ngần ngại không đòi đút lót nữa. Xác suất bị bắt càng cao thì càng bớt tham nhũng. Án trừng phạt càng nặng, thì càng bớt. Nếu một hệ thống chính trị cứ để cho xác suất bị bắt thấp, mà việc trừng phạt cũng nhẹ, thì sẽ nuôi đầy tham nhũng, hối lộ.
Phải làm sao cho xác suất tội tham nhũng bị tố giác càng cao càng tốt, đó là một cách giảm bớt tham nhũng và tạo niềm tin trong xã hội. Muốn vậy thì ngoài guồng máy tư pháp công minh chính trực cần phải có nhiều “bộ máy tư nhân” tình nguyện tham dự việc tố giác tội tham nhũng. Số hội đoàn, trong xã hội công dân càng phát triển thì càng nhiều người tự nguyện làm công việc đó. Nhiều người còn sẵn sàng làm công việc đó, vì có lợi cho họ. Ðó là các nhà báo, khi họ được tự do. Nhà báo nào điều tra ra những vụ tham nhũng và loan tin sẽ được nhiều người đọc, nhiều người kính trọng. Chính họ sẽ tự nguyện đi tìm ra những tin tức đó. Còn nếu nhà báo đi điều tra rồi lại bị tù thì hết nói!
Khi bản hợp đồng đạo lý của xã hội bị xé rồi, rất khó tái lập. Phá nó dễ, xây dựng lại rất khó. Nhưng không phải vì khó mà chúng ta không bắt đầu ngay. Phải thiết lập một chế độ tự do dân chủ, quyền tư pháp độc lập, xã hội công dân phát triển, mọi người có quyền tự do hội họp, tự do phát biểu. Cứ như thế, trong một vài thế hệ, sẽ không ai cần đặt câu hỏi: Tại sao người Việt không tin nhau?

Người Trung Quốc cũng mất niềm tin vào nhau

(Dân trí) – Kết quả một cuộc khảo sát tâm lý xã hội tại Trung Quốc mới đây cho thấy sự tin cậy vào người khác trong xã hội nước này đã xuống mức thấp kỷ lục. Tỷ lệ người dân nước này tin vào quan chức chính phủ cũng đang sụt giảm.

Thông tin được tờ China Daily số ra ngày 18/2 đăng tải. Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố trong một bản báo cáo thường niên về tâm lý xã hội có tên “Sách xanh về tâm lý xã hội” do Viện nghiên cứu xã hội học, thuộc Học viện khoa học xã hội Trung Quốc thực hiện.
Niềm tin trong xã hội Trung Quốc ngày càng giảm
Niềm tin trong xã hội Trung Quốc ngày càng giảm
Kết quả khảo sát được đưa ra trên cơ sở phân tích ý kiến của những người được khảo sát về mức độ tin cậy của họ với các cá nhân và tổ chức khác. Tổng cộng đã có 1900 người được chọn ngẫu nhiên tại 7 thành phố lớn của Trung Quốc trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải.
Theo đó chỉ có chưa đến một nửa số người được khảo sát cho rằng “nhìn chung mọi người đều đáng tin”. Trong khi đó tỷ lệ người được khảo sát cho rằng có thể tin tưởng người lạ chỉ là 30%. Mức độ tin cậy chung của đợt khảo sát chỉ là 59,7 điểm trên tổng số 100 điểm, thấp hơn mức 62,9 điểm của năm 2010.
Những người bạn của gia đình được người Trung Quốc tin tưởng nhất, tiếp sau đó là bạn thân và các mối quen biết. Chỉ khoảng 30% người được khảo sát tin vào người lạ gặp trên đường và 24% tin vào những người lạ trên mạng.
Ma Jinxin, 27 tuổi, đến từ Bắc Kinh cho biết anh đã nhận được bài học về việc tin tưởng người lạ tại một nhà ga tàu điện. Ma kể lại khi đó anh trở lại Bắc Kinh sau một chuyến công tác và cần gọi cho một người bạn nhưng điện thoại đã hết pin. Anh hỏi mượn một người đàn ông tại đây và được trả lời rằng hãy đi tìm điện thoại công cộng.
“Tôi cho rằng chúng ta thường nghi ngờ người lạ khi được đề nghị giúp đỡ bởi chúng ta đã được dạy dỗ như vậy từ lúc còn ngồi trên ghế trường và cũng như ở nhà. Khi thấy người ăn xin trên phố, điều đầu tiên chúng ta thường nghĩ tới đó là những người đó đang tìm cách lừa đảo”.
Shi Aijun, một viên chức thuộc khu vực Yulindongli, quận Fengtai của Bắc Kinh cho biết chính sự thiếu tin tưởng vào người khác khiến bà gặp nhiều khó khăn trong công việc. “Rất khó để thuyết phục mọi người mở cửa để tiến hành phỏng vấn hoặc trả lời các khảo sát mà cần cung cấp thông tin cá nhân”, bà Shi chia sẻ.
Đối với các tổ chức, 69% người Trung Quốc được hỏi tin vào chính phủ, 64% tin vào các cơ quan truyền thông, 57,5% tin vào các tổ chức phi chính phủ trong khi chỉ 52% tin vào các tổ chức kinh doanh.
Khảo sát cũng cho thấy sự thiếu tin tưởng giữa các nhóm xã hội, nhất là giữa các quan chức chính phủ và người dân Trung Quốc cũng như giữa bác sỹ và bệnh nhân đang tăng lên. Một quan chức tại tỉnh Hắc Long Giang khẳng định với China Daily rằng các biện pháp cưỡng chế được thi hành trong quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc chính là một trong những vấn đề xã hội dẫn tới những căng thẳng giữa các quan chức chính phủ và dân thường.
Thanh Tùng
Theo China Daily

HẬU HỌA "GIẢI PHÁP ĐỎ" CỦA NGUYỄN VĂN LINH


Hội nghị Thành Đô, 2-9- 1990

* MINH DIỆN
Ông Võ Trần Chí, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nói Nguyễn Văn Linh là người “Lội ngược dòng lịch sử !”. Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng bản thân mình từng “Lên bờ xuống ruộng!”. Nguyễn Văn Linh còn là người “bước lỡ nhịp” và tên tuổi ông được gắn với một khái niệm đầy tai tiếng là “Giải pháp đỏ”. Trong tiểu sử Nguyễn Văn Linh, ghi tên thật của ông là Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc), sinh ngày 1-7-1915, tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngày 1-5-1930, ông bị thực dân Pháp kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo.


Hình như có sự nhầm lẫn năm sinh, hoặc năm ông bị bắt đi tù, bởi điều luật của nước Pháp không xử tù tuổi vị thành niên. Ví dụ ông Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, bị bắt 1930. Năm 1931, khi ra tòa đã 17 tuổi, vẫn được tha bổng vì còn vị thành niên. Nguyễn Văn Linh khi ra tòa mới 14 tuổi 10 tháng, mà bị xử tù chung thân thì vô lý?
Trong tiểu sử cùa Nguyễn Văn Linh, không ghi ông học ở trường nào, trình độ văn hóa ra sao, hầu như cả cuộc đời ông dấn thân hoạt động cách mạng, vào tù ra tội, gắn bó với phong trào quần chúng, ở những nơi ác liệt.
Từ năm 1957 đến năm 1960, Nguyễn Văn Linh đã từng làm Bí thư đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, làm Bí thư (1961-1964), rồi Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Hình như từ những năm tháng đó, Nguyễn Văn Linh đã “lên bờ xuống ruộng” rồi.

Ngày 10-4-1975, tại Trung ương cục miền Nam, Lê Đức Thọ, từ Hà Nội vào công bố quyết định thành lập Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, trao quyết định Bí thư đặc khu Sài Gòn-Gia Định cho Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ lảm Phó bí thư. Nguyễn Văn Linh không còn là Phó bí thư nữa, mà chỉ phụ trách mảng phong trào nổi dậy.
Cũng như các lần thay đổi trước, tổ chức không nêu ra lý do, và Nguyễn Văn Linh cũng không băn khoăn, ông chấp hành sự phân công một cách bình thản. Ông Võ Văn Kiệt và Võ Trần Chí cho rằng, đó là một trong những phẩm chất đặc biệt của Nguyễn Văn Linh.
Ông Lê Duẩn cho rằng Nguyễn Văn Linh quá nhẹ tay trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhẽ ra phải xóa bỏ triệt để tư sản lại kêu gọi họ tự cải tạo, hòa nhập vào xã hội mới, đem tài lực góp phần xây dựng đất nước. Có lần Nguyễn Văn Linh nói với tôi và Đình Khuyến, Trưởng cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: “Anh Ba, cũng như chúng tôi đã từng được những nhà tư sản Sài Gòn cưu mang trong thời kỳ hoạt động bí mật, bây giờ biến họ thành nạn nhân sao đành!”.
Ý thức “đền ơn đáp nghĩa” của Nguyễn Văn Linh bị Đỗ Mười cho là hữu khuynh, không “không Bôn - sê - vích”. Đã sảy ra những cuộc tranh luận căng thẳng giữa Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt và Đỗ Mười. Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt bảo vệ quan điểm cải tạo từng bước, phân biệt đối tượng cụ thể, tận dụng kinh nghiệm thương trường cùa giới công thương chế độ cũ, đặc biệt đối với những người có công với cách mạng để xây dựng và phát triển thành phố. Đỗ Mười bảo vệ quan điểm của Lê Duẩn, phải xóa sạch tư sản. Kết quả, đầu năm 1978, Nguyễn Văn Linh mất chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Cũng trong thời gian đó, có người bới lại chuyện Nguyễn Văn Linh sang Campuchia tháng 6-1975, đi suốt 200 km, qua ba 3 tỉnh mà không phát hiện ra những thay đổi bất thường của Khmer đỏ, để sảy ra những biến cố bất ngờ!
Đó là thời kỳ bĩ cực nhất của Nguyễn Văn Linh.
Ông đã xin rút ra khỏi Bộ chính trị vào cuối nhiệm kỳ.
Vốn là người hết sức trầm tĩnh, kín đáo, nhưng Nguyễn Văn Linh đã tâm sự với Võ Trần Chí: “Bởi vì mình thấy các anh ấy không muốn mình ở đó nên xin rút!”.
Đỗ Mười mang tinh thần “Bôn - sê - vích” và “bàn tay sắt” vào miền Nam đánh tư sản. Ông ta thực hiện y trang như những gì mình từng làm ở Hải Phòng năm 1955, Hà Nội 1960, xóa sạch tàn dư tư bản chủ nghĩa, đề xây đựng nền kinh tế xã hội, với tham vọng 15 năm sau theo kịp Nhật Bản, như Tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố ngày 2-7-1976, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI.
Thực tế ngược lại hoàn toàn với tham vọng ngông cuống và siêu thực đó. Sau cải tạo thành phố Hồ Chí Minh kiệt quệ, các nhà máy xí nghiệp không có nguyên liệu sản xuất phải đóng cửa, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hệ thống giao thông vận tải ngưng trệ, lưu thông phâm phối tắc nghẽn, chợ búa gần như ngừng hoạt động, đời sống của cán bộ nhân dân cùng cực. Tài liệu chính của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lúc đó công bố “Kế hoạch năm năm không đạt, tăng trưởng âm, lạm phát phi mã, gần ba triệu dân thành phố thiếu đói”.
Đỗ Mười đã đẩy Sài Gòn “tiến” kịp Hà Nội, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Hòn than bùn xó bếp” như cách nói cùa nhà báo Ba Dân lúc đó. Thật mỉa mai khi các nhà khoa học nổi tiếng như Chu Phạm Ngọc Sơn, Châu Tâm Luân, được động viên nghiên cứu những công trình khoa học như “Bo bo giàu dinh dưỡng hơn gạo”, “Khoai lang bổ hơn bột mì”, “Thành phần đạm trong rau muống”…
Trước kia Hà Nội có thơ “Gia công gai quy, lộn cổ sơ mi, bơm ruột bút bi, vá ni lon rách”, bây giờ Sài Gòn cũng nổi tiếng không kém với “Nuôi lợn trên gác, phục hồi bu gi, gia công cán mì, tái chế dép xốp!”.
Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, giữ chức Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Trước Đại hội Đảng lần thứ V, Nguyễn Văn Linh xin rút ra khỏi Bộ Chính trị, trở lại làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1981), thay ông Võ Văn Kiệt ra Trung ương. Về sau, ông giải thích với ông Võ Trần Chí: "Bởi vì mình thấy các anh ấy không muốn mình ở đó nên mình xin rút” .... Ông trở thành một nhân vật quan trọng trong lịch sử của thành phố này.

Phải nói, nếu hơn mười năm trước Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú đã dũng cảm tìm lối thoát cho nông dân bằng biện pháp “khoán chui”, thì những năm đầu thập niên 80 TK 20, Nguyễn Văn Linh đã cứu công nhân và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bằng “xé rào” thoát ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp.


Hiệu quả lãnh đạo Thời kỳ đầu Đổi mới
đã đưa Nguyễn Văn Linh lên tem bưu điện,
nhưng rồi...

Nguyễn Văn Linh đã tập hợp chung quanh mình một đội ngũ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng móc nối với tư bản nước ngoài để phá thế bị bao vây cô lập. Những công ty Cholimex, Dereximco, Imexco lần lượt ra đời, trực tiếp làm ăn với một số công ty Hồng Kong, Đài Loan, như Globai, Thai Hing Long, nhập khẩu sợi dêt, xăng dầu, thuốc lá, men bia, xuất khẩu đậu phộng, vừng, tôm khô, mực khô. Thực hiện việc trao đổi hàng hóa, khoán sản phẩm, mua nguyên liệu bán sản phẩm v,v.
Nhờ việc xé rào này, 20.000 công nhân ngành dệt có việc làm, ngành giao thông vận tải có xăng dầu hoạt động, và bộ mặt Sài Gòn khởi sắc trở lại.
Cũng như “khoán chui” của Kim Ngọc, việc “xé rào” cùa Nguyễn Văn Linh lọt tới “thiên đình” và cuồng phong nổi lên, bắt đầu bằng cuộc ra quân của Bộ Tài chính.
Ngày 12- 3- 1982, đoàn thanh tra 28 thành viên từ Hà Nội hùng hổ tiến vào Công ty Direximco, tuyên bố nội bất xuất, ngoại bất nhập. Hơn ba tháng liên tục, moi móc hết 50 mặt hàng và đến từng đơn vị làm ăn với Dereximco, kiểm tra từng tờ hóa đơn. Ngày 25-6- 1983, Đoàn thanh tra kết luận việc xé rào của thành phố Hồ Chí Minh vi phạm nghiêm trọng chủ trương đường lối của đàng, chính phủ, chỉ có 1 công nhưng 7 tội, cần phải xử lý nghiêm khắc. Ông Đỗ Mười lên tiếng: “Làm bí thư Thành ủy mà để xảy ra như thế sao không từ chức!”.
May cho Nguyễn Văn Linh, lần này Lê Duẩn không vội nghe theo Đỗ Mười.
Tháng 3-1983, khi Lê Duẩn sang Liên Xô chữa bệnh, các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công vào Đà Lạt nghỉ mát. Tranh thủ điều kiện thuận lợi, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ và các lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hồ Chí Minh khéo léo tổ chức “Hội nghị Đà Lạt” thành công.
Nguyễn Văn Linh bố trí một số giám đốc nhà máy, xí nghiệp làm ăn được nhờ xé rào như Nguyễn Thị Đồng, nhà máy đệt Thành Công, Bùi Văn Long, Tổng công ty dệt may, Nguyễn Văn Thụy, Công ty thuốc lá, lên Đà Lạt trực tiếp gặp ba nhà lãnh đạo đảng, nhà nước.
Tôi còn nhớ buổi sáng hôm ấy ở khách sạn Palass, ông Nguyễn Văn Linh nói với bà Nguyễn Thị Đồng và Bùi Văn Long: “Phải khéo léo thuyết phục các anh! Mời bằng được anh Năm xuống thăm cơ sở thì mới thấy hết cái việc mình làm!”.
Bà Nguyễn Thị Đồng với giọng nói rổn rảng, không biết ngán ai bao giờ, bởi gia đình bà có tới hơn 10 người là bộ đội, thương binh, liệt sỹ. Bà nói với ông Trường Chinh: “Anh hãy xuống nhà máy gặp công nhân, người ta vừa mới sống lại đấy. Rồi anh để họ sống thì để bóp chết thì bóp!?
Trước thái độ cương trực của bà Đồng, ông Trường Chinh đã phải mỉm cười gật đầu, thực hiện một chuyến đi thực tế ý nghĩa nhất, và đó là tiền đề cho sự thay đổi tư duy, từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường của ông.


Đại hội đảng toàn quốc lần VI, với bài diễn văn đúc kết từ thực tế “xé rào” ở thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh đã nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số đại biểu, ông trở thành Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Có lẽ đây là một trường hợp hãn hữu, một người được bầu làm Tổng bí thư của đảng, nhận được sự đồng thuận của dân.
Sau đại hội đảng VI, Nguyễn Văn Linh đã tiến hành nhiều cải cách quan trong. Ông chọn khâu lưu thông phân phối làm đột phá khẩu đổi mới. Ông nói: “Giải quyết vấn đề phân phối lưu thông vì nó là cái gốc liên quan đến quá trình sản xuất, tới tổng thề cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân”.
Những chính sách nổi bật trong thời kỳ này là: Tách tài chính ra khỏi ngân hàng. Lập kho bạc nhà nước. Bơm tiền lưu thông. Xóa bỏ ngăn sông cấm chợ. Lấy khoán 100 làm cơ sở khoán 10, giao quyền tự chủ cho nông dân.
Chỉ trong một thời gian ngắn đã kéo lạm phát từ 240% xuống 61%. Từ chỗ cả nước không đạt 21 triệu tấn lương thực, phải nhập mỗi năm 500.000 tấn lương thực, năm 1989 đã dư 1 triệu tấn gạo.
Về đối ngoại, Nguyễn Văn Linh muốn phá thế bao vây của các nước phương Tây và Trung Quốc. Tại hội nghị Bộ chính trị ngày 20 -5 -1988, đã ra Nghị quyết 13 về điều chỉnh đường lối đối ngoại, theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ môi trường hòa bình, phát triển kinh tế. Trả lời phòng vấn trên tờ Thời báo New Yok, Nguyễn Văn Linh nói về mối quan hệ với Mỹ: “Việt Nam luôn luôn muốn có quan hệ với nhân dân và chính phủ Mỹ. Chiến tranh kết thúc 15 năm rồi mà chưa có quan hệ bình thường là quá chậm. Việt Nam sẵn sàng giải quyết mọi trở ngại trên con đường bình thường hóa quan hệ với Mỹ”.
Ngoài việc đổi mới về kinh tế, và đổi mới về đối ngoại, Nguyễn Văn Linh còn đổi mới về văn hóa xã hội, dân sinh, dân chủ. Chủ trương cởi trói cho văn nghệ sĩ nói riêng, trí thức nói chung, ông đã vén bức màn đen tối, minh oan cho những nạn nhân bị oan ức, đọa đày trong vụ "Nhân văn giai phẩm” và đã khích lệ giới cầm bút viết những tác phẩm chân thực.
Ngày 25- 5-1987, Nguyễn Văn Linh cho ra đời mục “Những việc cần làm ngay" trên báo Nhân dân, từ đó những bài viết của ông ký bút danh NVL liên tục xuất hiện trên mặt báo. Ông nói: “Chống tiêu cực là đã thành nhiệm vụ quan trọng, dọn đường cho việc thực hiện Nghị quyết đại hội VI, và các Nghị quyết của đảng, nhằm đưa nước nhà ra khỏi khó khăn đến ổn định tình hình mọi mặt, làm dân bớt khổ”. Ông yêu cầu: “Nhà báo phải có tấm lòng cương trực, yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi, ghét kẻ làm xấu để lên án”. Nguyễn Văn Linh xác định lấy báo chí làm vũ khí, nhà báo là lực lượng nòng cốt chống tiêu cực tham những. Ông nói đánh giặc ngoại xâm chủ yếu bằng súng đạn, đánh giặc nội xâm phải dùng vũ khí ngôn luận. Báo chí là sức mạnh, là thứ bọn tiêu cực sợ nhất!”, Nguyễn Văn Linh chỉ thị tất cà các cơ quan đảng, chính quyền phải trả lời chất vấn cùa báo chí, phải xử thật nghiêm những trường hợp tham nhũng, ăn hối lộ, ức hiếp dân mà báo chí đã nêu. Nhiều vụ án tưởng đã chìm vào quên lãng đã được đưa ra xét xử.
Ông thường xuyên gặp gỡ anh em làm báo, ngoài hành lang các hội nghị, hoặc kêu tới nhà ông uống cà phê, ăn sáng nói chuyện. Ông không phân biệt báo lớn, báo nhỏ, báo đảng báo đoàn thể, nhưng rất coi trọng những nhà báo viết bài trung thực, có sức lan tỏa. Khi gặp chúng tôi, ông thường hỏi: “Dân đang nghĩ gì, đang làm gì, và cần gì?”. Khi chúng tôi nói cho ông nghe những bức xúc của dân ông hỏi: “Nếu dân nghĩ vậy thì mình làm sao?”.
Nguyễn Văn Linh tỏ thái độ đồng tình với Trần Xuân Bách về cơ chế dân chủ và đổi mới chính trị. Có lần ông nói với anh em báo chí: “Anh Trần Xuân Bách nói rất đúng. Dân chủ không phải là ban ơn, là mở rộng dân chủ, mà đó là quyền của dân với tư cách người làm chủ lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Dân chủ là khởi động trí tuệ dân để tháo gỡ khó khăn đưa đất nước theo kịp thời đại!” .
Nửa đầu của nhiệm kỳ Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh là một con người như vậy. Đất nước đổi mới từng ngày, nhà cừa mọc lên khang trang, nụ cười xuất hiện trên môi người, Việt kiều về quê rất đông, và hầu như không có những vụ khiếu kiện tập thể...Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam xóa quan liêu bao cấp, thực hiện đổi mới và mở rộng quan hệ đối ngoại, nhất là với Mỹ và phương Tây, đã làm Trung Quốc rất khó chịu, tìm cách phá ngang.
Gần cuối nhiệm kỳ, Nguyễn Văn Linh bị Trung Quốc cài bẫy. Trong bài này, sự tác động do Liên Xô, Đông Âu sụp đổ và vai trò của Đỗ Mười thế nào chưa bàn đến. Nhưng đó là nguyên nhân chính đã làm cho Nguyễn Văn Linh thay đổi hẳn quan điểm, dẫn tới dân-nước và bạn bè quốc tế bị bất ngờ và thất vọng.
Có thể nói cái mốc ấy bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô, Trung Quốc từ 3 đến 5-1990 đến bây giờ, dù những người tư liệu còn hạn chế, nhưng nhìn lại một cách khách quan, vẫn vừa tiếc, vừa buồn, vừa trách Nguyễn Văn Linh.


Với Hội nghị Thành Đô, Việt Nam như bị Trung Quốc...nướng

Theo ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ngày 29-8-1990, đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy, gặp Nguyễn Văn Linh ở Hà Nội, chuyển thông điệp của Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, và Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) ngày 30-8-1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hòa quan hệ hai nước.
Trương Đức Duy nói mập mờ rằng, Đặng Tiểu Bình có thể gặp Phạm Văn Đồng, và lấy cớ Bắc Kinh đang tổ chức Á vận hội ASIAD, sợ lộ bí mật nên phải gặp nhau ở Thành Đô.
Đây là chuyện rất đột ngột, bởi mới 5 ngày trước, Trung Quốc khăng khăng không muốn bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước, tại sao bây giờ họ lại bàn vấn đề bình thường hóa?
Ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao nhận định: Sự thay đổi đột ngột của Trung Quốc là do họ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, nhưng bị Mỹ, Nhật, Liên Xô và các nước cấm vận sau vụ đàn áp Thiên An Môn, nên phải tìm cách thoát ra.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên muốn phá ta.
Quan điểm của Nguyễn Văn Linh lại khác.
Ông triệu tập họp Bộ chính trị và nếu ý kiến: “Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa” (!?).
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, đặc biệt là Rumani mà Nguyễn Văn Linh vừa thăm đã tác động rất lớn tới ông, lảm cho ông mất bình tĩnh.
Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc!”. Quan điểm của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng... ủng hộ.
Và thế là, ngày 2-9-1990, dù đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng vẫn đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao. Nguyễn Văn Linh không cho Nguyễn Cơ Thạch đi, vì Nguyễn Cơ Thạch không đồng quan điểm, Trung Quốc không thích Nguyễn Cơ Thạch.
Theo Trần Quang Cơ, Trung Quốc đã đánh lửa Việt Nam một cách trắng trợn. Họ nói Đặng Tiểu Bình sẽ gặp Phạm Văn Đồng nhưng Đặng không xuất hiện. Ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhẽ ra anh Tô không nên đi!”. Mà Đặng Tiểu Bình là gì mà chính Phạm Văn Đồng cũng muốn gặp để rồi bị dính chùm trong vụ tham dự Hội nghị Thành Đô? Tù đó Trung Quốc thêm vinh danh và đạt được ý đồ thâm hiểm lâu dài là kìm hãm, phá ngang đường lối đổi mới và kéo Việt Nam đi theo quỹ đạo của Trung Quốc. Cũng từ quan điểm đưa ra đầy thỏa hiệp Trung-Việt này mà cái 'bào thai' đẻ ra con ngáo ộp “Diễn biến hòa bình” và sau này củ cà rốt đỏ chót “16 chữ vàng”, “4 tốt” trở thành "khẩu hiệu hành động, khẩu khí ngoại giao" rất mất lòng dân của lãnh đạo Việt Nam...
Vấn đề Campuchia, Trung Quốc vẫn giữ thái độ như ngày 24-8-1990, đòi cấu trúc thành phần chính phủ hòa hợp dân tộc Campuchia theo công thức: 6 +2+2+2+1 (6 người phe chính phủ Hun sen , 2 người phe Khmer đỏ, 2 người phe Hoàng gia, 2 người phe đảng dân chủ, và Siha Nouk). Điều này hoàn toàn trái với công thức: 6 +2 +2 +2 mà Hun Sen và Siha Nouk đã thỏa thuận tại Tokyo.
Ông Trần Quang Cơ viết: “Hội nghị Thành Đô có 8 điểm, hai điểm về quốc tế, 5 điểm về Campuchia, chỉ có một điểm về Việt Nam. Nguyễn Văn Linh nêu ‘Giải pháp Đỏ’, Trung Quốc hoan nghênh nhưng không mặn mà !”.
Cái gọi là “Giải pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh là “Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ phe Xã hội chủ nghĩa!”. Nguyễn Văn Linh mê muội phe chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc mình và làm mất niềm tin của bạn bè !
Khi Trung Quốc đưa công thức 6+2+2+2+2+1 ra, ông Phạm Văn Đồng nhắc Nguyễn Văn Linh thận trọng. Phía Trung Quốc liền mời Phạm Văn Đồng ra chỗ khác để Nguyễn Văn Linh ký. Ông Phạm Văn Đồng đã thấy nguy, nhắc Nguyễn Văn Linh sửa sai, nhưng Nguyễn Văn Linh nói: “Không sao đâu!”.


Từ Thành Đô về, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sang Campuchia gặp Hengsomrin và Hunsen trao đổi về Hội nghị Thành Đô. Nhưng Campuchia không chấp nhận công thức ấy và nói thẳng Việt Nam, Trung Quốc không có quyền can thiệp vào Campuchia. Xương máu cùa hàng ngàn cán bộ chiến sĩ quân đội ta đổ trên chiến trường Campuchia đã bị Nguyễn Văn Linh bán rẻ cho Trung Quốc!
Trung Quốc nói giữ bí mật Hội nghị Thành Đô nhưng chính họ thông báo cho thế giới biết toàn bộ nội dung cuộc “họp bí mật” đó. Tờ Bangkok Post và tờ Tạp chí kinh tế Viễn Đông, ngày 4-10-1990, đăng bài bình luận “Củ cà rốt và chiếc gậy” nói Việt Nam đã nhượng bộ nhiều hơn làm vừa lòng Trung Quốc.
Nguyễn Văn Linh đã thất bại trong sách lược “Giải pháp Đỏ”, bị Trung Quốc tách ra khỏi các mối quan hệ với phương Tây với nhiều mở hướng tốt đẹp cho sự nghiệp đổi mới, chỉ vì nghe Trung Quốc xúi cho bùi tai là làm thành trì bảo vệ Xã hội chủ nghĩa. Nói đúng hơn Nguyễn Văn Linh đã bị Trung Quốc lừa một vố đau.
Theo ông Trần Quang Cơ: “Sở dĩ ta bị mắc lừa ở Thành Đô vì chính ta lừa ta! Ta ảo tưởng Trung Quốc giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và XHCN thế giới, chống lại hiểm họa “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Sai lầm đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “Giải pháp Đỏ”.
Ông Nguyễn Cơ Thạch nói: “Trung Quốc đã sử dụng Hội nghị Thành Đô để phá mối quan hệ Việt Nam với các nước, chia rẽ nội bộ ta, kéo lùi tiến trình đổi mới của ta!”
Phạm Văn Đồng tỏ ra ân hận vì không ngăn được Nguyễn Văn Linh ký thỏa thuận Thành Đô. Nguyễn Văn Linh tránh trớ: “Anh Tô nhớ lại xem! Không phài tôi đồng ý. Tôi chỉ nói nghiên cứu xem xét và bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng”.
Cái gọi là “đúng” của Nguyễn Văn Linh là từ luận điểm câu nhử, đe dọa của Trung Quốc: “Âm mưu đế quốc Mỹ chống phá xã hội chủ nghĩa ở châu Á, cả Cu Ba. Nó đã phá Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta!”. Và, không hiểu Trung Quốc làm cách nào mà nó như thứ bùa mê thuốc lú để Nguyễn Văn Linh lý giải: “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước Xã hội chủ nghĩa!”.
Từ Hội nghị Thành Đô trở về hình như Nguyễn Văn Linh là một con người khác. Ngày 28-8-1990, tuyên bố chấm dứt “Những việc cần làm ngay”. Ông nói “Bận quá! Vả lại tôi viết để “mồi” cho các nhà báo viết tiếp để đấu tranh kiên quyết liên tục!”. Ông còn viết: Không nên đi xe ngoại, rằng: “Ta về ta tắm ao ta”…
Đó là một lời nói dối, bởi sợi dây trói vừa được cởi ra trong khoảng thời gian 3 năm 4 tháng đã bị thít lại chặt hơn, và chính ông là người đầu tiên đã liên kết với Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Đỗ Mười đánh dập vùi Trần Xuân Bách, một người được coi lả có trí tuệ nhất trong Bộ chính trị lúc đó.
Nguyễn Văn Linh đã đưa Việt Nam tiến lên một bước, nhưng rồi chính ông lại kéo Việt Nam lùi lại, ông mở cái cửa nhỏ thoát ra khỏi một ngõ cụt nhưng rồi chính ông lại đóng sập cánh cửa ra biển lớn của dân tộc vì ý thức bảo thủ và giáo điều cùa ông !
Nguyễn Văn Linh đã tự lội xuống ruộng, đúng hơn tự dìm mình vào vũng bùn Thành Đô, và để mất sự kính trọng nhẽ ra ông được hưởng. M.D

 Đăng lại từ tranhung09

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Đừng níu kéo


Đừng níu kéo


Bài viết đầu cho năm Quý Tỵ (18 Feb 2013)
Vào thập niên 60’s có một bài hát được nhiều người ưa thích…”tôi xin người cứ gian dối…nhưng xin người đừng lìa xa tôi.” Tình yêu đẹp và lãng mạn thật, nhưng dù nam hay nữ, khi thốt ra lời trên, cho thấy một tinh thần tuyệt vọng và tội nghiệp, gần như tâm thần. Nhưng nếu quan sát kỹ, tâm trạng này khá phổ biến, kể cả trong những tình huống không liên quan đến tình yêu. Chả thế mà ông bà ta có câu “bỏ thì thương vương thì tội”.
Bám víu vì sợ hãi?
Tôi không nhớ rõ nhưng được đọc một nghiên cứu xã hội khoảng 10 năm trước, có đến 8% cuộc hôn nhân tại Mỹ mà người vợ hay chồng là một nạn nhân của “lạm dụng quyền lực và bạo động”. Tỷ lệ chắc chắn sẽ cao hơn tại các quốc gia nơi địa vị của người phụ nữ trong xã hội thấp kém và không được tôn trọng. Chuyện níu kéo lại một quan hệ tồi tệ với hy vọng là người mình “yêu và cần” sẽ hồi tâm, thay đổi con người họ và quay về bên mình để cùng tạo dựng hạnh phúc cho tương lai thường chỉ hiện diện ở các kịch bản Hollywood.
Nhìn xa hơn, trong nhu cầu mưu sinh, không ít nhân viên hy sinh một khoảng thời gian dài của cuộc đời để bám víu vào một công việc mình ghét, hay một môi trường thù địch, hay một người chủ ích kỷ…chỉ vì họ để chút tình cảm về bổn phận hay sợ hãi chi phối. Họ không dám “let go” vì ngay cả “tính hèn nhát” riết rồi cũng thành một thói quen. Đôi khi, họ còn tự an ủi là so với các tình huống xấu xa khác, “mình được như thế cũng là may mắn lắm rồi”.
Níu kéo trong kinh doanh
Trong lãnh vực kinh doanh, ngay cả huyền thoại Jack Welch của tập đoàn GE cũng thú nhận,” yếu điểm lớn của tôi là không dứt khoát cắt bỏ những gì không dùng được (với doanh nghiệp con, với nhân viên hay với các quyết định về công việc). Sự chần chờ, níu kéo vì tình cảm đã làm tôi phải trả giá thật cao một thời gian sau.”
Trong những sai lầm về tính “níu kéo” của các doanh nghiệp, một chiến thuật quen thuộc là dùng một mô hình kinh doanh cũ đã thành công làm chỉ nam cho kế hoạch kinh doanh hiện tại hay tương lai; mặc cho những thay đổi của thị trường, của công nghệ hay của nguồn lực.
Không ai thấm thía bài học này nhiều bằng tôi. Có thể nói 90% những thất bại rải rác dọc đường của 44 năm kinh doanh đến từ gánh nặng của quá khứ. Chẳng hạn khi tôi thành công rực rỡ với mô hình “tài trợ mạo hiểm”cho các công ty IT Trung Quốc vào năm 1998, tôi nghĩ là mô hình này có thể được ứng dụng thành công 2 năm sau đó tại các nơi khác. Tôi lầm. Ngay cả tại Trung Quốc, tình hình đã thay đổi lớn lao: các đối thủ mới dồi dào lợi thế hơn, công nghệ lỗi thời nhanh chóng, và cả khách hàng cũng lao theo những sở thích khác biệt hơn.
Tại các quốc gia như Trung Quốc hay Việt Nam, nhiều cơ nghiệp tài sản đã được tạo dựng bằng mối quan hệ sâu xa với các quan chức đương quyền. Điều này không đảm bảo một phát triển bền vững cho doanh nghiệp này vì quan chức có nhiệm kỳ, vì các đặc quyền đặc lợi không thể cứ ban phát mãi cho một đơn vị, vì giới hạn của nguồn lực công khi tình trạng vĩ mô gặp vấn đề, vì các đối thủ có nhiều chiêu thức mới để dành quyền lợi….
Khi tình cảm và giáo điều chi phối…
Một yếu tố quan trọng khác làm suy yếu tổ chức là sự trung thành không đúng lúc đúng chỗ với gia đình, với nhân viên, với bà con bạn bè…Khó có thể nói “không” với những người đã cùng nhau sát cánh xây dựng cơ nghiệp, dù mình biết lả họ hoàn toàn không phù hợp về khả năng hay đạo đức trong công việc giao phó. Không can đảm “let go” các giây rễ này là làm thui chột đà phát triển và sáng tạo của doanh nghiệp.
Ở một bình diện rộng lớn hơn, tinh thần bám víu vào quá khứ vàng son đã làm nhiều quốc gia tụt hậu. Tôi đã đi qua những nơi mà các đế chế huy hoàng của lịch sử chỉ còn là những đền đài cung điện tuyệt kỷ cho du khách, những công trình khảo cứu đầy tự hào của các ông già …trong khi người dân sở tại loay hoay tìm một thu nhập vượt mức đói nghèo cho gia đình. Ai cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Kampuchia…đều bị những lãnh đạo phong kiến say ngủ trên ngai vàng mà quên đi những thay đổi và tiến bộ chung quanh của nhân loại.
Cùng một văn hóa Khổng-Lão-Phật như Trung Quốc, nhưng Nhật Bản đã may mắn có được minh vương để cải biến và hoàn thiện bản sắc của mình và bắt kịp Âu Mỹ ngay từ đầu thế kỷ 19. Trong thời gian này,  văn minh Đại Hán của Trung Quốc ù lì với các triết thuyết hoàn toàn cổ đại dành cho thời phong kiến. Rồi sự cố gắng “đi tắt đón đầu” của xã hội lai bị tha hóa thêm 60 năm bởi những tư tưởng xã hội du nhập từ Âu Châu; sau khi các ông tổ sinh ra chúng đã bị chế nhạo và đào thải vào sọt rác của lịch sử.
Tiến hóa của lịch sử
Ngay cả chế độ tư bản cũng còn sống sót được nhờ sự cải thiện thường trực của mô hình kinh tế và chánh trị. Vào đầu thế kỷ 19, thành phần lao động bị lạm dụng quá mức, tạo dị ứng xã hội và nhiều sử gia đã cảnh báo về ngày tàn của các đế chế tư bản. Ngày nay, các công ty tập đoàn đa quốc và các cá nhân “siêu giàu” có thể đã chiếm một phần “bánh” lớn hơn nhiều so với thời đầu của tư bản; nhưng phần lớn mọi người chấp nhận vị trí và quyền lợi của họ gần như không tranh cãi. Hai lý do: cởi mở và dân chủ. Ai cũng có thể gia nhập “câu lạc bộ” này nếu đủ kỷ năng và tuân thủ theo luật chơi; và luật luôn luôn thay đổi theo nhu cầu cúa các đấu thủ và của tình thế.
Cá nhân tôi là một con người hoài cổ, luôn yêu thích “những ngày xưa thân ái”. Với tôi, sợi dây ràng buộc vào gia đình, bạn bè, quê hương…là những móc nối quan trọng như chiếc neo của một con tàu. Nhưng nhiều khi tôi phải đối diện với thực tại là nếu muốn phiêu lưu ra khỏi bến đậu để tìm vùng đất hứa, chúng ta phải nhổ neo và lên đường. Nhất là khi chúng ta còn trẻ, còn sức lực, còn đam mê, còn phải tranh đua với nhân loại. Đôi khi, tôi rất bực mình khi nhìn tương lai của bao thế hệ đang bị lãng phí vì những tư duy nhỏ hẹp, nghèo hèn, thụ động của một bộ máy điều khiển không có can đảm để vứt bỏ rác rưởi và tiếp tục bám víu vào những thành tích xa xưa như cổ tích.
Bắt đầu vào việc cho một năm mới đối diện nhiều thử thách, tôi muốn gởi tặng mọi người một bài hát của Ashley Parker Angel, “Let You Go”.  Và một câu nói của C. Joybell,” Chúng ta có thể an toàn trong chiếc ao nhà; nhưng không rời bỏ nó, bạn sẽ không bao giờ cảm nhận cái thần kỳ của sông hồ hay đại dương. Đừng níu kéo vì hiện tại có thể chỉ là những cục tạ gông cùm buộc quanh chân bạn…“
Alan Phan